6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
1.4. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CỦA CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
Thứ nhất, quy mô khoản vay nhỏ nhƣng số lƣợng vay lớn. So với
việc cho vay KHDN, giá trị các khoản cho vay KHCN không lớn. Điều này một phần do giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từ trƣớc đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân, sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhƣng tổng quy mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn, do số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân lớn. Điều này gây khó khăn trong vấn đề quản lý các khoản vay và công tác thẩm định hồ sơ tín dụng trƣớc giải ngân. Ngoài ra với đặc thù Đắk Lắk là tỉnh có cây công nghiệp phát triển mạnh. Các khách hàng chủ yếu là hộ nông dân, vì vậy địa bàn quản lý khá rộng do mật độ dân cƣ thƣa thớt. Đây cũng là yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Thứ hai, yếu tố TSBĐ là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định cho vay cũng nhƣ đảm bảo khả năng thu hồi nợ, số lƣợng TSBĐ nhiều dẫn đến công tác quản trị rủi ro gặp khó khăn. TSBĐ của
KHCN thƣờng là tài sản của cá nhân đó với ngƣời đồng sở hữu, của hộ gia đình, hoặc của bên thứ ba. Vì vậy việc xác định pháp lý TSBĐ cực kỳ quan trọng và gây không ít khó khăn trong công tác quản trị rủi ro. Đặc biệt là tài sản của ―hộ gia đình‖, việc xác định các thành viên trong hộ gia đình trong hộ gia đình thƣờng gặp khó khăn. Điều này dẫn đến rủi ro trong việc thanh lý TSBĐ để thu hồi nợ.
Ngoài ra, các tài sản thế chấp hầu hết ở các huyện, về khoảng cách đến trụ sở chi nhánh Ngân hàng khoảng 30 – 80km, do vậy việc kiểm tra đánh giá tài sản định kỳ gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Các thông tin về nguồn thu nhập, mục đích sử dụng vốn vay,
thông tin về nhân thân, uy tín trả nợ,…vv thƣờng không đƣợc thu thập đầy đủ hoặc thu thập không chính xác. CVKH thƣờng thu thập thông tin thông qua phỏng vấn khách hàng, thông qua các mối quan hệ của khách hàng. Thông tin từ về lịch sử vay nợ thƣờng chỉ dựa vào thông tin CIC. Do vậy rất khó có thể thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định, điều này gây khó khăn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ tƣ, trong cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức.
Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của ngƣời đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng ―sức khỏe‖ tài chính của ngƣời đi vay, công việc làm ăn không tốt … ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực tài chính
của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan nhƣ hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.
Thứ năm, khả năng thích ứng với môi trƣờng khách quan của KHCN không cao. Đối với hộ kinh doanh cá thể, quy mô kinh doanh
nhỏ,tiềm lực tài chính thấp, trình độ chủ hộ kinh doanh còn hạn chế nên khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng không cao.
ẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Ngân hàng là ―xƣơng sống‖ của nền kinh tế, là cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức giúp ―điều hòa‖ dòng vốn trong nền kinh tế. Tín dụng là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng nhƣng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
Trong chƣơng này tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận của tín dụng, rủi ro tín dụng, nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng, vai trò của tín dụng đồng thời nêu rõ những đặc trƣng cơ bản trong cho vay khách hàng cá nhân ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng. Nêu rõ những yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng từ đó nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU
ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐẮ LẮ