6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.3.1. Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng
a) Nội dung công tác nhận dạng rủi ro tại LPB Đắk Lắk
Dựa vào quy trình cấp tín dụng công tác nhận dạng rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện trong suốt quá trình từ khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay đến khâu quản lý khoản vay, thu hồi vốn tín dụng.
Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng
+ Nhận diện rủi ro tín dụng qua xác định pháp lý trong việc nhận tài sản đảm bảo: Tài sản bảo đảm của khách hàng là tài sản của cá nhân hoặc
của hộ gia đình hoặc bảo lãnh bên thứ 3. Đối với tài sản bảo đảm là QSDĐ chủ quyền là ―hộ gia đình‖, việc xác định các thành viên trong ―hộ gia đình‖ tại thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ là cực kỳ quan trọng. Nếu xác định thiếu sẽ gây rủi ro trong việc thanh lý tài sản bảo đảm. Nhận thấy rủi ro này LPB Đắk Lắk đã chủ động yêu cầu khách hàng xác nhận nhân khẩu tại thời điểm cấp QSDĐ với cơ quan chứng năng. Một điểm hạn chế trong việc xác nhận nhân khẩu là chính cơ quan chức năng không thể xác định đƣợc tại thời điểm cấp QSDĐ ―hộ gia đình‖ đó có bao nhiêu thành viên? Có thể nói đây là một rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong việc cấp tín dụng KHCN. Ngoài ra việc nhận thế chấp tài sản đƣợc ủy quyền cũng mang nhiều rủi ro tiềm ẩn khi ngƣời ủy quyền chết làm vô hiệu hợp đồng ủy quyền. Đối với tài sản là bảo lãnh của bên thứ 3, khi khách hàng vay vốn phát sinh nợ xấu cần phải phát mãi tài sản bảo đảm để đảm bảo cho khoản vay thì khó thực hiện đƣợc do một số nguyên nhân nhƣ bên thứ 3 bất hợp tác, khách hàng vay đi khỏi nơi cƣ trú.
+ Nhận diện rủi ro tín dụng qua thẩm định thực tế: Thông qua việc
phỏng vấn khách hàng, ngƣời có liên quan, khảo sát tình hình thực tế địa phƣơng, tình hình khách hàng, và thông qua các mối quan hệ của khách hàng tại địa phƣơng giúp CVKH xác định đƣợc tính phù hợp trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, xác định rõ nguồn thu nhập và phƣơng án vay vốn từ đó nhận diện đƣợc các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Việc thẩm định thực tế đƣợc LPB Đắk Lắk thẩm định khá kỹ lƣỡng, qua đó phát hiện một số trƣờng hợp khách hàng giả mạo chứng từ, gian dối với CVKH trong việc thẩm định tài sản không phải là của họ để đƣợc giải quyết cho vay.
+ Nhận diện rủi ro tín dụng qua nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: LPB Đắk Lắk dựa vào thông tin CIC để xác định về uy tín
trả nợ của khách hàng trong quá khứ đối với khách hàng đã từng giao dịch với các tổ chức tín dụng. Ngoài ra LPB Đắk Lắk yêu cầu khách hàng sao kê lịch sử trả nợ vay tại các tổ chức tín dụng hiện đang quan hệ để thấy rõ uy tín trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng xuất hiện nợ quá hạn trong quá khứ LPB xác định rõ các nguyên nhân, các biến cố đã xảy ra với khách hàng nhận định khả năng phát triển trong tƣơng lai, và dự báo những tổn thất có thể xảy ra. Từ đó đƣa ra những quyết định về cho vay hay từ chối cho vay, hoặc cho vay ở mức độ nào thì phù hợp.
+ Nhận diện rủi ro tín dụng qua phân tích các hiểm họa: Thông qua
nghiên cứu môi trƣờng kinh tế, tài chính. Môi trƣờng khí hậu, thời tiết ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập của khách hàng. LPB Đắk Lắk cho vay chủ yếu khách hàng là hộ nông dân canh tác cà phê, hồ tiêu. Vì vậy vấn đề thời tiết và giá cả thị trƣờng đối với mặt hàng cà phê, hồ tiêu ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn trả nợ của khách hàng. Vì vậy LPB Đắk Lắk đƣa ra những định mức nhất định đối với việc cho vay chăm sóc cà phê, hồ tiêu. VD: Năm 2015 là năm hạn hán nhất đối với vùng tây nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk
nói riêng, vì vậy năng suất của cà phê, hồ tiêu sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này ảnh hƣởng lớn đến nguồn thu nhập của khách hàng có thu nhập từ nguồn này. Cho nên đối với các khoản vay khách hàng có dấu hiệu chậm trả nợ theo hợp đồng cần tìm hiểu nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp khắc phục nhƣ cơ cấu lại nợ vay…vv. Đối với các khoản vay mới cần cân nhắc kỹ lƣỡng mà quyết định mức cho vay phù hợp với nguồn trả nợ dự kiến sắp tới.
+ Nhận diện rủi ro qua công tác phê duyệt tín dụng. Sự rõ ràng các
chỉ tiêu, quy định phê duyệt tín dụng là cơ sở để nhận biết rủi ro trong quá trình phê duyệt tín dụng. Tại LPB Đắk Lắk mức phán quyết phê duyệt tín dụng đối với 1 khách hàng và nhóm ngƣời có liên quan là 1 tỷ đồng. Mức phán quyết có thể thay đổi từng thời kỳ nếu tỷ lệ nợ xấu có diễn biến xấu vƣợt quá 3% trên tổng dƣ nợ toàn chi nhánh. Đối với từng sản phẩm tín dụng sẽ có phân quyền về mức phán quyết riêng. VD: Đối với sản phẩm cho vay không có tài sản bảo đảm mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh là 50 triệu đồng, định kỳ 3 tháng hội sở sẽ rà soát lại các khoản vay đƣợc cấp trong sản phẩm cho vay không có tài sản bảo đảm tỷ lệ nợ quá hạn là bao nhiêu? Nếu tỷ lệ nợ quá hạn đối với sản phẩm cho vay không có tài sản bảo đảm vƣợt quá 3% trong toàn bộ dƣ nợ đối với sản phẩm đó thì hội sở sẽ cân nhắc việc hủy quyền phán quyết đối với Giám đốc chi nhánh cho sản phẩm đó.
Quản lý khoản vay sau giải ngân và thu hồi vốn tín dụng: Thực
hiện theo quy trình giám sát tín dụng sau giải ngân, nhận diện các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với các món vay đã cấp, từ đó đƣa ra những phƣơng án kiểm soát, đo lƣờng và tài trợ cho các rủi ro đó.
Nhận diện rủi ro qua việc kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay: Thực hiện kiểm
tra mục đích sử dụng vốn tối đa sau 10 ngày kể từ ngày giải ngân. Đối với các khoản vay ngắn hạn thực hiện kiểm tra định kỳ tình hình sản xuất kinh doanh
tối đa 3tháng/lần, đối với khoản vay trung dài hạn thực hiện kiểm tra định kỳ tối đa 06tháng/lần.
Nhận diện rủi ro qua việc kiểm tra, định giá lại tài sản bảo đảm đột xuất/định kỳ: Tối đa 06 tháng/lần đối với tài sản bảo đảm là động sản, tối đa
12 tháng/lần đối với tài sản bảo đảm là bất động sản. Việc định giá lại đƣợc thực hiện bởi CVKH và có sự kiểm soát của cán bộ lãnh đạo phòng hoặc Giám đốc chi nhánh.
Nhận diện rủi ro thông qua công tác rà soát, kiểm soát nội bộ, kiểm toán: Thông qua việc kiểm tra hồ sơ lƣu trữ để nhận diện các rủi ro có thể xảy
ra đối với việc cấp tín dụng.
Hàng tuần Phòng Khách hàng lập danh sách các khách hàng đến hạn kiểm tra sau giải ngân trong tuần kế tiếp. Sau khi kiểm tra thực tế các nội dung đã nêu ở trên Phòng khách hàng bàn giao các chứng từ, hồ sơ kiểm tra sau giải ngân cho Phòng Giám sát hoạt động để thực hiện lƣu trữ.
Hàng tuần, phối hợp nhiệm vụ giám sát công tác kiểm tra sau vay, ban GSKD&XLN thực hiện rà soát và đánh giá tính tuân thủ trong công tác cấp tín dụng, soát xét lại việc hạch toán cấp tín dụng trên hệ thống thông tin, đánh giá việc tuân thủ kết quả phê duyệt giải ngân, số tiền, lãi suất áp dụng, về thời điểm thực hiện giải ngân so với thời điểm nhận kết quản phê duyệt giải ngân…và việc tuân thủ các quy định hiện hành.
Nhận diện rủi ro qua việc kiểm tra định kỳ/đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng: Thông qua việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau giải ngân, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng định kỳ CVKH nhận diện đƣợc các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Đối với khoản vay ngắn hạn, định kỳ kiểm tra là không quá 03 tháng/lần. Đối với các khoản vay trung dài hạn, định kỳ kiểm tra là không quá 06 tháng/lần. Việc kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể đƣợc
thực hiện đột xuất khi có đoàn kiểm tra từ hội sở hoặc ngân hàng nhà nƣớc có yêu cầu.
b) Đánh giá công tác nhận dạng rủi ro tại LPB Đắk Lắk.
Ƣu điểm:
LPB Đắk Lắk nhận diện rủi ro trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay. Các dấu hiệu thƣờng đƣợc lƣu ý nhƣ:
+ Tình hình tài chính khách hàng bị giảm sút do thất nghiệp, đau ốm,… + Thị trƣờng giá cả thị trƣờng ảnh hƣởng đến nguồn tài chính khách hàng.
+ Khách hàng không hợp tác trong vấn đề kiểm tra đột xuất, định kỳ, có dấu hiệu không thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng tín dụng và các cam kết.
+ Giá trị tài sản có phần giảm sút so với giá trị thẩm định ban đầu. Tài sản không đƣợc định giá lại định kỳ theo quy định.
+ CVKH không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. + Các khoản vay không đƣợc giám sát, kiểm tra định kỳ.
Tồn tại khuyết điểm:
Từ dữ liệu nợ xấu và nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn ta nhận thấy rằng một số công tác nhận diện rủi ro còn chƣa đƣợc coi trọng. Vẫn tồn tại những yếu điểm sau:
+ CVKH chạy theo chỉ tiêu, thẩm định hồ sơ vay theo cảm tính, không thƣờng xuyên kiểm tra tình hình hoạt động và mục đích vay vốn sau giải ngân.
+ Đội ngũ CVKH còn non trẻ thiếu kinh nghiệm nên việc nhận dạng các rủi ro tín dụng chƣa đƣợc xâu sát, chƣa đánh giá đúng tình hình thực tế khách hàng vay dẫn đến cho vay vƣợt mức gây rủi ro tín dụng cho Ngân hàng hoặc từ chối cho vay một số khách hàng tốt.
+ Khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng hoặc cam kết với ngân hàng.
+ Chính sách cho vay của ngân hàng chƣa phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng về phân kỳ trả nợ.
+ Đạo đức nghề nghiệp một số CVKH và cấp phê duyệt không tốt.