Công tác tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

2.3.4. Công tác tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ bằng việc trích lập dự phòng rủi ro:

Hàng quý LPB Đắk Lắk thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng. Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Nợ nhóm 3, 4, 5 đƣợc xếp là nợ xấu.

Việc sử dụng dự phòng về bản chất có tác dụng làm sạch bản cân đối bằng nguồn tài chính của bản thân ngân hàng, sau khi khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro sẽ đƣợc hạch toán chuyển sang ngoại bảng để theo dõi và sử dụng các biện pháp thu nợ triệt để.

Tài trợ bằng việc phát mại TSBĐ để xử lý nợ xấu: Thực hiện theo

quy trình xử lý nợ xấu ban hành bởi khối pháp chế, trong đó Chi nhánh phối hợp với Ban giám sát kinh doanh và xử lý tại chi nhánh nợ thực hiện. Đối với các khoản nợ vay mất khả năng thanh toán, Ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để hoàn trả nợ vay. Ngân hàng gửi thông báo đến khách hàng về vấn đề xử lý tài sản đảm bảo thanh lý nợ vay. Xảy ra 2 trƣờng hợp thanh lý tài sản bảo đảm:

+ Đối với trƣờng hợp khách hàng hợp tác với Ngân hàng, bàn giao tài sản bảo đảm cho Ngân hàng xử lý thì Ngân hàng sẽ tiến hành gửi công ty thẩm định tài sản độc lập định giá TSBĐ, sau đó thay mặt khách hàng Ngân hàng ký hợp đồng đấu giá tài sản bảo đảm với công ty đấu giá tài sản độc lập.

+ Đối với trƣờng hợp khách hàng không chấp nhận bàn giao TSBĐ cho Ngân hàng xử lý thì Ngân hàng tiến hành khởi kiện đến tòa án nhân dân có

thẩm quyền.

Việc xử lý nợ xấu sẽ do cán bộ thuộc Ban giám sát kinh doanh và xử lý nợ trực tiếp thực hiện, CVKH phụ trách khoản vay có trách nhiệm phối hợp cùng Ban GSKD & XLN cung cấp hồ sơ và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện.

Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm: Các khoản vay có mua bảo hiểm

thì khi rủi ro xảy ra, ngân hàng là đơn vị thụ hƣởng phần đền bù của các công ty bảo hiểm, phần thu này sẽ đƣợc hạch toán để bù đắp rủi ro.

- Đối với các khoản vay thế chấp là ô tô, LPB yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô trong suốt thời gian vay.

- Bảo hiểm bảo an tín dụng chƣa đƣợc LPB Đắk Lắk chú trọng, hiện tại các khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm bảo an tín dụng chiếm tỷ lệ khoảng 30%.

- LPB Đắk Lắk chỉ áp dụng buộc khách hàng vay mua bảo hiểm bảo an tín dụng 100% cho khoản vay trong suốt thời gian vay đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm. Thực tế cho thấy rằng rủi ro trong cho vay tín dụng hƣu trí rất cao. Các khách hàng vay vốn có độ tuổi lớn nên có rủi ro cao (hầu

hết trong độ tuổi 50 – 70 tuổi). Trong năm 2015 phát sinh 35 khoản vay có khách hàng tử vong trong tổng số khoản vay không thế chấp tài sản bảo đảm là 4911, chiếm tỷ lệ khoảng 0.7%. Tuy nhiên các khoản vay đƣợc bảo hiểm chi trả bồi thƣờng là 33 khoản vay. Điều này cho thấy tầm quan trọng rất lớn trong việc áp dụng phƣơng pháp tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm.

Tài trợ rủi ro bằng việc bán nợ cho VAMC: Cũng giống nhƣ DPRR,

việc bán nợ cho VAMC về bản chất là làm sạch nợ trong bảng cân đối, Chi nhánh vẫn phải thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác để thu hồi nợ vay. Hiện tại LPB Đắk Lắk đã bán 3 món vay với dƣ nợ khoảng 5 tỷ đồng cho VAMC.

Đánh giá công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN tại LPB Đắk Lắk:

Ngoài việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và bán nợ cho VAMC các công tác tài trợ rủi ro khác tại LPB Đắk Lắk chƣa đƣợc chú trọng. Đặc biệt công tác khởi kiện chƣa đƣợc đẩy mạnh, gây mất thời gian và chi phí. Trình độ cán bộ tham gia việc xử lý nợ còn hạn chế.

Việc yêu cầu mua bảo hiểm bảo an tín dụng bắt buộc đối với khách hàng chỉ áp dụng cho khách hàng vay tín dụng hƣu trí, ngoài ra các khách hàng khác không đƣợc triển khai rộng rãi và chƣa có tín bắt buộc nên chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ.

ẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với việc tập trung phát triển bán lẻ, LPB Đắk Lắk có một lƣợng khách hàng cá nhân khá lớn (hơn 5000 kh, với hơn 500 tỷ đồng dư nợ, trung bình 1

khách hàng cho vay khoảng 100 triệu đồng), hơn nữa địa bàn quản lý khá

rộng. Điều này đã gây không ít khó khăn trong công tác quản lý sau cho vay của Ngân hàng.

Trong chƣơng này tác giả giới thiệu sơ lƣợt về LienVietPostBank và sự hình thành của LPB Đắk Lắk. Ngoài ra trọng tâm chƣơng này tác giả muốn đề cập các vấn đề sau:

- Tổng quan về kết quả hoạt động tín dụng KHCN. - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng KHCN.

- Nêu và đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN.

Nhìn chung dƣ nợ cho vay KHCN qua các năm tăng trƣởng khá tốt, tuy nhiên việc kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu chƣa thực sự hiệu quả. Mức dƣ nợ xấu sắp sỉ vƣợt ngƣỡng không an toàn (tỉ lệ nợ xấu đến cuối năm 2015 là 2,87%/tổng dư nợ cho vay KHCN). Công tác phục vụ quản trị rủi ro tín dụng

dƣờng nhƣ chỉ mang tính đối phó. Việc quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, đạo đức của CVKH, cán bộ phê duyệt trong công tác thẩm định trƣớc giải ngân, và quản lý nợ sau giải ngân.

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU

ĐIỆN LIÊN VIỆT– CHI NHÁNH ĐẮ LẮ 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Dự báo xu hƣớng hoạt động Ngân hàng trong thời gian tới

Môi trƣờng kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng 2015 có nhiều chuyển biến tích cực. Lãi suất cho vay tƣơng đối ổn định khá phù hợp với tình hình kinh tế, tỷ lệ nợ xấu có chiều hƣớng giảm. Dự báo sẽ tiếp tục cải thiện và phục hồi bền vững trong năm 2016, thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ tín dụng và rủi ro của các nhóm khách hàng tiếp tục xu hƣớng giảm. Các TCTD điều chỉnh kỳ vọng đối với tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận, huy động vốn và tín dụng về mức hợp lý hơn nhƣng vẫn cao hơn các mức kỳ vọng và tăng trƣởng thực tế của năm 2015.

Dự báo cho cả năm 2016, các TCTD kỳ vọng hầu hết các nhân tố khách quan sẽ có sự cải thiện rõ nét so với năm 2015. Bên cạnh các nhân tố thuộc về quản lý, điều hành của NHNN, các TCTD kỳ vọng ―Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD‖ và ―Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng‖ cũng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.

Mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng của TCTD trong năm 2016 đƣợc nhận định có xu hƣớng giảm rõ rệt so với năm 2015, trong đó giảm mạnh nhất ở nhóm khách hàng là TCKT và các TCTD khác. Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các TCTD nhận định rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng đang ở mức bình thƣờng (82,7%) và thấp (8,6%), chỉ có 8,6% TCTD nhận định rủi ro vẫn ở mức cao. Trong số các nhóm khách hàng, rủi ro của nhóm khách hàng là TCTD đƣợc đánh giá ở mức thấp nhất, sau đó đến nhóm khách

hàng là TCKT (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp nhà nƣớc), sau đó mới đến khách hàng cá nhân.

3.1.2. Phân quyền của LPB Hội sở đối với LPB Đắk Lắk trong công tác quản trị RRTD.

a) Phân quyền trong công tác phê duyệt cấp tín dụng

Căn cứ tình hình thực tế, về đặc thù vùng miền, về tỷ lệ nợ quá hạn, về năng lực điều hành của Giám đốc LPB Đắk Lắk mà Tổng giám đốc phân cấp mức phán quyết tín dụng đối với Giám đốc LPB Đắk Lắk.Việc phân cấp quyền phán quyết tại LPB Đắk Lắk đƣợc Tổng giám đốc LPB ban hành từng thời kỳ. Cụ thể nhƣ sau:

- Tổng Giám đốc LPB ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk hạn mức phê duyệt tín dụng cho 1 khách hàng thông thƣờng và ngƣời có liên quan là 1 tỷ đồng đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm và 50 triệu động đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm.

- Tổng Giám đốc LPB ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh Đắk Lắk đƣợc thay mặt LPB ký kết các văn bản, hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ,…các hồ sơ có liên quan trong công tác cho vay trong phạm vi đƣợc ủy quyền.

Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk đƣợc ủy quyền cho Phó giám đốc chi nhánh tối đa không quá 700 triệu đồng/1khách hàng và ngƣời có liên quan trong việc phê duyệt cấp tín dụng.

Ngoài ra Giám đốc chi nhánh Đắk Lắk đã ủy quyền cho Phó giám đốc chi nhánh đƣợc ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, và các văn bản liên quan trong công tác cho vay sau khi có phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền.

Đối với một số sản phẩm đặc thù riêng biệt thì Tổng giám đốc phân quyền theo sản phẩm. VD: Sản phẩm tín dụng hƣu trí, Tổng giám đốc phân

quyền cho Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk mức phán quyết cho vay không quá 300 triệu đồng.

Đối với các khách hàng thuộc đối tƣợng hạn chế cho vay, khách hàng và ngƣời có liên quan có tổng dƣ nợ vƣợt mức phán quyết tại chi nhánh LPB Đắk Lắk thì LPB Đắk Lắk trình lên cấp cao hơn có thẩm quyền.

Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk có trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc LPB về các nội dung đƣợc phân quyền. Hàng tháng LPB Đắk Lắk báo cáo về hội sở các hồ sơ cấp tín dụng trong hạn mức đƣợc phân quyền.

b) Phân quyền trong công tác xử lý nợ

Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc LPB Đắk Lắk đƣợc quyền ký các hồ sơ có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk có trách nhiệm giám sát cán bộ dƣới quyền trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đảm bảo cán bộ dƣới quyền thực hiện đúng các quy trình, quy định, quy chế trong công tác cho vay cũng nhƣ các công tác khác.

Khi phát hiện có dấu hiệu khách hàng trả chậm, CVKH đôn đốc khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng tín dụng. Trƣờng hợp cần thiết phải dùng biện pháp phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay thì LPB Đắk Lắk phải trình phƣơng án xử lý nợ lên Phòng giám sát tín dụng và xử lý nợ trực thuộc hội sở. Khi đƣợc cấp phê duyệt có thẩm quyền đồng ý phƣơng án khởi kiện. LPB Đắk Lắk thông qua cán bộ Ban giám sát kinh doanh và xử lý nợ trực thuộc hội sở tiến hành khởi kiện khách hàng vay.

3.1.3. Định hƣớng về hoạt động tín dụng của LPB Đắk Lắk

Thực hiện phát triển tín dụng theo định hƣớng của Ngân hàng Nhà Nƣớc và LPB trong cho vay khách hàng ƣu tiên nhƣ cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay cà phê, hồ tiêu, cho vay xuất khẩu…vv. Đặc biệt tập trung ƣu

tiên phát triển bán lẻ mang lại nhiều lợi ích trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng.

Phát triển dƣ nợ thần tốc nhƣng phải bền vững, mở rộng địa bàn hoạt động đến các huyện nhằm phát triển sản phẩm cho vay nông nghiệp nông thôn. Dự kiến trong năm 2016 LPB Đắk Lắk sẽ khai trƣơng 3 phòng giao dịch tại các huyện Krông Năng, Ea H’leo, Ea Kar.

Gia tăng vai trò của các bƣu cục bƣu điện trong phát triển tín dụng hƣu trí, đặc biệt mở rộng việc phát triển cho vay tín chấp cán bộ nhân viên thông qua hệ thống cục bƣu điện theo chủ trƣơng của LienVietPostBank.

Tập trung xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ nhằm đảm bảo nguồn tài chính sẵn sàng bù đắp các rủi ro có khả năng phát sinh, đảm bảo phản ánh đúng bản chất nợ theo thông tƣ 02 và 09 của Ngân hàng Nhà nƣớc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Kiểm soát chặc chẽ việc thực hiện quy trình, quy định. Phối hợp với LPB Hội sở xây dựng các sản phẩm phù hợp với đặc thù vùng miền. Ngoài ra thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI LPB CHI NHÁNH ĐẮK LẮK KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI LPB CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

3.2.1 Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Áp dụng phƣơng pháp check list để nhận dạng các rủi ro tín dụng KHCN tại LPB Đắk Lắk.

Qua phân tích các báo cáo kiểm soát nội bộ, kết quả kiểm tra của thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc, các bảng số liệu về dƣ nợ quá hạn qua các kỳ báo cáo từ năm 2013 đến năm 2015 và phân tích nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi

ro tín dụng tại LPB Đắk Lắk ta có bảng các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây RRTD sau:

Bảng 3.1: Các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây RRTD KHCN tại LPB Đắk Lắk

STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ xuất hiện Thấp T.bình Cao

I Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

1 Có dấu hiệu cho vay tín dụng đen 

2 Có dấu hiệu cho vay ké 

3 Có dấu hiệu đảo nợ 

4 Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tƣ tài sản dài

hạn 

5 Sử dụng vốn vay để phục vụ mục đích khác 

II hách hàng chƣa có ý thức trả nợ

1 Dấu hiệu thƣờng xuyên chây ỳ trong việc trả nợ

vay 

2

Dấu hiệu cản trở, gây khó khăn trong công tác kiểm tra định kỳ/kiểm tra đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh.

III Khách hàng gặp khó khăn về tài chính

1 Khách hàng bị mất việc 

2 Khách hàng/ngƣời đồng trách nhiệm bị đau ốm,

bệnh tật, hoặc bị chết. 

3 Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sản xuất,

kinh nghiệm của chủ HKD yếu kém 

4 Khách hàng làm ăn thua lỗ 

IV CVKH yếu kém về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

1 Đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách

hàng so với thực tế 

2

Đánh giá khách hàng chỉ qua thông tin do khách hàng cung cấp mà không chủ động tìm các nguồn thông tin khác nhau

3

Có dấu hiệu che dấu việc đảo nợ của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thƣờng xuyên và liên tục các khoản vay mới

4

Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.

V Khách hàng có chủ đích lừa đảo

1

Dấu hiệu khách hàng cố ý muốn chiếm đoạt tài sản ngân hàng bằng việc cung cấp thông tin sai lệch

VI Trị giá tài sản bảo đảm sụt giảm

1

Giá trị tài sản bảo đảm sụt giảm so với định giá ban đầu, khách hàng không hợp tác trong việc bổ sung thêm tài sản bảo đảm hoặc giảm dƣ nợ vay hiện tại.

VII Chính sách cho vay của Ngân hàng chƣa phù hợp

1 Chính sách cho vay của Ngân hàng chƣa phù hợp

với thị trƣờng đặc thù 

2 Các quy trình giám sát trƣớc và sau giải ngân hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 81)