Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 88 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

3.2.1 Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Áp dụng phƣơng pháp check list để nhận dạng các rủi ro tín dụng KHCN tại LPB Đắk Lắk.

Qua phân tích các báo cáo kiểm soát nội bộ, kết quả kiểm tra của thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc, các bảng số liệu về dƣ nợ quá hạn qua các kỳ báo cáo từ năm 2013 đến năm 2015 và phân tích nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi

ro tín dụng tại LPB Đắk Lắk ta có bảng các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây RRTD sau:

Bảng 3.1: Các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây RRTD KHCN tại LPB Đắk Lắk

STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ xuất hiện Thấp T.bình Cao

I Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

1 Có dấu hiệu cho vay tín dụng đen 

2 Có dấu hiệu cho vay ké 

3 Có dấu hiệu đảo nợ 

4 Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tƣ tài sản dài

hạn 

5 Sử dụng vốn vay để phục vụ mục đích khác 

II hách hàng chƣa có ý thức trả nợ

1 Dấu hiệu thƣờng xuyên chây ỳ trong việc trả nợ

vay 

2

Dấu hiệu cản trở, gây khó khăn trong công tác kiểm tra định kỳ/kiểm tra đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh.

III Khách hàng gặp khó khăn về tài chính

1 Khách hàng bị mất việc 

2 Khách hàng/ngƣời đồng trách nhiệm bị đau ốm,

bệnh tật, hoặc bị chết. 

3 Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sản xuất,

kinh nghiệm của chủ HKD yếu kém 

4 Khách hàng làm ăn thua lỗ 

IV CVKH yếu kém về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

1 Đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách

hàng so với thực tế 

2

Đánh giá khách hàng chỉ qua thông tin do khách hàng cung cấp mà không chủ động tìm các nguồn thông tin khác nhau

3

Có dấu hiệu che dấu việc đảo nợ của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thƣờng xuyên và liên tục các khoản vay mới

4

Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.

V Khách hàng có chủ đích lừa đảo

1

Dấu hiệu khách hàng cố ý muốn chiếm đoạt tài sản ngân hàng bằng việc cung cấp thông tin sai lệch

VI Trị giá tài sản bảo đảm sụt giảm

1

Giá trị tài sản bảo đảm sụt giảm so với định giá ban đầu, khách hàng không hợp tác trong việc bổ sung thêm tài sản bảo đảm hoặc giảm dƣ nợ vay hiện tại.

VII Chính sách cho vay của Ngân hàng chƣa phù hợp

1 Chính sách cho vay của Ngân hàng chƣa phù hợp

với thị trƣờng đặc thù 

2 Các quy trình giám sát trƣớc và sau giải ngân hiện tại chƣa đáp ứng quản trị rủi ro tín dụng 

VIII Pháp lý trong việc nhận tài sản bảo đảm còn lỏng lẻo

1

Nhận tài sản bảo đảm có quyền sở hữu là ―hộ gia đình‖ gặp nhiều rủi ro và khó khăn trong xử lý TSBĐ thu hồi nợ vay.

2

Khi nhận TSBĐ của bên thứ 3 đối với các hợp đồng ủy quyền, bảo lãnh phát sinh nhiều rủi ro trong xử lý TSBĐ.

IX Môi trƣờng kinh tế khách quan

1 Thị trƣờng giá cả ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập

khách hàng 

2 Những thay đổi từ chính sách Nhà nƣớc 

X Thiên tai, hạn hán

Từ các nguyên nhân gây nên RRTD đã nhận diện ở trên, với việc phân tích số liệu nợ quá hạn bình quân của LPB Đắk Lắk từ năm 2013 đến năm 2015 ta có bảng số liệu 3.2 phản ánh mức độ tác động của các nguyên nhân nợ quá hạn đến tình hình rủi ro tín dụng LPB Đắk Lắk, sau đó sắp xếp các loại nguyên nhân theo tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần.

Bảng 3.2: Dư nợ quá hạn KHCN bình quân qua các năm 2013 đến năm 2015 theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu.

STT Nguyên nhân nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn bình quân 3 năm (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH bình quân (%) Luỹ kế tỷ lệ NQH quân (%) 1 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích 4.6 23.75 23.75 2 Khách hàng chƣa có ý thức trả nợ 3.65 18.84 42.59 3 Khách hàng gặp khó khăn tài chính 2.82 14.56 57.15

4 CVKH yếu kém về chuyên môn,

đạo đức nghề nghiệp 2.61 13.47 70.62

5 Khách hàng có chủ đích lừa đảo 1.87 9.65 80.28 6 Trị giá tài sản bảo đảm sụt giảm 1.42 7.33 87.61 7 Chính sách cho vay của Ngân

hàng chƣa phù hợp 0.85 4.39 92.00

8 Pháp lý trong việc nhận tài sản

bảo đảm còn lỏng lẻo 0.8 4.13 96.13

9 Môi trƣờng kinh tế khách quan 0.45 2.32 98.45

Tại bảng 3.2, Dƣ nợ quá hạn bình quân 3 năm (2013 - 2015) đƣợc tính bằng tổng dƣ nợ quá hạn của 3 năm chia cho 3 và sắp xếp nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn từ cao đến thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân (%) đƣợc tính bằng dƣ nợ quá hạn theo từng nguyên nhân chia cho tổng dƣ nợ quá hạn của tất cả các nguyên nhân chủ yếu (10 nguyên nhân).

Để công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đƣợc tốt cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của KH và thị trƣờng. Để nhận biết và ƣớc lƣợng tác động của những dấu hiệu này, đòi hỏi CVKH có trình độ, nhạy bén và phải quan tâm theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thông qua công tác nhắc nợ, theo dõi nợ của khách hàng theo các dấu hiệu nhƣ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ chậm theo khế ƣớc nhận nợ để nhận biết RRTD và có biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu RRTD.

Có công tác dự báo diễn biến kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác động đến NH, KH vay vốn. Từ đó đƣa ra định hƣớng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro.

Tạo tính độc lập trong công tác phê duyệt tín dụng, sự rõ ràng các chỉ tiêu, quy định phê duyệt tín dụng là cơ sở để nhận biết rủi ro trong quá trình phê duyệt tín dụng.

Ngoài ra cần thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời cần đƣa ra các hình thức chế tài đối với cán bộ công nhân viên sai phạm gây thất thoát tài sản của Ngân hàng.

3.2.2. Công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng

Từ bảng 3.2 ta vẽ biểu đồ Pareto sau:

Hình 3.1: Biểu đồ Pareto

Từ biểu đồ pareto ta nhận thấy 10 nguyên nhân trọng yếu gây nên RRTD xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp nhƣ sau:

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích - Khách hàng chƣa có ý thức trả nợ

- Khách hàng gặp khó khăn trong tài chính

- CVKH yếu kém về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp - Khách hàng có chủ đích lừa đảo

- Trị giá tài sản bảo đảm sụt giảm

- Chính sách cho vay của ngân hàng chƣa phù hợp - Pháp lý trong việc nhận tài sản bảo đảm còn lỏng lẻo - Môi trƣờng kinh tế khách quan

- Thiên tai, hạn hán, lũ lụt…

cần đặc biệt chú trọng đến các nguyên nhân này. Tùy mỗi loại nguyên nhân cần đƣa ra các công cụ khác nhau để phòng trừ giảm thiểu RRTD.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đây là nguyên nhân gây nợ

quá hạn hầu nhƣ xuất hiện nhiều nhất ở các khoản vay hiện tại của LPB Đắk Lắk. Các dấu hiệu nhƣ khách hàng cho vay tín dụng đen, cho vay ké, dấu hiệu đảo nợ, hoặc dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tƣ tài sản dài hạn.

hách hàng chƣa có ý thức trả nợ: Khi đến hạn trả nợ khách hàng

thƣờng chây ỳ, trì hoãn việc trả nợ vay. Khách hàng không hợp tác khi CVKH đến kiểm tra định kỳ/đột xuất.

Khách hàng gặp khó khăn trong tài chính: Nguồn thu nhập của khách

hàng bị gián đoạn do các nguyên nhân nhƣ làm ăn thua lỗ, mất việc, ốm đau bệnh tật....Trình độ chuyên môn, quản lý của khách hàng còn nhiều hạn chế. Do vậy đôi lúc chƣa thích ứng nhanh với các biến động bất thƣờng của thị trƣờng.

CVKH yếu kém về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp: Về nhân sự tại

chi nhánh với đội ngũ cán bộ tƣơng đối khá trẻ, vì vậy chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác cho vay và quản lý nợ. Một số CVKH vì chạy theo chỉ tiêu mà cố ý làm sai lệch các thông tin về tình hình tài chính, nhân thân, TSBĐ của khách hàng.

Khách hàng có chủ đích lừa đảo: Một số khách hàng nhằm muốn chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng mà khai báo thông tin sai sự thật. Các thông tin về nguồn thu nhập, TSBĐ bị làm giả.

Để công tác đo lƣờng RRTD đƣợc thực hiện hiệu quả thì LPB cần hoàn thiện và điều chỉnh thƣờng xuyên bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng. LPB Đắk Lắk cần nghiêm túc trong công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng. Công tác thẩm định thực tế càng phải thực hiện nghiêm túc, các nguồn thông tin phải lấy từ nhiều chiều.

Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể áp dụng phƣơng pháp xác định giá trị rủi ro Var, phƣơng pháp ƣớc tính tổn thất tín dụng và phƣơng pháp trích lập dự phòng (R = max {0, (A - C)} x r) để xác định mức độ rủi ro tín dụng từ đó ngân hàng đƣa ra những biện pháp kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro và giám sát rủi ro.

3.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

a) Kiểm soát rủi ro theo các nguyên nhân gây ra RRTD chủ yếu:

- Kiểm soát nhóm nguyên nhân về “việc sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng”: Để kiểm soát tốt việc sử dụng vốn của khách hàng, CVKH

cần thẩm định thực tế thật kỹ càng, xem xét tính phù hợp của việc sử dụng vốn vay.

Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu vay mua bất động sản, CVKH cần xem xét tài sản khách hàng mua giá thị trƣờng nhƣ thế nào? Giá khách hàng mua là bao nhiêu? Độ chênh lệch có hợp lý không? Khách đã đặt cọc chƣa? Khách hàng đã sử dụng hết nguồn vốn tự có cho phƣơng án chƣa? Kiểm soát chặt chẽ qua lộ trình mua bán của khách hàng với ngƣời bán bất động sản. Khi có đầy đủ giấy đặt cọc, giấy nhận tiền của ngƣời bán chứng minh khách hàng đã sử dụng hết vốn tự có Ngân hàng sẽ giải ngân chuyển khoản phần còn lại cho ngƣời bán. Yêu cầu khách hàng bổ sung Quyền sử dụng đất đã sang tên cho khách hàng không quá 45 ngày kể từ ngày giải ngân.

CVKH cần phải thực hiện đúng quy trình sau giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng trong vòng 10 ngày kể từ ngày giải ngân. Lãnh đạo phòng, Giám đốc chi nhánh cần đôn đốc, giám sát chặc chẽ vấn đề kiểm tra sau giải ngân của CVKH.

Trong trƣờng hợp khách hàng đang có dƣ nợ tại các TCTD khác, cần xem xét các khoản vay đó đã sắp đến kỳ đáo hạn chƣa? Xem xét liệu có khả năng khách hàng dùng nguồn vốn vay của LPB Đắk Lắk để trả nợ cho các

khoản vay sắp đến hạn của TCTD khác?

- Kiểm soát nhóm nguyên nhân về “ý thức trả nợ của khách hàng”:

Để kiểm soát đƣợc việc khách hàng chƣa có ý thức trả nợ cần thẩm định kỹ nhân thân trƣớc khi quyết định cho vay. Qua việc phỏng vấn khách hàng vay, bạn bè, đối tác của khách hàng vay… CVKH biết đƣợc thái độ của khách hàng, uy tín của khách hàng ngoài ra còn biết đƣợc mục đích vay vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí…vv.

Khi thẩm định khách hàng, nếu khách hàng hiện đang có dƣ nợ ở các tổ chức tín dụng khác. CVKH cần thông qua sao kê lịch sử trả nợ vay tại các TCTD khách hàng đang vay hoặc thông qua thông tin CIC, hoặc thông qua các mối quan hệ của khách hàng để thấy đƣợc uy tín của khách hàng trong việc trả nợ vay.

Ràng buộc một số điều kiện đảm bảo việc kiểm tra sau vay cũng nhƣ kiểm soát đƣợc ý thức trả nợ của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng vay vốn mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua. Khi cấp giấy đăng ký xe bản sao để khách hàng lƣu hành thì chỉ cấp tối đa thời hạn lƣu hành không quá 03 tháng. Khi khách hàng yêu cầu cấp lại thì nhân tiện kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm. Trƣờng hợp khách hàng chây ỳ không thanh toán đầy đủ nợ vay thì không cấp lại bản sao giấy chứng nhận đăng ký xe cho khách hàng.

- Kiểm soát về nhóm nguyên nhân về “Khách hàng gặp khó khăn trong tài chính”: CVKH cần tìm hiểu kỹ về thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh

của các sản phẩm dịch vụ khách hàng cung cấp. Phân tích kỹ tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của khách hàng. Sau giải ngân cần kiểm tra hoạt động kinh doanh định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần để nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng, nếu có biến động phải có phƣơng án xử lý sớm nhằm giảm thiệt hại trong rủi ro tín dụng.

hàng xảy ra sự cố chậm trả lãi gốc cho Ngân hàng, CVKH cần đánh giá tình hình khả năng trả nợ trong tƣơng lai để có biện pháp cơ cấu lại nợ cho khách hàng hoặc có thể cho vay thêm để khách hàng vƣợt qua khó khăn. Trƣờng hợp khách hàng không còn khả năng tài chính thì cùng khách hàng tháo gỡ thông qua thanh lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vay.

- Kiểm soát nguyên nhân đến từ CVKH yếu kém trong chuyên môn và sa sút đạo đức nghề nghiệp: LPB cần phải thƣờng xuyên tổ chức các

khóa đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho CVKH.

Thƣờng xuyên đào tạo nội bộ thông qua việc kèm cặp những nhân sự mới. Nên có sự bổ sung xen kẽ những CVKH có nhiều kinh nghiệm với những CVKH mới đƣợc đào tạo cơ bản để ngƣời trƣớc truyền kinh nghiệm cho ngƣời sau. Định kỳ hàng tháng tổ chức các buổi chia sẽ kinh nghiệm trong công tác bán hàng. Bản thân các CVKH cũng phải thƣờng xuyên tự nâng cao kiến thức cho minh qua nghiên cứu sách báo, tài liệu liên quan.

LPB cần tạo thêm chế độ thƣởng phạt cũng nhƣ các quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi để tạo động lực, tăng tinh thần làm việc.

Ngoài ra cấp quản lý cần theo dõi và hỗ trợ cán bộ dƣới quyền trong công tác cấp tín dụng. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp chế tài đối với các trƣờng hợp vi phạm trong công tác tín dụng.

- Kiểm soát nhóm nguyên nhân về “Khách hàng có chủ đích lừa đảo”: Thông qua phỏng vấn khách hàng, các mối quan hệ của khách hàng và

thẩm định thực tế địa điểm kinh doanh cũng nhƣ sinh sống của khách hàng. Khi phỏng vấn khách hàng cần tách biệt phỏng vấn khách hàng và ngƣời đồng trả nợ nhằm phát hiện những che dấu nếu khách hàng có chủ ý lừa đảo.

CVKH cần thận trọng kiểm tra đối chiếu các thông tin khách hàng cung cấp với tình hình thực tế thẩm định. Kiểm tra đối chiếu các chứng từ do khách hàng cung cấp. Hỗ trợ khách hàng trong việc đi công chứng và đăng ký giao

dich bảo đảm. Đảm bảo các chứng từ bản chính phải do CVKH quản lý kể từ khi ký hợp đồng thế chấp tại phòng công chứng cho đến khi giải ngân nhằm giảm thiểu trƣờng hợp đánh tráo hồ sơ giả của khách hàng.

Đối với tài sản là bất động sản có hình dáng tƣơng đồng không có số nhà, không phân định rõ vị trí và có thể gây nhầm lần CVKH hoặc CV thẩm định tài sản cần thẩm định thông qua việc phỏng vấn các thửa đất liền kề,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 88 - 101)