MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. iến nghị với LienVietPostBank Hội sở

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu chiến lƣợc của LPB đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trƣởng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng và bảo đảm an toàn.

a) Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Đối với quy mô dƣ nợ từng chi nhánh, cần giao cho Giám đốc chi nhánh hạn mức phê duyệt tín dụng nhất định. Khi tỷ lệ nợ xấu vƣợt 3% trên tổng dƣ nợ thì cần xem xét lại hạn mức phê duyệt của Giám đốc chi nhánh. Hoặc xét trên từng khía cạnh sản phẩm, ngành nghề lĩnh vực cho vay mà giao mức phán quyết cho phù hợp. Đối với sản phẩm, ngành nghề lĩnh vực có mức độ

rủi ro cao (thể hiện ở tỉ lệ nợ xấu) thì hạ mức phán quyết phê duyệt của Giám đốc, đối với sản phẩm, ngành nghề lĩnh vực có mức rủi ro thấp thì phân quyền cho Giám đốc chi nhánh có mức phán quyết phê duyệt phù hợp.

Quy trách nhiệm cho CVKH và cấp phê duyệt nếu trong quá trình cho vay để xảy ra sai sót dẫn đến RRTD.

Một chính sách quản lý rủi ro bao gồm: nhận diện rủi ro, xác định hạn mức rủi ro, định lƣợng rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Nhận biết rủi

ro: Bƣớc đầu tiên để có một chính sách quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận

biết và xác định đƣợc các loại rủi ro mà LPB có thể gặp phải. Xác định hạn

mức rủi ro: Bộ phận quản lý rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho ngân

hàng, là mức rủi ro nhất định mà ngân hàng có thể chấp nhận. Hội đồng quản trị theo định kỳ có trách nhiệm xem xét lại và thông qua các hạn mức đó. Các mức này sau đó đƣợc thông báo tới toàn bộ cán bộ, nhân viên các bộ phận nghiệp vụ và ban điều hành. Ban điều hành chịu trách nhiệm đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ các hạn mức này. Có tỷ lệ thƣởng và phạt tính trên tổng số thấp hơn và lớn hơn tổng số vƣợt hạn mức đó. Ðịnh lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều hành xác định đƣợc rủi ro cần đƣợc ƣu tiên theo dõi và kiểm soát. Kiểm soát rủi ro: Rủi ro đƣợc kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ƣu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp. Tài trợ rủi ro: Phải có chính sách tài trợ cho từng nguyên nhân phát sinh rủi ro, đặc biệt cần chú trọng trong việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm bảo an tín dụng cho khoản vay và tích cực khởi kiện thu hồi các khoản nợ xấu.

b) Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ

Tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ với tinh thần nghiêm túc nhằm phát hiện nhanh những khoản vay có vấn đề, đồng thời giúp các nhà quản lý xác định đƣợc quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng có tuân thủ đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ hay không. Quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo đánh giá đƣợc tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với khoản vay.

Ðể công tác kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả cao thì cần phải: + Tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ cho hệ thống kiểm soát nội bộ; + Chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa kiểm soát nội bộ;

+ Ðổi mới cách thức kiểm soát và phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ kiểm soát.

c) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp tín dụng khách hàng là biện pháp đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua chỉ số đƣợc lƣợng hóa là một căn cứ để các cấp phê duyệt tín dụng tham khảo và trong quá trình phê duyệt cấp tín dụng tại Ngân hàng. Vì vậy, các tiêu chí trong bộ chỉ tiêu của chấm điểm xếp hạng tín dụng cần phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình kinh tế, vùng miền và tại các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, cần chấn chỉnh nghiêm túc công tác thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.

d) Hoàn thiện công tác xử lý nợ

LPB cần nâng cao hơn nữa công tác xử lý nợ xấu

Giao quyền cho Giám đốc chi nhánh trực tiếp đại diện Ngân hàng khởi kiện khách hàng về các khoản nợ xấu tại chi nhánh. Yêu cầu chi nhánh báo cáo thƣờng xuyên các khoản nợ xấu, tiến độ xử lý nợ, và những phát sinh vƣớng mắc (nếu có) về hội sở.

Giao cho Chi nhánh đƣợc chủ động lựa chọn các phƣơng án xử lý nợ xấu.

Ngoài ra, thƣờng xuyên đào tạo cán bộ chuyên xử lý nợ, phối hợp cùng chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu.

3.3.2. iến nghị với LienVietPostBank – Chi nhánh Đắk Lắk

a) Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên.

Tăng cƣờng hơn nữa công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ, nhân viên; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vụ việc, các vụ án. Ðồng thời, tăng cƣờng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ làm công tác nghiệp vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng và kiểm soát nội bộ và đội ngũ quản lý rủi ro bằng nhiều hình thức trong đó chú trọng hơn nữa công tác đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao năng lực quản trị ngân hàng của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhất là năng lực quản trị rủi ro tín dụng, đạo đức nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, LPB Đắk Lắk cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng. Có chính sách đào tạo, đào tạo lại và đãi ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến… đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định, quản lý rủi ro. Ban hành qui định liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong việc để xảy ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.

b) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng vay vốn

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bƣớc cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng phân tích và thời gian đƣa ra quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng

hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Để quản lý tốt RRTD, từ hội sở chính đến các chi nhánh cần sàng lọc lựa chọn khách hàng; nắm vững thông tin khách hàng vay vốn thông qua thẩm định, kiểm tra; thông tin từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn…; giám sát khách hàng việc sử dụng vốn vay và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng trên cơ sở đó tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá, chấm điểm xếp loại khách hàng để có quyết định cho vay.

Ngân hàng nên sử dụng có hiệu quả thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc (CIC); đồng thời, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tập hợp, thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng; kịp thời phát hiện những biểu hiện yếu kém của khách hàng từ đó hạn chế hoặc từ chối cho vay.

3.3.3. iến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc

Cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại LPB Đắk Lắk hiện chiếm tỉ trọng khá cao. Đặc biệt các khách hàng phân tán khắp các huyện. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với Ngân hàng. LPB Đắk Lắk mong muốn Ngân hàng nhà nƣớc cho phép LPB thành lập 3 phòng giao dịch tại các huyện Krông Năng, Ea H’leo, Ea Kar tỉnh Đắk Lắk.

NHNN cần nâng cao trách nhiệm của hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng Ngân hàng nhà nƣớc (CIC) trong việc nâng cấp thông tin kịp thời và chính xác; Giám sát chặt chẽ việc cung cấp thông tin tại các NHTM, nếu phát hiện sai sót trong việc cung cấp thông tin cần có những chế tài phù hợp.

Hỗ trợ các nguồn vốn chi phí giá rẻ cho LPB trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

ẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với định hƣớng tập trung bán lẻ, LPB hiện đang dẫn đầu về tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ KHCN. Trong đó, cho vay nông nghiệp nông thôn và cho vay tiêu dùng tín chấp dành cho cán bộ hƣu trí là hai thế mạnh hiện tại của Ngân hàng.

Trong chƣơng này, tác giả đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD KHCN, và đƣa ra một số kiến nghị đối với LPB nói chung và LPB Đắk Lắk nói riêng trong công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng KHCN tại LPB Đắk Lắk.

Mục tiêu sắp tới với kỳ vọng tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng KHCN tại LPB Đắk Lắk một cách bền vững, an toàn, hiệu quả. LPB Đắk Lắk cần quan tâm hơn nữa công tác quản lý RRTD.

ẾT LUẬN

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng Ngân hàng thƣơng mại, cùng với kinh nghiệm thực tiễn hoạt động lĩnh vực tín dụng Ngân hàng. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại LPB Đắk Lắk, bài viết đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Tìm hiểu lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM.

+ Phân tích đặc điểm của khách hàng cá nhân ảnh hƣởng đến RRTD + Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại LPB Đắk Lắk qua các năm 2013 – 2015.

+ Phân tích và đƣa ra giải pháp trong việc hoàn thiện quản trị RRTD tại LPB Đắk Lắk. Đồng thời đƣa ra một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, các Anh, Chị, Em đồng nghiệp. Qua đây, Em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy GS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn đã tận tình hƣớng dẫn Em hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU TH M HẢO Tiếng Việt:

[1] Nguyễn Tuấn Anh (2015), :Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ

kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Eakpam, Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh

doanh, Đại Học Đà Nẵng.

[2] Nguyễn An Khánh (2014), ―Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân

Đội – Chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh,

Đại Học Đà Nẵng

[3] Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (2014), Quy trình số 6908/2014/QT-LienVietPostBank ban hành ngày 20/11/2014, Quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng, tr 5-17.

[4] Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt – chi nhánh Đắk Lắk (2013, 2014, 2015), Sao kê tổng hợp dư nợ.

[5] Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (2015), Quy chế số 38/2015/QC- HĐQT, Quy chế quản lý rủi ro.

[6] Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (2014), Quy định số 6639/2014/QĐ-LienVietPostBank, Quy định giám sát tín dụng

[7] Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (2014), Quyết định số 2786/2013/QĐ-LienVietPostBank, Quy định hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh.

[8] NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

[9] NHNN Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, sửa đổi bổ sung Quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

[10] NHNN Việt Nam (2001), Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

[11] NHNN Việt Nam (2014), Thông tư số: 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[12] NHNN Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[13] Nguyễn Đình Tự (2005), Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại, “Tạp chí Ngân hàng”.

[14] Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[15] Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống Kê, Hà Nội.

[16] Nguyễn Thị Kim Sơn (2010), ―Các giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận

Tiếng Anh

[17] Peter S. Rose(2012), "Bank Management & Financial Services‖

Các website

[18] www.sbv.gov.vn

[19] www.tapchitaichinh.vn [20] www.cafef.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 101)