Dự báo xu hƣớng hoạt động Ngân hàng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 85 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

3.1.1. Dự báo xu hƣớng hoạt động Ngân hàng trong thời gian tới

Môi trƣờng kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng 2015 có nhiều chuyển biến tích cực. Lãi suất cho vay tƣơng đối ổn định khá phù hợp với tình hình kinh tế, tỷ lệ nợ xấu có chiều hƣớng giảm. Dự báo sẽ tiếp tục cải thiện và phục hồi bền vững trong năm 2016, thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ tín dụng và rủi ro của các nhóm khách hàng tiếp tục xu hƣớng giảm. Các TCTD điều chỉnh kỳ vọng đối với tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận, huy động vốn và tín dụng về mức hợp lý hơn nhƣng vẫn cao hơn các mức kỳ vọng và tăng trƣởng thực tế của năm 2015.

Dự báo cho cả năm 2016, các TCTD kỳ vọng hầu hết các nhân tố khách quan sẽ có sự cải thiện rõ nét so với năm 2015. Bên cạnh các nhân tố thuộc về quản lý, điều hành của NHNN, các TCTD kỳ vọng ―Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD‖ và ―Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng‖ cũng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.

Mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng của TCTD trong năm 2016 đƣợc nhận định có xu hƣớng giảm rõ rệt so với năm 2015, trong đó giảm mạnh nhất ở nhóm khách hàng là TCKT và các TCTD khác. Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các TCTD nhận định rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng đang ở mức bình thƣờng (82,7%) và thấp (8,6%), chỉ có 8,6% TCTD nhận định rủi ro vẫn ở mức cao. Trong số các nhóm khách hàng, rủi ro của nhóm khách hàng là TCTD đƣợc đánh giá ở mức thấp nhất, sau đó đến nhóm khách

hàng là TCKT (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp nhà nƣớc), sau đó mới đến khách hàng cá nhân.

3.1.2. Phân quyền của LPB Hội sở đối với LPB Đắk Lắk trong công tác quản trị RRTD.

a) Phân quyền trong công tác phê duyệt cấp tín dụng

Căn cứ tình hình thực tế, về đặc thù vùng miền, về tỷ lệ nợ quá hạn, về năng lực điều hành của Giám đốc LPB Đắk Lắk mà Tổng giám đốc phân cấp mức phán quyết tín dụng đối với Giám đốc LPB Đắk Lắk.Việc phân cấp quyền phán quyết tại LPB Đắk Lắk đƣợc Tổng giám đốc LPB ban hành từng thời kỳ. Cụ thể nhƣ sau:

- Tổng Giám đốc LPB ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk hạn mức phê duyệt tín dụng cho 1 khách hàng thông thƣờng và ngƣời có liên quan là 1 tỷ đồng đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm và 50 triệu động đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm.

- Tổng Giám đốc LPB ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh Đắk Lắk đƣợc thay mặt LPB ký kết các văn bản, hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ,…các hồ sơ có liên quan trong công tác cho vay trong phạm vi đƣợc ủy quyền.

Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk đƣợc ủy quyền cho Phó giám đốc chi nhánh tối đa không quá 700 triệu đồng/1khách hàng và ngƣời có liên quan trong việc phê duyệt cấp tín dụng.

Ngoài ra Giám đốc chi nhánh Đắk Lắk đã ủy quyền cho Phó giám đốc chi nhánh đƣợc ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, và các văn bản liên quan trong công tác cho vay sau khi có phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền.

Đối với một số sản phẩm đặc thù riêng biệt thì Tổng giám đốc phân quyền theo sản phẩm. VD: Sản phẩm tín dụng hƣu trí, Tổng giám đốc phân

quyền cho Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk mức phán quyết cho vay không quá 300 triệu đồng.

Đối với các khách hàng thuộc đối tƣợng hạn chế cho vay, khách hàng và ngƣời có liên quan có tổng dƣ nợ vƣợt mức phán quyết tại chi nhánh LPB Đắk Lắk thì LPB Đắk Lắk trình lên cấp cao hơn có thẩm quyền.

Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk có trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc LPB về các nội dung đƣợc phân quyền. Hàng tháng LPB Đắk Lắk báo cáo về hội sở các hồ sơ cấp tín dụng trong hạn mức đƣợc phân quyền.

b) Phân quyền trong công tác xử lý nợ

Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc LPB Đắk Lắk đƣợc quyền ký các hồ sơ có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Giám đốc chi nhánh LPB Đắk Lắk có trách nhiệm giám sát cán bộ dƣới quyền trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đảm bảo cán bộ dƣới quyền thực hiện đúng các quy trình, quy định, quy chế trong công tác cho vay cũng nhƣ các công tác khác.

Khi phát hiện có dấu hiệu khách hàng trả chậm, CVKH đôn đốc khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng tín dụng. Trƣờng hợp cần thiết phải dùng biện pháp phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay thì LPB Đắk Lắk phải trình phƣơng án xử lý nợ lên Phòng giám sát tín dụng và xử lý nợ trực thuộc hội sở. Khi đƣợc cấp phê duyệt có thẩm quyền đồng ý phƣơng án khởi kiện. LPB Đắk Lắk thông qua cán bộ Ban giám sát kinh doanh và xử lý nợ trực thuộc hội sở tiến hành khởi kiện khách hàng vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk (Trang 85 - 87)