Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ pháp lý - kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai (giao đất, cho thuê

đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất). Luật xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng, xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch này.

Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo tổ chức tốt mọi hoạt động hàng ngày của người dân ởđô thị và nông thôn, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu về ăn ở, việc làm, chi phí, giải trí, thể thao, học tập, chữa bệnh và mọi nhu cầu khác của người dân. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn bảo đảm cho đất

đai được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ môi trường cảnh quan di tích và nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Trong quy hoạch sử dụng đất cần tính toán tổng hợp xem xét toàn bộ các vấn đề về kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết hài hoà các lợi ích trước mắt và lâu dài, cá thể - cộng đồng, cục bộ - lãnh thổ. Giải quyết tốt quy hoạch sử dụng đất là giải quyết được tổng thể các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Quy hoạch sử dụng đất được lập ở bốn cấp: cấp nhà nước (Trung ương), cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận thuộc thành phố) và cấp xã (phường, thị trấn).

22

Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là quá trình tác động không ngừng của cơ quan quản lý nhà nước để các mục tiêu và chỉ tiêu trong các tài liệu này được tuân thủ nghiêm minh, tự giác chấp hành và đạt được bởi cả cơ quan quản lý và đối tượng quản lý với chi phí thấp nhất. Điều này hàm ý rằng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai phải đạt được tính hiệu lực, hiệu quả và phù hợp trong quản lý.

Tính hiệu lực của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là sự phản ánh mức độ hiệu lực là hiệu năng của các quyết định quản lý hành chính, là việc tuân thủ nghiên túc và tự giác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Tính hiệu quả của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả hay lợi ích xã hội thu được so với chi phí bỏ ra

để quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Lợi ích xã hội nhận được từ quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính là nâng cao giá trị sản phẩm biên của đất sau khi thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giảm diện tích đất lãng phí ít hơn, phân bố lại sản xuất và dân cư hợp lý thuận tiện hơn tiết kiệm chi phí sản xuất và sinh hoạt, tăng thu cho ngân sách từ khai thác diện tích đất chưa sử dụng và đầu tư cơ sở hạ tầng, giữ và tăng cường vốn rừng...Chi phí quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên quan tới chi phí hoạch định và thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chi phí đền bù, di dời, giải tỏa, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng,...

Tính phù hợp trong quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phản ánh sự thích ứng và tương thích của các mục tiêu và chi tiêu quy hoạch, kế hoạch với yêu cầu thực tế của thị trường đất đai ở đây.

Các tiêu chí phản ánh

- Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp nắm được thông tin quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

23

- Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp tham gia vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tiếp cận tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (1: tiếp cận dễ

dàng; 5: không thể tiếp cận).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)