Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Gia

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Gia

XÃ GIA NGHĨA ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Gia Nghĩa đến năm 2020 Gia Nghĩa đến năm 2020

a. Định hướng phát trin

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998); Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 (Quyết định số

1942/QĐ-TTg ngày 22/10/2013); Quy hoạch chung thị xã Gia Nghĩa đến 2025 và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Gia Nghĩa đến năm 2020 (Quyết định số 184/QĐ-UBND, ngày 30/1/2008 của UBND tỉnh Đắk Nông), chính quyền thị xã thuê đơn vị tư vấn JINA Hàn Quốc là đơn vị có kinh nghiệm quy hoạch thành phố Hà Nội để tiến hành nghiên cứu lập “Quy hoạch

đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050” trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thị xã Gia Nghĩa định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo như sau: - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tích cực thu thút đầu tư, phát huy tiềm năng thế mạnh đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững. Nâng cao hơn nữa vai trò và đóng góp của thị xã vào quá trình phát triển của tỉnh và của vùng.

80

xã là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh ngang tầm với các đô thị

trong vùng. Khai thác tối đa và có hiệu quả nội lực, thu hút ngoại lực để đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị hoá. Ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, coi phát triển dịch vụ là lĩnh vực đột phá, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa.

- Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ

và quản lý, đội ngũ các doanh nhân, đáp ứng yêu cầu càng cao của xã hội. - Tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển khoa học, công nghệ tạo nền tảng cho phát triển lâu dài và bền vững.

- Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thu hẹp sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa nội thành và ngoại thành.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; hướng đến năm 2020, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của thị xã chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ - du lịch.

- Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội thông qua đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, đổi mới cơ chế chính sách quản lý thu hút đầu tư, mở rộng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp và dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực. Chăm lo giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

81

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường lâu dài, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

b. Mc tiêu tng quát

Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực; bảo đảm cho nền kinh tế thị xã tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Xây dựng thị xã Gia Nghĩa trở thành đô thị loại 3 có kinh tế phát triển nhanh và bền vững, có ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp phát triển, có kết cấu hạ

tầng đồng bộ, hệ thống giáo dục - đào tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, trở thành đô thị văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện, môi trường bền vững.

c. Mc tiêu c th V kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân: 20,8%/năm; giai đoạn 2016-2020: 18%/năm.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Đến năm 2015: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản 6,61%; công nghiệp - xây dựng 34,14% và dịch vụ 59,25%

+ Đến năm 2020: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản 3,3%; công nghiệp - xây dựng 30,5% và dịch vụ 66,2%.

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 35,7 triệu đồng/năm (tương đương 1.300 USD), đến năm 2020 đạt 49 triệu đồng/năm (tương

đương 2.500 USD)

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 19,64%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 19%/năm.

V văn hóa, xã hi

- Dân số đến năm 2015: 69,17 nghìn người và đến năm 2020: 146 nghìn người.

82

2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 dưới 2%, đến năm 2020 còn dưới 1%. - Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 2.500 - 3.000 người. - Lao động được đào tạo nghề đến năm 2015 trên 70% và đến năm 2020 đạt 85%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thịđến 2020 giảm xuống còn 2,5%.

- Phấn đấu đến hết 2015, có 90 - 95% các trường đạt chuẩn quốc gia và

đến năm 2020 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2015 còn 15%; đến năm 2020 còn dưới 10%. Giữ vững tỷ lệ 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 90% gia đình văn hoá, 75% thôn, buôn, bon văn hoá, 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá; đến năm 2020 có 94- 95% gia đình văn hoá, 85 - 87% thôn, buôn, bon văn hoá, trên 96% cơ quan,

đơn vịđạt chuẩn văn hoá.

V môi trường

- Đến năm 2015: Tỷ lệ che phủ rừng: 40,5%; Tỷ lệ hộ dân cư được sử

dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 97%; Tỷ lệ rác và chất thải rắn được thu gom và xử lý: 85-90%; Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý: 70%; đảm bảo 100% các cơ sở y tế, trên 90% cơ sở sản xuất có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ che phủ rừng: 45%; Tỷ lệ hộ dân cư được sử

dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 99%; Tỷ lệ rác và chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt trên 95%; Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý đạt trên 80%; trên 95% cơ sở sản xuất có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

d. Các nhim v ch yếu

83

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ, xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, nâng cấp các chợ. Phấn đấu đến năm 2020, cải tạo nâng cấp 1 chợ đạt tiêu chuẩn loại 1; 3 chợ loại 2 và 5 chợ loại 3.

Tạo bước chuyển biến mạnh cho khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Khai thác có hiệu quả

lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 15,7%, giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 15%.

Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông ngày một hiện đại đồng bộ

nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Phát triển các hoạt động tài chính, tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn.

- Đầu tư nâng cp kết cu h tng; phát trin đô th:

+ Giao thông

Phát triển mạng lưới giao thông nội thị gắn với tổng thể mạng lưới giao thông cả tỉnh. Cải tạo, nâng cấp hệ thống các công trình giao thông trên địa bàn vào đúng cấp bậc quy định.

Đa dạng hóa vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

đầu tư đường giao thông nông thôn, vỉa hè đường phố. + Thủy lợi

Khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có như: Hồ Trung tâm, Hồ thủy điện Đăk R’tih, Hồ Thiên Nga; nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng và các công trình trên kênh để phát huy hiệu quả công trình.

+ Mạng lưới cấp điện

Phát triển nguồn điện và lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực Đăk Nông đã được phê duyệt để

84

đáp ứng nhu cầu phụ tải và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Hoàn chỉnh mạng lưới phân phối điện cho toàn thị xã, bao gồm đường dây và trạm trung hạ thế theo quy định. Tập trung đầu tư lưới điện cho cụm công nghiệp, các khu du lịch và khu đô thị mới.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng theo tiêu chí đô thị loại 3 trước năm 2015 với tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 100%, tỷ lệ

ngõ phốđược chiếu sáng đạt 80%. + Cấp, thoát nước

Đầu tư đưa công suất cấp nước cho toàn thị xã đến năm 2020 lên 25.000m3/ngày đêm. Tiếp tục cải tạo và thay thế hệ thống cấp nước cũ, đẩy mạnh đầu tư mở rộng các tuyến ống mới; phấn đấu đến năm 2020 toàn bộ các khu dân cư trong thị xã đều có tuyến ống nước chính dẫn đến. Đảm bảo tỷ lệ

dân sốđược cấp nước máy đến năm 2015 là 95%, năm 2020 trên 98%. + Thông tin và truyền thông

Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại đồng bộ

rộng khắp, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển. Nâng cấp hệ thống tổng đài, tăng dung lượng và hiệu suất sử dụng các trạm chuyển mạch. Phát triển cả hai hình thức cáp nội hạt và vô tuyến, nâng cấp các trạm phát sóng vô tuyến để nâng cao chất lượng phủ sóng.

Phấn đấu đến năm 2020 có 85 điện thoại cốđịnh, 70 điện thoại di động, 40 thuê bao internet/100 dân.

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

đồng bộ. Đầu tư có trọng tâm, dứt điểm; kết hợp giữa đầu tư nâng cấp, cải tạo với duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác hạ tầng.

Ưu tiên phát triển hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch. Tranh thủ các nguồn vốn để tiếp tục nâng cấp một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kiên cố đường giao thông đô thị, nông thôn; nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi; phát triển hạ tầng viễn thông; cải tạo nâng cấp đồng bộ

85

lưới điện; phát triển, nâng cấp hệ thống thoát nước, cấp nước cho các khu đô thị và khu, cụm công nghiệp, khu dân cư; nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn, nước, khí thải.

- Nâng cao cht lượng, hiu qu sn xut nông nghip hàng hóa gn vi xây dng nông thôn mi:

+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị

trường. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ, tập trung đất trong sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Khuyến khích phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu; phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp; sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước để để nuôi trồng thủy sản, chú trọng mở rộng diện tích nuôi thâm canh; quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững cả rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

+ Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bộ theo chuẩn nông thôn mới.

- Phát triển đa dạng các lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ; chú trọng hỗ trợ phát triển "thương mại điện tử" và một số lĩnh vực dịch vụ hiện đại. Tạo điều kiện phát triển thị trường bảo hiểm, chứng khoán, khoa học công nghệ, sức lao động. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị và chợ. Khai thác tiềm năng du lịch và các khu du lịch nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử.

3.1.2. Tiềm năng đất đai

Đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ xác định nhằm định hướng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử

86

kinh tế - xã hội của vùng. Để đáp ứng được mục tiêu, phương hướng chung của thị xã, với định hướng phát triển lâu dài và bền vững; theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy tiềm năng đất đai của thị xã nằm ngay bên trong diện tích các loại đất đang sử

dụng và được thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng như khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

a. Tim năng đất đai để phc v sn xut nông, lâm nghip

Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp: diện tích mở rộng đất sản xuất không còn nhiều (đất bằng chưa sử là 400 ha nhưng phân tán nhỏ lẻ, chất lượng kém). Hướng chính là đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hình thành những khu, vùng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá bền vững.

- Đất lâm nghiệp: diện tích đất rừng hiện có 4.840 ha, cơ bản đã được giao cho các chủ sử dụng. Ngoài ra, Gia Nghĩa còn khoảng 200ha đất đồi núi trọc chưa có rừng có thể khai thác để phát triển trồng rừng, tuy nhiên loại đất này nằm phân tán rải rác ở vùng cao, vùng xa, độ dốc lớn, tầng phủ ít, mặt khác do

đất đã bị rửa trôi, xói mòn, nên việc khai thác đưa vào sử dụng gặp khó khăn, vì vậy đòi hỏi phải có đầu tư lớn mới có khả năng khai thác hết loại đất này. Hướng khai thác, phát triển lâm nghiệp là trồng rừng phòng hộ vùng núi đất cao, bảo vệ

các diện tích rừng hiện có và trồng bổ sung nhằm phục hồi rừng theo hướng nguyên sinh, kết hợp với mục đích du lịch sinh thái. Phát triển rừng sản xuất ở

những địa bàn thuận lợi, tăng cường trồng cây phân tán, phát triển vành đai xanh quanh các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới để cải thiện môi trường.

87

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: tiềm năng phát triển đất nuôi trồng thuỷ sản của thị xã không còn nhiều; diện tích ao, hồ hiện có đang bị thu hẹp do quá trình đô thị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)