7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Nâng cao trình độ nhận thức
Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng cho ngƣời lao động còn có nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động.
Nhận thức của ngƣời lao động đƣợc coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực. [17, tr.268]
Nâng cao nhận thức là quá trình làm tăng mức độ sự hiểu biết về chính
trị, xã hội, tính tự giác, tính kỷ luật, thái độ, tác phong lao động, tinh thần
Nhận thức của ngƣời lao động đƣợc biểu hiện qua hành vi và thái độ của họ [7, tr. 265]. Trong đó, thái độ còn đƣợc xem là nhân tố tạo nên sự khác biệt mang tính đột phá của mỗi cá nhân để đạt thành công trong sự nghiệp.
Cùng một công việc song ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhƣng có thể có kết quả thấp hơn ngƣời có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thấp. Đó là do nhận thức mỗi ngƣời khác nhau, do động cơ đƣợc giải quyết hay không đƣợc giải quyết, do tầm quan trọng của việc phải làm. Từ đó, dẫn đến hành vi, thái độ làm việc của ngƣời này khác ngƣời kia.
Vì vậy, để nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động tổ chức cần phải có biện pháp nhƣ: Tiến hành đào tạo, sử dụng các chính sách kích thích tính tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc… của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, bản thân ngƣời lao động cũng cần phải luôn không ngừng rèn luyện và tự học hỏi để nâng cao nhận thức.
1.3. NH N TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PH T TRIỂN NN 1.3.1. Điều kiện tự nhiên
- Nhân tố môi trƣờng tự nhiên đó là vị trí địa lý, quy mô diện tích đất đai, trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản của một vùng kinh tế, một quốc gia. Các điều kiện nêu trên, nếu thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế và từ đó phát triển nguồn nhân lực dễ dàng hơn, ngƣợc lại sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Vị trí địa lý của một địa phƣơng, điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai rộng, màu mỡ, thiên nhiên ƣu đãi thì dễ dàng phát triển nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các khu công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ…. Là những điều kiện thuận lợi tạo đà phát triển nhanh nền kinh tế và nguồn nhân lực, để phục vụ cho nền kinh tế đó.
Tuy nhiên, nhân tố môi trƣờng tự nhiên cũng chỉ là điều kiện cần chứ không phải là yếu tố quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực nó còn chịu tác động của một số nhân tố khác.
1.3.2. Điều kiện xã hội
- Quy mô dân số và tốc độ rõ ràng là có ảnh hƣởng đến quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hƣởng trƣợc tiếp đến phát triển nguồn nhân lực. Lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất. Tăng trƣởng dân số thƣờng đƣợc xem là một nhân tố tích cực trong việc kích thích tăng trƣởng kinh tế. Một lực lƣợng lao động dồi dào có ý nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất nhiều. Ngƣợc lại, tốc độ tăng dân số cao có thể làm chậm tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
- Môi trƣờng giáo dục, y tế, thể thao….tốt sẽ làm tăng năng suất lao động tƣơng lai. Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì phát triển nguồn nhân lực còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con ngƣời liên quan đến môi trƣờng pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo đông lực để con ngƣời phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Vai trò của nguồn lao động chất xám lao động trí tuệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội. Để có đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao không có cách nào hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lƣợng của nguồn nhân lực.
- Truyền thống, tập quán, văn hóa là những đặc trƣng riêng về văn hóa xã hội của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia, chúng đƣợc tạo ra, giữ gìn và lƣu truyền cho đến hôm nay. Những đặc trƣng đó, nếu phù hợp với xã hội hiện tại sẽ là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Ngƣợc lại, nếu chung không phù hợp sẽ là lực cản đáng kể trong quá trình phát triển.
1.3.3. Điều kiện kinh tế
- Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đòi hỏi nguồn nhân lực tri thức phải phát triển theo để giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nguyên tắc liên tục ra đời với nguồn nhân lực đã quá già nua hay thiếu kiến thức kỹ năng thì không thể nào vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn từ đó có tác động đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trình độ phát triển kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển theo và ngƣợc lại.
- Cơ cấu kinh tế là sự phản ảnh số lƣợng, vị trí, tỷ trọng các khu vực, các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế. Theo quy luật phát triển, cơ cấu của một nền kinh tế đƣợc chia thành ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất khi nền kinh tế còn sơ khai chủ yếu là nông nghiệp, cơ cấu sẽ là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; thời kỳ thứ hai khi công nghiệp phát triển, nền kinh tế sẽ chuyển dịch sang cơ cấu sẽ là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến thời kỳ thứ ba nền kinh tế phát triển cao độ và chuyển sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong từng thời kỳ cơ cấu kinh tế quy định cơ cấu nguồn nhân lực, điều đó có nghĩa khi cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hƣớng nào, thì nguồn nhân lực sẽ phát triển tỷ lệ thuận theo chiều hƣớng đó.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật yêu cầu phải đồng bộ và đảm bảo quy mô. - Cơ sở hạ tầng xã hội là các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... nếu đồng bộ, quy mô phù hợp sẽ thích hợp cho sự phát triển.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, tác giả đƣa ra cơ sở lý luận về nhân lực, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Đầu tiên đó là một số khái niệm về nguồn nhân lực của các tác giả qua các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức. Tiếp theo, tác giả đƣa ra cơ sở lý luận về các nội dung phát triển nguồn nhân lực, trong đó, tập trung đi sâu vào khái niệm, mục đích và nội dung phát triển nguồn nhân lực nhƣ: xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực, nâng cao năng lực nguồn nhân lực (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, nhận thức) và tạo động lực thúc đẩy nguồn nhân lực. Và cuối cùng, tác giả đề cập đến các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực nhƣ: Các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong nền hành chính công của một số nƣớc phát triển trên thế giới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG T C PH T TRIỂN NGUỒN NH N ỰC TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK ẮK THỜI GIAN QUA
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CỤC THUẾ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PH T TRIỂN NGUỒN NH N ỰC
2.1.1. Đặc điểm về công tác tổ chức
a.Quá trình hình thành và phát triển
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đƣợc hợp nhất từ 3 tổ chức thu là Chi cục Thuế Công thƣơng nghiệp, Chi cục Thuế quốc doanh, Chi cục Thuế nông nghiệp kể từ ngày 01/10/1990. Từ đó đến nay, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, tích cực khắc phục khó khăn, nỗ lực, phấn đấu vƣơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nƣớc giao. Số thu ngân sách của tỉnh Đắk Lắk năm sau luôn tăng cao hơn năm trƣớc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và của tỉnh nhà.
b.Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế
Ngành Thuế là bộ phận cấu thành của Bộ máy Nhà nƣớc có tƣ cách pháp nhân thay mặt Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ quản lý Thuế bằng các hình thức và phƣơng pháp hoạt động nhất định. Hoạt động của cơ quan Thuế mang tính quyền lực và đƣợc đảm bảo bằng quyền lực nhà nƣớc. Đội ngũ cán bộ Thuế là những ngƣời làm trong công sở Thuế và đƣợc bố trí những nhiệm vụ phù hợp với trình độ đào tạo, đƣợc sử dụng quyền lực của Nhà nƣớc để thực thi công vụ trong các cơ quan Thuế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định.
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật. Cục Thuế có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác.
c.Bộ máy quản lý của Cục Thuế
Bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đƣợc thiết lập và phối hợp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cục Thuế đƣợc thể hiện ở sơ đồ 2.1.
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế
Nhìn vào sơ đồ ta thấy đứng đầu Ban lãnh đạo Cục bao gồm Cục Trƣởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục
ÃNH ĐẠO CỤC THUẾ Phòng TT và HT NNT Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh tra thuế Phòng Kiểm tra số 1 và số 2 Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kê khai và kế toán thuế Phòng QL nợ và CC nợ thuế Phòng Qlý thuế TNCN Phòng Tin học Phòng Tổng hợp NVDT Phòng HC quản trị - Tài vụ AC
Thuế trên địa bàn. Giúp việc cho Cục Trƣởng Cục Thuế có 03 Phó Cục trƣởng chịu trách nhiệm về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách, có 12 phòng nghiệp vụ chuyên môn tham mƣu, có 15 Chi cục Thuế trực thuộc hoạt động theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Mỗi đơn vị đều có Trƣởng, phó đơn vị điều hành, tham mƣu và chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng Cục Thuế về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Theo mô hình này, việc triển khai thực hiện công tác đào tạo và phát triển NNL đƣợc tiến hành thuận lợi trên cơ sở tham mƣu trực tiếp của Trƣởng phòng Tổ chức cán bộ dƣới sự chỉ đạo và ra quyết định của Cục Trƣởng Cục Thuế.
2.1.2. Đặc điểm các nguồn lực
a. Đặc điểm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong thời gian qua của Cục Thuế tƣơng đối ổn định. Tính đến tháng 12 năm 2015 tổng số lao động tại Cục Thuế có 139 ngƣời (Trong đó số lƣợng CBCC làm công tác chuyên môn là 132 ngƣời, số lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 7 ngƣời).
Nguồn nhân lực của Cục Thuế chủ yếu là những lao động đã có biên chế nhà nƣớc và đƣợc ngân sách nhà nƣớc trả lƣơng, các NNL chủ yếu có trình độ CMNV cao, tuổi đời của NNL đang có xu hƣớng trẻ hóa, tỷ lệ sử dụng lao động nam nữ khá cân bằng. Tình hình nguồn nhân lực của Cục Thuế qua các năm đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Cục Thuế qua các năm
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng số lao động 122 131 132
Trong đó:
- Lãnh đạo Cục
- Công chức trong biên chế - Lao động hợp đồng 3 111 8 3 117 11 4 117 11
So với các năm trước - + 9 + 1
Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy số lƣợng lao động công chức Thuế trong những thời gian qua ít có sự biến động, tƣơng đối ổn định. Số lao động tăng những năm gần đây là do tuyển dụng mới và luân chuyển cán bộ từ các Chi cục Thuế. Đặc điểm nổi bật của NNL tại Cục Thuế là các nhân lực thuộc biên chế nhà nƣớc, đƣợc biên chế nhà nƣớc trả lƣơng cho nên ngƣời lao động có tính gắn bó mật thiết với cơ quan. Điều đó có điều kiện thuận lợi cho đào tạo và phát triển NNL tại Cục Thuế.
Hiện tại, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk không chỉ chú trọng vào việc đào tạo và phát triển NNL sẵn có, mà còn chú trọng tới việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực mới, trong đó đa phần là đội ngũ nhân lực trẻ đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp đƣợc bổ sung hàng năm bằng tuyển dụng mới. Tình hình lao động của Cục Thuế qua các năm đƣợc minh họa bằng đồ thị ở hình 2.1.
0 20 40 60 80 100 120 140 Tổng số lao động Lãnh đạo Cục Biên chế Hợp đồng
Hình 2.1: Đồ thị minh họa tình hình lao động tại Cục Thuế qua các năm
Cục Thuế luôn không ngừng phấn đấu để kiến tạo một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, một đội ngũ giỏi, những cơ hội đƣợc đào tạo chuyên sâu và thăng tiến luôn rộng mở cho những cá nhân thật sự tâm huyết với tầm nhìn & sứ mệnh của ngành Thuế.
b.Đặc điểm nguồn lực tài chính của Cục Thuế
Hơn 23 năm hình thành và phát triển bắt đầu từ hợp nhất của 3 cơ quan thu ngân sách nhà nƣớc, là một đơn vị hành chính sự nghiệp, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk là một đơn vị thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh cho nên nguồn lực tài chính chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc và luôn đảm bảo cho các hoạt động của ngành Thuế trên địa bàn tỉnh. Nguồn lực tài chính của Cục Thuế đƣợc thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Nguồn lực tài chính của Cục Thuế qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền (tr.đ) Cơ cấu (%) Số tiền (tr.đ) Cơ cấu (%) Số tiền (tr.đ) Cơ cấu (%) Quỹ lƣơng 3.167 23,88 3.989 25,13 4.579 27,02 Quỹ phúc lợi 1.105 8,33 1.368 8,62 1.489 8,79 Quỹ khen thƣởng 1.089 8,21 1.354 8,53 1.487 8,77 Quỹ phát triển NNL 101 0,76 180 1,13 225 1,33 Nguồn lực TC khác 7.798 58,82 8.982 56,59 9.167 54,09 Tổng cộng 13.260 100 15.873 100 16.947 100 So với các năm - - +2.613 119,71 +1.074 106,77 Nguồn: Phòng Hành chính-Tài vụ-Ấn chỉ
Vì là một tổ chức thuộc bộ máy nhà nƣớc nên các hoạt động của Cục Thuế đƣợc NSNN chi trả. Nhìn vào bảng số liệu 2.4 ta thấy các nguồn lực tài chính của Cục Thuế tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn so với năm trƣớc. Tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu vào phân tích đặc điểm của quỹ phát triển nguồn nhân lực để đánh giá khả năng đầu tƣ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan. So với các nguồn lực tài chính khác thì Quỹ phát triển