7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Điều kiện xã hội
- Quy mô dân số và tốc độ rõ ràng là có ảnh hƣởng đến quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hƣởng trƣợc tiếp đến phát triển nguồn nhân lực. Lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất. Tăng trƣởng dân số thƣờng đƣợc xem là một nhân tố tích cực trong việc kích thích tăng trƣởng kinh tế. Một lực lƣợng lao động dồi dào có ý nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất nhiều. Ngƣợc lại, tốc độ tăng dân số cao có thể làm chậm tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
- Môi trƣờng giáo dục, y tế, thể thao….tốt sẽ làm tăng năng suất lao động tƣơng lai. Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì phát triển nguồn nhân lực còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con ngƣời liên quan đến môi trƣờng pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo đông lực để con ngƣời phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Vai trò của nguồn lao động chất xám lao động trí tuệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội. Để có đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao không có cách nào hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lƣợng của nguồn nhân lực.
- Truyền thống, tập quán, văn hóa là những đặc trƣng riêng về văn hóa xã hội của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia, chúng đƣợc tạo ra, giữ gìn và lƣu truyền cho đến hôm nay. Những đặc trƣng đó, nếu phù hợp với xã hội hiện tại sẽ là nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Ngƣợc lại, nếu chung không phù hợp sẽ là lực cản đáng kể trong quá trình phát triển.