8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm
Thực phẩm : là sản phẩm mà con ngƣời ăn, uống ở dạng tƣơi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng nhƣ dƣợc phẩm [19].
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống : uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể [19].
Thức ăn đƣờng phố : là thực phẩm đƣợc chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế đƣợc thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đƣờng phố, nơi công cộng hoặc những nơi tƣơng tự [19].
Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm [2]:
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lƣơng Nông (FAO) và Tổ chức y tế thế giới (WHO, 2000) :
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng ngƣời sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe ngƣời sử dụng.
Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả đƣợc bản chất của vấn đề nhƣng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm đƣợc ý nghĩa trong quản lý nhà nƣớc, một khái niệm khác đƣợc chấp nhận hơn cả là:
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con ngƣời, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép.
Theo Luật ATTP (2010) có nêu : Vệ sinh an toàn thực phẩm hay An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con ngƣời [19].
Khái niệm Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Quản lý nhà nƣớc là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội [14].
Quản lý hành chính nhà nƣớc (nói tắt là quản lý nhà nƣớc) là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nƣớc, của các cơ quan nhà nƣớc khác và các tổ chức đƣợc nhà nƣớc ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc diễn ra trong lĩnh vực hành pháp, đƣợc thực hiện ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nƣớc [14].
Ở một khái niệm khác có nêu : QLNN là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nƣớc chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nƣớc [15].
Quản lý nhà nƣớc có thể phân thành: Quản lý nhà nƣớc trung ƣơng và quản lý nhà nƣớc địa phƣơng [14], [15]:
Quản lý nhà nƣớc Trung ƣơng là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của cơ quan quản lý cấp trung ƣơng lên các mặt của đời sống xã hội nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Đây là quản lý mang tính quyền lực cao nhất, làm cơ sở cho quản lý nhà nƣớc địa phƣơng thực hiện theo.
khai thực hiện các quy định do cơ quan quản lý cấp trung ƣơng ban hành, đồng thời ban hành các văn bản quy định về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động cần quản lý theo thẩm quyền sao cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Về khái niệm QLNN về VSATTP, hiện nay chƣa có một khái niệm chuẩn. Tuy nhiên, qua một số luận văn, đề tài nghiên cứu có nêu [16], [36]:
Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm là việc nhà nƣớc thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm là quản lý theo ngành do nhiều cơ quan thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý nhà nƣớc về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nƣớc thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nƣớc sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và ngƣời tiêu dùng trên cả nƣớc nhằm định hƣớng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP.
Quản lý nhà nƣớc về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học...
Từ các khái niệm về QLNN, các khái niệm nghiên cứu về VSATTP, tác giả có cái nhìn khái quát đề xuất khái niệm về QLNN về VSATTP: những hoạt động điều hành của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực VSATTP, dựa trên cơ sở các quy định pháp luật và thực thi pháp luật nhà nƣớc nhằm
thực hiện chức năng, tổ chức, quản lý, điều hành trong lĩnh vực VSATTP. Theo đó pháp luật có quy định công tác quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại Điều 61 của Luật An toàn thực phẩm, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm, trong đó Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện QLNN về VSATTP, các Bộ Công thƣơng, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc phân công.
1.1.2. Vai trò quản lý n à nƣớc về VSATTP
Nhƣ chúng ta biết, trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang là vấn đề nóng, diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại nhiều đến tính mạng con ngƣời và tiền của. Trƣớc những diễn biến đó thì vai trò quản lý của nhà nƣớc về VSATTP đặc biệt quan trọng góp phần ngăn chặn thực phẩm bẩn gây thiệt hại về ngƣời và thiệt hại về kinh tế, góp phần ổn định, phát triển nền kinh tế đất nƣớc theo hƣớng bền vững. Điều đó thể hiện những điểm cơ bản:
Quá trình từ sản xuất sản phẩm đến tiêu dùng sản phẩm thì nhà nƣớc không trực tiếp tham gia vào bất cứ khâu nào nhƣng với cƣơng vị là cơ quan quản lý, nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi thực phẩm đó, làm thế nào để chuỗi thực phẩm vận hành đảm bảo an toàn để đến với ngƣời tiêu dùng là sản phẩm sạch; trong cƣơng vị đó nhà nƣớc thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến VSATTP để hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh có định hƣớng để cung cấp thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thông qua các văn bản chính sách, nhà nƣớc cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp chính quyền tham gia vào công tác quản lý, tránh chồng chéo, đùn đầy nhiệm vụ đảm bảo VSATTP.
Nhà nƣớc thông qua tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng về thực hành VSATTP từ đó thay đổi nhận thức, hành vi, tập quán, xây dựng ý thức tự giác ngƣời sản xuất, kinh doanh, ngƣời tiêu dùng góp phần đảm bảo VSATTP.
Hoạt động QLNN nói chung và QLNN về VSATTP nói riêng không thể thiếu công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ở mọi thời điểm, cơ quan quản lý nhà nƣớc tăng cƣờng hoạt động này trong quản lý VSATTP đối với cơ sở sản xuất, từ đó thông tin đến ngƣời tiêu dùng những cơ sở vi phạm tạo niềm tin đối với ngƣời tiêu dùng, giúp cho ngƣời tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên thị trƣờng. Đồng thời, làm cho bộ máy quản lý nhà nƣớc trong đó có quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm càng chặt chẽ hơn. Thông qua các cuộc kiểm tra có thể theo dõi, thống kê cung cấp số liệu báo cáo giúp cơ quan quản lý kịp thời điều chỉnh các quy định pháp luật phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài các nội dung trên, còn có các nội dung khác liên quan, đáng chú ý nhƣ:
Trong nền kinh tế phát triển sôi động nhƣ hiện nay thì vai trò của quản lý nhà nƣớc về VSATTP giúp dẫn dắt và định hƣớng trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn… giúp tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ hay đảm bảo thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Định hƣớng cơ bản về công tác đảm bảo VSATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Lúc này, cơ quan nhà nƣớc là nơi tập hợp, đề xuất và ban hành các tiêu chuẩn này cho các tổ chức, cá nhân…
Vai trò của nhà nƣớc còn thể hiện ở chỗ đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tƣợng đầu tƣ dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tƣ phát triển trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Định hƣớng cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng chủ trƣơng chính sách đã đề ra.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỰC PHẨM
1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức về các quy định VSATTP định VSATTP
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức giáo dục pháp luật nói chung và các quy định quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng là một công việc quan trọng. Là việc chính quyền các cấp sử dụng những hình thức khác nhau tác động một cách có hệ thống và thƣờng xuyên đến ý thức của con ngƣời nhằm trang bị những kiến thức pháp lý, về các quy định quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định để từ đó phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hoạt động hình thức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức, thông qua nhiều kênh, nhiều biện pháp nhƣ: Thông qua phƣơng tiện đại chúng, mạng lƣới truyền thanh, phát hành tờ rơi, tổ chức hội thi, tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, cổ động trực quan bằng pano, áp phích, trên webside...
Hoạt động quản lý nhà nƣớc là triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức cần quan tâm đến các đối tƣợng quản lý cấp xã, phƣờng, đội ngũ làm công tác chuyên môn, các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngƣời tiêu dùng. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức hiệu quả và sát tình hình thực tế cần có đội ngũ báo cáo viên có kiến thức chuyên sâu, tài liệu đƣợc cập nhập đầy đủ thông tin; cần có kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền.
phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn, UBND các cấp với các ban ngành đoàn thể, mặt trận để có tuyên truyền sâu rộng trong từng đối tƣợng của các tổ chức.
* T êu í đán á
Để đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức cần xem xét : Đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức; số lƣợng đối tƣợng đƣợc tuyên truyền, phổ biến. Tổ chức tuyên truyền đảm bảo tính khoa học, tính kịp thời, chính xác với nội dung cần tuyên truyền. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức đến việc thay đổi hành vi, nhận thức, ý thức tự giác của các đối tƣợng đƣợc phổ biến.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý n à nƣớc về VSATTP
Bộ máy quản lý nhà nƣớc đều hƣớng đến một mục tiêu chung là thực thi quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhà nƣớc thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, các văn bản pháp quy khác. Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy để triển khai thực hiện những công việc thuộc về chức năng QLNN, nhằm đƣa chính sách pháp luật vào thực tiễn.
Bộ máy quản lý nhà nƣớc về VSATTP là sự kết hợp quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ. Có sự phân công phân cấp giữa các cơ quan này.
Theo Thông tƣ 13/2014/TTLT/BYT-BNNPTNT-BCT về thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nƣớc về VSATTP. Theo đó Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Bộ Công thƣơng tham gia quản lý VSATTP. Trong đó Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính. Đến cấp Thành phố, Tỉnh do Sở Y tế, Sở NN &PTNT, Sở công thƣơng, do Sở y tế chịu trách nhiệm chính.
Trong luận văn này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận Thanh Khê đối với ngành y tế. Do đó, quản lý nhà nƣớc về về sinh an toàn thực phẩm là UBND quận, phƣờng và có sự tƣơng ứng về các đơn vị quản lý trong bộ máy quản lý nhà nƣớc giữa chính quyền Trung ƣơng và chính quyền các cấp theo ngành dọc; đồng thời bộ phận chuyên môn tham mƣu giúp việc cho UBND quận đƣợc liên hệ theo Thông tƣ 51/2015/TTLT/BYT-BNV về Thông tƣ liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và Phòng y tế thuộc UBND Quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh. Trong đó Thông tƣ này nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND quận, huyện về lĩnh vực y tế trong đó có nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý trên địa bàn.
Phòng Y tế với trách nhiệm là cơ quan tham mƣu giúp việc cho UBND quận, huyện trong lĩnh vực VSATTP, đƣợc quy định:
Thứ nhất, chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đƣờng phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tƣợng theo phân cấp quản lý.
Thứ hai, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý VSATTP trên địa bàn.
Thứ ba, bố trí nguồn lực, tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Thứ tƣ, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý VSATTP, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với cộng đồng, ý thức của ngƣời tiêu dùng.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về VSATTP trên địa bàn quản lý.
Ngoài ra, tổ chức bộ máy quản lý triển khai thực hiện nhiệm vụ phải kết hợp hài hòa, đúng đắn các phƣơng pháp kinh tế, hành chính, giáo dục, tuyên truyền, động viên.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP đƣợc thành lập ở các cấp. Theo Chỉ thị 13 của Thủ tƣớng Chính phủ nhấn mạnh Chủ tịch Ủy ban