Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức về các quy định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC

1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức về các quy định

định VSATTP

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức giáo dục pháp luật nói chung và các quy định quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng là một cơng việc quan trọng. Là việc chính quyền các cấp sử dụng những hình thức khác nhau tác động một cách có hệ thống và thƣờng xuyên đến ý thức của con ngƣời nhằm trang bị những kiến thức pháp lý, về các quy định quản lý về vệ sinh an tồn thực phẩm nhất định để từ đó phịng ngừa, ngăn chặn tình trạng mất an tồn vệ sinh thực phẩm.

Hoạt động hình thức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức, thông qua nhiều kênh, nhiều biện pháp nhƣ: Thông qua phƣơng tiện đại chúng, mạng lƣới truyền thanh, phát hành tờ rơi, tổ chức hội thi, tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, cổ động trực quan bằng pano, áp phích, trên webside...

Hoạt động quản lý nhà nƣớc là triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức cần quan tâm đến các đối tƣợng quản lý cấp xã, phƣờng, đội ngũ làm công tác chuyên môn, các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngƣời tiêu dùng. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức hiệu quả và sát tình hình thực tế cần có đội ngũ báo cáo viên có kiến thức chuyên sâu, tài liệu đƣợc cập nhập đầy đủ thơng tin; cần có kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền.

phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn, UBND các cấp với các ban ngành đoàn thể, mặt trận để có tuyên truyền sâu rộng trong từng đối tƣợng của các tổ chức.

* T êu í đán á

Để đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức cần xem xét : Đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức; số lƣợng đối tƣợng đƣợc tuyên truyền, phổ biến. Tổ chức tuyên truyền đảm bảo tính khoa học, tính kịp thời, chính xác với nội dung cần tuyên truyền. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức đến việc thay đổi hành vi, nhận thức, ý thức tự giác của các đối tƣợng đƣợc phổ biến.

1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý n à nƣớc về VSATTP

Bộ máy quản lý nhà nƣớc đều hƣớng đến một mục tiêu chung là thực thi quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nhà nƣớc thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, các văn bản pháp quy khác. Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy để triển khai thực hiện những công việc thuộc về chức năng QLNN, nhằm đƣa chính sách pháp luật vào thực tiễn.

Bộ máy quản lý nhà nƣớc về VSATTP là sự kết hợp quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ. Có sự phân cơng phân cấp giữa các cơ quan này.

Theo Thông tƣ 13/2014/TTLT/BYT-BNNPTNT-BCT về thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nƣớc về VSATTP. Theo đó Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Bộ Công thƣơng tham gia quản lý VSATTP. Trong đó Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính. Đến cấp Thành phố, Tỉnh do Sở Y tế, Sở NN &PTNT, Sở công thƣơng, do Sở y tế chịu trách nhiệm chính.

Trong luận văn này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận Thanh Khê đối với ngành y tế. Do đó, quản lý nhà nƣớc về về sinh an toàn thực phẩm là UBND quận, phƣờng và có sự tƣơng ứng về các đơn vị quản lý trong bộ máy quản lý nhà nƣớc giữa chính quyền Trung ƣơng và chính quyền các cấp theo ngành dọc; đồng thời bộ phận chuyên môn tham mƣu giúp việc cho UBND quận đƣợc liên hệ theo Thông tƣ 51/2015/TTLT/BYT-BNV về Thông tƣ liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và Phòng y tế thuộc UBND Quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh. Trong đó Thơng tƣ này nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND quận, huyện về lĩnh vực y tế trong đó có nhiệm vụ quản lý an tồn thực phẩm theo phân cấp quản lý trên địa bàn.

Phòng Y tế với trách nhiệm là cơ quan tham mƣu giúp việc cho UBND quận, huyện trong lĩnh vực VSATTP, đƣợc quy định:

Thứ nhất, chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đƣờng phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tƣợng theo phân cấp quản lý.

Thứ hai, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý VSATTP trên địa bàn.

Thứ ba, bố trí nguồn lực, tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nhân lực cho cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm trên địa bàn.

Thứ tƣ, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý VSATTP, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với cộng đồng, ý thức của ngƣời tiêu dùng.

Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về VSATTP trên địa bàn quản lý.

Ngoài ra, tổ chức bộ máy quản lý triển khai thực hiện nhiệm vụ phải kết hợp hài hòa, đúng đắn các phƣơng pháp kinh tế, hành chính, giáo dục, tuyên truyền, động viên.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP đƣợc thành lập ở các cấp. Theo Chỉ thị 13 của Thủ tƣớng Chính phủ nhấn mạnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trƣởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phƣơng; chủ động tổ chức lực lƣợng, tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.

Mặt khác, theo phân cấp cơng tác quản lý VATTP, ngồi Phịng Y tế, phịng Kinh tế tham mƣu UBND theo dõi hoạt động VSATTP của ngành công thƣơng, nông lâm thủy sản; cùng với đó có sự tham gia của Trung tâm y tế quận là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở y tế, tham gia hoạt động chuyên môn đảm bảo VSATTP trên địa bàn quận, huyện. Hoạt động các cơ quan chuyên môn Quận tham gia cơ chế phối hợp về xây dựng đề án, chƣơng trình, kế hoạch; Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm; Phối hợp trong việc khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm; phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức; phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; Phối hợp giữa các cơ quan ở địa phƣơng trong việc thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thuộc Quận.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo :

Là một yếu tố vơ cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định tới chất lƣợng và hiệu quả của quản lý về VSATTP. Năng lực này thể hiện trƣớc hết ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham mƣu, tƣ vấn, ở phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp. Nếu đội ngũ này có trình độ chun mơn tốt sẽ đáp ứng đƣợc nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Cụ thể trong thời kỳ hiện nay công nghệ - khoa học

phát triển, ngƣời cán bộ phải có trình độ về cơng nghệ, kiến thức khoa học áp dụng vào thực tiễn nhiệm vụ chun mơn của mình.

Vì vậy nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo trong công tác quản lý VSATTP vững vàng chun mơn, chính trị, văn hóa, có đạo đức, lối sống trong sạch có trí tuệ, kiến thức… là một trong yếu tố chính trong việc thúc đẩy và bảo đảm ngành y tế nói chung và đối với vệ sinh an tồn thực phẩm nói riêng.

* T êu í đán á

Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về VSATTP; Trình độ chun mơn cán bộ làm công tác VSATTP trên địa bàn quận và tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; nguồn kinh phí hỗ trợ, số lƣợng cán bộ bố trí, số cơ quan tham gia cơng tác phối hợp; tinh thần trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc.

1.2.3. Cấp giấy chứng nhận ơ sở đủ đ ều VSATTP và giấy cam kết đảm bảo VSATTP

Theo Điều 2 Thông tƣ 47/2014/TT-BYT quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Cụ thể, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp GCN :

- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm định, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

- Nếu quá 60 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc thông báo hồ sơ không hợp lệ mà cơ sở khơng có phản hồi hay bổ sung, hồn chỉnh hồ sơ theo u cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ hủy hồ sơ.

- Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở. Trƣờng hợp ủy quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dƣới phải có văn bản ủy quyền.

- Đồn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan đƣợc ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập.

- Đoàn thẩm định cơ sở gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó tƣơng ứng phải có ít nhất 1 đến 2 thành viên làm cơng tác về an tồn thực phẩm.

- Trƣởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở. - Nội dung thẩm định cơ sở:

+ Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lƣu tại cơ sở theo quy định.

+ Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tƣ này.

- Cấp Giấy chứng nhận:

Trƣờng hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở; Trƣờng hợp cơ sở chƣa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện, biên bản phải ghi rõ nội dung và thời gian hồn thiện nhƣng khơng q 15 ngày. Đồn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hồn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trƣớc; Trƣờng hợp cơ sở khơng đủ điều kiện an tồn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phƣơng để giám sát và yêu cầu cơ sở không đƣợc hoạt động cho đến khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận.

Những cơ sở không đủ điều kiện cấp GCN về VSATTP đƣợc tiến hành ký cam kết với UBND phƣờng, theo quy định Điều 7 Thông tƣ 47/2014/TT- BYT: Trƣớc khi tổ chức hoạt động và định kỳ 3 năm, chủ cơ sở dịch vụ ăn uống phải cam kết bảo đảm ATTP với cơ quan quản lý đƣợc phân cấp.

Sau khi cấp giấy chứng nhận, ký giấy cam kết đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cơ quan quản lý tiến hành thanh, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo về VSATTP nếu có vi phạm thì xử lý.

Theo điều 5, Thông tƣ 47/2014/TT-BYT quy định về phân cấp cấp giấy chứng nhận quy định :

1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tƣ và Sở Kế hoạch Đầu tƣ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mơ kinh doanh dƣới 200 suất ăn/lần phục vụ.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phƣơng, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có thể điều chỉnh việc phân cấp cấp GCN đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.

- Cấp xã, phƣờng cho ký cam kết đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở chƣa đủ điều kiện đăng ký hoạt động kinh doanh, chƣa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

* T êu í đánh giá

cơ sở đủ điều kiện VSATTP, giấy cam kết đảm bảo VSATTP. Tỷ lệ cơ sở đƣợc cấp giấy chứng nhận; tỷ lệ cơ sở tham gia thực hiện ký giấy cam kết đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiến độ, thời gian, thủ tục cấp giấy chứng nhận, giấy cam kết.

1.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP và công tác xử lý vi phạm về VSATTP phạm về VSATTP

a. Công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP

Thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về VSATTP là một biện pháp quan trọng để đảm bảo việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, khắc phục ngăn ngừa những vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra nhằm mục đích, nhắc nhở, giáo dục, xử lý vi phạm đối với cơ sở, giúp cho việc thực thi pháp luật đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả; đồng thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong văn bản để đề nghị bổ sung, sửa đổi.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải đúng quy định về thủ tục, thời gian kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện sai phạm để xử lý nghiêm các vi phạm.

Theo Thông tƣ 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi của Bộ Y tế quy định :

* Đối tƣợng áp dụng trong đó có cơ sở KDDVAU, kinh doanh TAĐP; Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định thành lập; Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan…

* Về trách nhiệm, nội dung và hình thức kiểm tra:

- Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm: Cục An toàn thực phẩm; Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ƣơng; UBND huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trung tâm Y tế; UBND xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế, công an các cấp, đội quản lý thị trƣờng.

- Nội dung kiểm tra

Trong Thông tƣ 48 quy định rõ nội dung kiểm tra về VSATTP. Với phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ nêu về nội dung kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đƣờng phố đƣợc quy định tại mục 2 điều 6 của Thông tƣ 48: Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)