ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 44)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA

ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

2.1.1. Đ ều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội

a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý :

Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên 9,44 km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng). Ranh giới tự nhiên nhƣ sau: Phía Đông giáp quận Hải Châu; Phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu; Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ; Phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng. Quận Thanh Khê có 10 phƣờng, bao gồm: An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung.

Quận Thanh Khê có chiều dài đƣờng bờ biển 4,287km, với đặc điểm là bờ biển ngang nên thuận lợi cho việc khai thác các dịch vụ thủy sản, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng không, quận Thanh Khê giữ vị trí chiến lƣợc về quốc phòng - an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

- Về khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C, cao nhất tháng 6 (290C), thấp nhất tháng 2 (220C). Độ ẩm không khí trung bình hằng năm 83,4%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.355mm, cao nhất vào tháng 10 là 266mm, thấp nhất tháng 2 là 7mm. Khí hậu nơi đây là vùng chuyển tiếp đan

xen giữa khí hậu phía Bắc và khí hậu phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô (tháng 01 đến tháng 7) và mùa mƣa (từ tháng 8-12), thi thoảng có những đợt rét đông nhƣng không kéo dài. Do đó, việc kinh doanh buôn bán ngƣời dân ảnh hƣởng vào thời tiết khá lớn.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Quận Thanh Khê Đà Nẵng

(Nguồn :http://thanhkhe.danang.gov.vn/danh-muc?idcat=12514)

b. Đặc điểm điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội

- Điều kiện kinh tế:

Kinh tế Quận Thanh Khê giai đoạn 2011 - 2015 tăng trƣởng khá cao, cơ cấu kinh tế chủ yếu là thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, thủy sản đã làm thay đổi kinh tế của Quận, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 13,08%.

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế Quận Thanh Khê giai đoạn 2011-2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân thời kỳ GRDP-Giá so sánh 2010 (tỷ đồng) 17.383,78 19.920,94 22.947,62 23.862,80 28.420,37 Tốc độ tăng trƣởng (%) - 14.6 15.2 3.99 19.1 13.08

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014,2015 của Chi Cục thống kê Quận Thanh Khê)

Từ việc định hƣớng đúng cơ cấu phát triển kinh tế theo xu hƣớng chung của thành phố đã tạo cơ hội thu hút lao động vào các ngành kinh tế, trong đó ngành thƣơng mại - dịch vụ thu hút mạnh nhất, số lao động từ các ngành công nghiệp - xây dựng, thủy sản chuyển qua, trong đó tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ năm 2011 chiếm 86,29% lên 90,79% vào năm 2015. Kinh tế Nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của quận, kinh tế tƣ nhân phát triển nhanh về lƣợng và chất, đến số lƣợng doanh nghiệp và hộ kinh doanh tăng bình quân 162 doanh nghiệp/năm. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc bình quân tăng 7,78%/năm.

Bảng 2.2. Tỷ trọng GRDP đối với các ngành kinh tế Quận Thanh Khê giai đoạn 2011-2015 Năm Công nghiệp-Xây dựng Thủy hải sản T ƣơn mại, Dịch vụ Tổng cộng 2011 VA (tr đồng) 1.661,80 721,98 15.000 17.383,78 Tỉ trọng 9,56% 4,15% 86,29% 100% 2012 VA (tr đồng) 1.689,50 613,439 17.618 19.920,94 Tỉ trọng 8,48% 3,08% 88,4% 100% 2013 VA (tr đồng) 1.609,20 407,419 20.931 22.947,62 Tỉ trọng 7,01% 1,78% 91,21% 100% 2014 VA (tr đồng) 1.805,30 429,495 21.628 23.862,80 Tỉ trọng 7,57% 1,80% 90,63% 100% 2015 VA (tr đồng) 2.246 372,37 25.802 28.420,37 Tỉ trọng 7,90% 1,31% 90,79% 100%

(Nguồn : Niên giám thống kê năm 2014,2015 của Chi Cục thống kê Quận Thanh Khê)

- Điều kiện văn hóa, xã hội :

Dân số có vai trò quan trọng, là nguồn lực cho sự phát triển; Theo niên giám thống kê năm 2015, dân số toàn quận 190.877 ngƣời, trong đó: Nữ giới chiến 50,2%. Mật độ dân cƣ của quận cao đạt 20.162ngƣời/km2. Điều này cho thấy diện tích của quận ít, dân số đông nên mật độ dân cƣ khá dày, dân cƣ tập trung đông đúc ở khu vực trung tâm.

Hoạt động giáo dục và đào tạo của Quận đạt đƣợc những bƣớc tiến bộ mạnh mẽ cả về chất lƣợng và số lƣợng. Năm 2016, tỷ lệ phổ cập giáo dục

đúng độ tuổi đạt 96%. Trình độ học vấn ngày càng tăng, toàn Quận hoàn thành phổ cập THCS.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội: Thanh Khê là quận có truyền thống anh hùng, trong những năm qua công tác chăm lo gia đình có công với cách mạng đƣợc thực hiện chu đáo. Công tác giảm nghèo hộ nghèo, cận nghèo đƣợc chú trọng, số hộ nghèo toàn quận khá nhiều, giai đoạn 2016 - 2020 toàn quận có 2.760 hộ nghèo. Hộ đƣợc xây mới, sửa chữa nhà cấp 4 xuống cấp thuộc hộ nghèo tăng dần qua các năm.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn quận thuận lợi, dân cƣ tập trung đông đúc, nhu cầu ăn - ở ngƣời dân trên địa bàn tăng cao, kéo theo đó hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu cho ngƣời dân không thể thiếu, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống theo đó mà ngày một phát triển.

2.1.2. Các nhân tố vi mô

a. Nguồn tài chính, cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động QLNN về VSATTP

Nguồn tài chính hàng năm đều đƣợc UBND quận Thanh Khê giao trong dự toán ngân sách để chi cho hoạt động quản lý nhà nƣớc và chi bổ sung một phần kinh phí đảm bảo VSATTP. Ngoài ra nguồn chi cho hoạt động đảm bảo VSATTP còn đƣợc Thành phố hỗ trợ theo chƣơng trình, đề án của thành phố. Tuy nhên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng phức tạp, đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này đƣợc tập trung, trong khi chi cho các hoạt động vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu. Theo bảng 2.3 về quản lý nhà nƣớc cho hoạt động VSATTP thống kê mức độ hỗ trợ chi hoạt động qua các năm trên địa bàn Quận Thanh Khê là không đồng đều. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2013 lên đến 100 triệu đồng nhƣng đến năm 2016 còn 90 triệu đồng.

Bảng 2.3. Kinh phí hỗ trợ quản lý VSATTP cấp Quận

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Nội dung chi

hoạt động Bổ sung hoạt động quản lý ATTP Thông tin giáo dục truyền thông Nâng cao năn lực quản lý VSATTP Phòng chống ngộ độc Tổng cộng Năm/ nguồn 2013 Thành phố 0 30.000 25.000 40.000 95.000 Quận 5.000 0 0 0 5.000 2014 Thành phố 0 15.000 10.000 10.000 35.000 Quận 5.000 0 0 0 5000 2015 Thành phố 0 15.000 10.000 20.000 45.000 Quận 50.000 0 0 0 50.000 2016 Thành phố 0 0 0 55.000 55000 Quận 35.000 0 0 0 35.000

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo hàng năm TTYT quận)

Nhƣ chúng ta biết, cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ tốt sẽ giúp cán bộ làm việc hiệu quả hơn, chính xác hơn. Tránh đƣợc tình trạng lãng phí thời gian và công sức, không hiệu quả. Song hiện nay điều kiện của Trung tâm hành chính Quận Thanh Khê, phòng ốc của UBND quận chỉ bố trí phòng Y tế 01 phòng làm việc có diện tích 25m2 cho 4 cán bộ của phòng, các hoạt động hội họp đƣợc sử dụng hội trƣờng chung của UBND quận, có trang bị bàn ghế, máy chiếu, màn chiếu. Riêng, đối với Trung Tâm y tế quận Thanh Khê cũng là cơ quan tham mƣu tham gia với Phòng y tế về chuyên môn ATTP có trang bị các mẫu test nhanh để phục vụ cho công tác kiểm tra.

Riêng phòng xét nghiệm hiện nay chƣa có, chủ yếu các mẫu thử test nhanh. Có thể quan sát qua bảng 2.4 về số mẫu xét nghiệm qua các năm.

Bảng 2.4. Tổng hợp xét nghiệm toàn quận qua các năm 2013-2016 (Đơn vị tính: cái) Tt Chỉ tiêu xét ngiệm Kết quả Toàn quận

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Phẩm màu Foor mon Hàn the Dầu ôi, khét Phẩm màu Foor mon Hàn the Dầu ôi, khét Phẩm màu Foor mon Hàn the Dầu ôi, khét Phẩm màu Foor mon Hàn the Dầu ôi, khét 1 Vi sinh vật TS mẫu Số sử dụng 2 Hóa chất TS mẫu 8 4 77 6 2 119 10 2 68 69 3 116 Số mẫu sử dụng 8 4 77 6 2 119 10 2 68 69 3 116

Theo nhƣ bảng 2.4, việc đầu tƣ mẫu test nhanh để tìm ra nguồn gốc thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc là rất ít, so với số lƣợng cơ sở toàn quận đang quản lý và các mẫu test đều đƣợc sử dụng hết 100%, không có mẫu dƣ, có nhiều chỉ tiêu kiểm nghiệm về vi sinh vật chƣa thực hiện do đó chỉ dừng lại ở việc xác định nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, bên cạnh đó các mẫu thử khi có dấu hiệu nghi ngờ phải gửi mẫu lên cấp trên và chờ đánh giá kết quả nên việc xử lý, ngăn chặn thực phẩm ô nhiễm không thực hiện kịp thời.

Tác giả tham khảo các ý kiến của 10 cán bộ chuyên môn làm về VSATTP với câu hỏi : Việc bố trí nguồn lực tài chính cho công tác đảm bảo VSATTP? Quan sát bảng 2.5 có 4 tiêu thức đánh giá do tác giả đặt ra, trong đó có 4 sự lựa chọn cho rằng “không đủ” chiếm 40%, 6 sự lựa cho rằng “tƣơng đối đủ” chiếm 60%, không có ý kiến cho 2 dữ kiện còn lại là “Không bố trí” và “đầy đủ”. Nhƣ vậy thực trạng hiện nay của Quận đang gặp khó khăn nhƣ nguồn lực chƣa quan tâm đầu tƣ nhiều, sự thiếu hụt nhân lực về số lƣợng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra giám sát, và đội ngũ nhân lực có đủ trình độ để hiểu các văn bản liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho việc tuyên truyền, thanh tra, kiểm soát... dẫn đến ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nhận thức của ngƣời sản xuất và tiêu dùng thực phẩm. Thông tin không đƣợc truyền đạt đầy đủ đến ngƣời sản xuất, chế biến và ngƣời tiêu dùng dẫn đến sự lệch lạc trong tƣ tƣởng của các đối tƣợng bị tác động dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về VSATTP chƣa cao trong khi mục tiêu đặt ra đối với công tác QLNN về VSATTP là rất lớn, nhất là điều kiện cơ sở vật chất và nguồn kinh phí hiện nay chƣa đƣợc đầu tƣ tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao. Khó khăn này ảnh hƣởng lớn đến thực hiện kế hoạch và chất lƣợng công tác QLNN về VSATTP.

Bảng 2.5. Đáng giá của cán bộ về bố trí nguồn lực cho công tác QL NN VSATTP Nội dung Tiêu thứ đán giá Kết quả Số phiếu Tỷ lệ Việc bố trí nguồn lực tài chính cho công tác QLNN về VSATTP? Không đủ 4 40% Tƣơng đối đủ 6 60% Không bố trí 0 0% Đầy đủ 0 0% Tổng cộng 10 100%

(Nguồn: Qua khảo sát của tác giả)

b. Nhận thức, thói quen tầm nhìn của người tiêu dùng về VSATTP

Ngƣời dân trên địa bàn Quận Thanh Khê vốn xuất thân là nông dân, ngƣ dân chủ yếu, trình độ dân trí không đồng đều, nên mức độ hiểu biết về thực phẩm làm ra có đảm bảo về VSATTP không nắm hết, đa phần ngƣời dân có thói quen lựa chọn thực phẩm theo cảm tính nên họ dễ dàng quyết định mua hàng với tâm lý “xông xênh” theo quan điểm: “không phải ai cũng bị ngộ độc” hay “ăn cũng chết, không ăn cũng chết”. Bên cạnh đó, kinh doanh ăn uống hộ gia đình tự phát, lấy kinh nghiệm nấu ăn trong cuộc sống để buôn bán tăng nguồn thu nhập; thói quen “lai rai” cũng hình thành khi ngƣời ngƣ dân, ngƣời nông dân lao động về, để giải tỏa mệt mỏi.

Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa trên địa bàn quận Thanh Khê ngày phát triển, đời sống của ngƣời dân càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, ăn uống thoải mái hơn. Thay vì những bữa cơm ở nhà thì ngƣời dân trong quận cùng gia đình, bạn bè, khách hàng đến các hàng quán để ăn uống. Ở quận ăn uống hay nói giống cách gọi của họ là “nhậu”, ngƣời dân chi cho ăn uống khá nhiều. Chính vì cầu tăng, hàng loạt những cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đƣờng phố mọc lên do thị yếu của ngƣời tiêu dùng tăng.

Họ vẫn tiêu dùng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh do giá rẻ, thuận tiện, nhanh chóng, đa dạng món ăn và cho rằng ít ăn ngoài nên không cần để ý quán ăn đó có đảm bảo VSATTP, ngoài ra các hộ gia đình khi có ngƣời bị ngộ độc, các bệnh đƣờng ruột thƣờng ít đến các cơ sở y tế mà tự chữa theo kinh nghiệm dân gian, nên vấn đề thống kê về vụ ngộ độc để các cơ quan ngăn chặn, xử lý gặp nhiều khó khăn.

Điều này đƣợc đối chiếu quá trình tác giả tiến hành khảo sát đối với 100 ngƣời tiêu dùng trên địa bàn Quận. Qua câu hỏi : Mức độ thƣờng xuyên sử dụng (đến) các cơ sở dịch vụ ăn uống hoặc kinh doanh thức ăn đƣờng phố của Ông (bà) nhƣ thế nào?

Theo biểu đồ hình 2.2 quan sát, có 12 phiếu điều tra chiếm 12% cho rằng “thƣờng xuyên đến cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đƣờng phố”; có 78 phiếu điều tra chiếm 78% cho rằng “hầu nhƣ thƣờng xuyên”; có 7 phiếu điều tra chiếm 7% ngƣời tiêu dùng lựa chọn là “không thƣờng xuyên” và có 3 phiếu điều tra chiếm 3% cho rằng “hầu nhƣ không đến cơ sở dịch vụ ăn uống, TAĐP”.

Hình 2.2. Biểu đồ mức độ đến các cơ sở DVAU, TAĐP

Một câu hỏi cũng liên quan đến vấn đề này, tác giả có đặt câu hỏi: Ông (bà) có tin rằng các cơ sở dịch vụ ăn uống hoặc kinh doanh thức ăn đƣờng phố đảm bảo VSATTP không?

- Có 100 ngƣời tiêu dùng tham gia trả lời, cụ thể : có 14 phiếu điều tra chiếm 14% trƣờng hợp chọn có tin tƣởng; có 22 phiếu điều tra chiếm 22% lựa chọn không tin tƣởng; có 64 phiếu điều tra chiếm 64% có ý kiến bản thân không chắc chắn. Thể hiện qua biểu đồ hình 2.3 nhƣ sau:

Hình 2.3. Biểu đồ mức độ tin tưởng sử dụng DVAU, TAĐP

(Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả)

Cả hai câu hỏi này, cho thấy việc nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống ở ngoài đang là nhu cầu tất yếu và đại đa số ngƣời tiêu dùng ít nhất một lần ăn uống ở ngoài, ở bất cứ loại hình cơ sở dịch vụ ăn uống hay thức ăn đƣờng phố. Nhƣng họ dƣờng nhƣ vẫn mơ hồ hay có trƣờng hợp không tin tƣởng nhƣng vẫn cứ ăn. Nhƣ vậy đã tạo điều kiện “ngƣời bán cứ bán, ngƣời ăn cứ ăn”, ngƣời tiêu dùng vẫn nhận ra đƣợc sự nguy hiểm ngay trong miếng ăn nhƣng vẫn “a dua” theo. Điều này, khó khăn cho công tác quản lý VSATTP trên địa bàn quận Thanh Khê.

Tác giả, có nhấn mạnh nguyên nhân vì sao những ngƣời lựa chọn “không tin tƣởng” hoặc “không chắc chắn” các cơ sở dịch vụ ăn uống hoặc

thức ăn đƣờng phố có đảm bảo VSATTP hay không? thì bản thân 86 ngƣời đã có sự lựa chọn ở 2 dữ kiện này đồng tình rất cao đối với ý kiến mà tác giả đƣa ra tham khảo về những nguyên nhân cụ thể sau:

Vì “nó rẻ” có 86 phiếu điều tra chiếm 100%; có 86 phiếu điều tra chiếm 100% cho là “thuận tiện cho cá nhân khi đi mua”; có 46 phiếu điều tra chiếm 53,5% cho rằng “không thƣờng xuyên ăn ngoài nên cũng không ảnh hƣởng gì đến sức khỏe”. Kết quả khảo sát này cho thấy ngƣời tiêu dùng vẫn còn thói quen mua sắm ngƣời Việt là thích chọn “của rẻ”, hay chọn theo quán tính mà chƣa có sự cân nhắc mang tính “khoa học”, sự hiểu biết về VSATTP để lựa chọn tiêu dùng. Quan sát biểu đồ hình 2.4 nhƣ sau:

Hình 2.4. Nguyên nhân của sự lựa chọn các cơ sở KDDVAU, TAĐP

(Nguồn : khảo sát của tác giả)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH TTP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ TTP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ

2.2.1. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức về á quy định VSATTP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)