8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
1.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra vềVSATTP và công tác xử lý
a. Công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP
Thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về VSATTP là một biện pháp quan trọng để đảm bảo việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, khắc phục ngăn ngừa những vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra nhằm mục đích, nhắc nhở, giáo dục, xử lý vi phạm đối với cơ sở, giúp cho việc thực thi pháp luật đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả; đồng thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong văn bản để đề nghị bổ sung, sửa đổi.
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải đúng quy định về thủ tục, thời gian kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện sai phạm để xử lý nghiêm các vi phạm.
Theo Thông tƣ 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi của Bộ Y tế quy định :
* Đối tƣợng áp dụng trong đó có cơ sở KDDVAU, kinh doanh TAĐP; Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an tồn thực phẩm quyết định thành lập; Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan…
* Về trách nhiệm, nội dung và hình thức kiểm tra:
- Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm: Cục An toàn thực phẩm; Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng; UBND huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trung tâm Y tế; UBND xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế, công an các cấp, đội quản lý thị trƣờng.
- Nội dung kiểm tra
Trong Thông tƣ 48 quy định rõ nội dung kiểm tra về VSATTP. Với phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ nêu về nội dung kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đƣờng phố đƣợc quy định tại mục 2 điều 6 của Thông tƣ 48: Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm…; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ…vận chuyển và bảo quản thực phẩm; Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trƣờng hợp cần thiết.
- Hình thức kiểm tra có 2 hình thức : Kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.
* Về trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra: - Ban hành quyết định kiểm tra;
- Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo trình tự sau đây: + Cơng bố quyết định kiểm tra với đối tƣợng kiểm tra; + Tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định; + Lập biên bản kiểm tra;
+ Báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định;
+ Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.
- Xử lý kết quả kiểm tra : Căn cứ biên bản kết quả kiểm tra nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm phải xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo mức
độ vi phạm áp dụng văn bản pháp luật để tiến hành ra quyết định xử lý.
- Báo cáo kết quả kiểm tra : Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Trƣởng đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn bản với Thủ trƣởng của cơ quan theo nội dung quy định.
b. Công tác xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm, cơ quan nhà nƣớc tiến hành xử lý vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý khác nhau từ đó khắc phục đƣợc tình trạng hiện tại. Việc xử lý vi phạm dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, phải đảm bảo đúng hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt, công bằng nghiêm minh, đúng thời hiệu, trình tự thủ tục theo quy định. Tại các Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/ 2013 của Chính phủ về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng và chất lƣợng sản phẩm hàng hóa và Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP đã quy định rõ các hành vi vi phạm về VSATTP và mức xử phạt nhƣ: cảnh cáo hoặc phạt tiền, tịch thu công cụ dụng cụ vi phạm, thu hồi giấy phép kinh doanh... Tùy từng trƣờng hợp sẽ áp dụng những mức xử phạt khác nhau và đƣợc quy định rất rõ trong các nghị định này. Trƣờng hợp vƣợt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để xử lý hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh, xử lý.
Theo sự phân cấp thì cấp quận, huyện, xã, phƣờng thực hiện xử lý vi phạm theo các Điều 20, 21, 22, 24 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm về các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đƣờng phố, vi phạm về quy định về giấy chứng nhận cở sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
* T êu í đán á
quản lý; Tỉ lệ cơ sở đƣợc kiểm tra, thanh tra trong năm; các đoàn kiểm tra đƣợc thành lập; Đánh giá chất lƣợng các cuộc kiểm tra thông qua phát hiện cơ sở vi phạm và biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, các nội dung vi phạm của các cơ sở, tính khách quan trong cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.