Nghĩa và nguyên tắc của phát triển nguồn nhân lực trong tổ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần 247 đà nẵng (Trang 25 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2. nghĩa và nguyên tắc của phát triển nguồn nhân lực trong tổ

nhằm giúp tổ chức có nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chức. Doanh nghiệp cần xây dựng rõ sứ mệnh, viễn cảnh và chiến lƣợc phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Phát triển cá nhân: Mục tiêu của phát triển cá nhân là phát triển kiến thức, kỹ năng, và năng lực. Từ đó, có thể thay đổi hành vi phù hợp với công việc hiện tại và đáp ứng đƣợc nhu cầu trƣớc mắt của tổ chức, cũng nhƣ nhu cầu của cá nhân.

Nhƣ vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần làm thay đổi chất lƣợng nguồn nhân lực về mọi mặt.

1.1.2. Ý nghĩa và nguyên tắc của phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức chức

a. Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực

Theo Hiệp hội Mỹ về Đào tạo và phát triển (ASTD), phát triển nguồn nhân lực là quá trình sử dụng tích hợp đào tạo và phát triển, phát triển tổ chức và phát triển nghề nghiệp nhằm cải thiện tính hiệu quả trong công việc của từng cá nhân, góp phần phát triển tổ chức. Xã hội đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới và thay đổi hàng giờ, khiến gia tăng mức độ cần thiết phải cung cấp cho nhân viên trong tổ chức các cơ hội học tập nâng cao trình độ phù hợp. Ngoài ra, thông qua quá trình phát triển nguồn nhân lực, tổ chức có cơ hội cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho ngƣời lao động phù hợp với mục tiêu của cả tổ chức lẫn của từng nhân viên. Quá trình học tập trong tổ chức bao gồm ba yếu tố: đào tạo, giáo dục và phát triển.

Theo Neonard Nadler (1984), tác giả của cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực”:

-Đào tạo là một hoạt động học tập, đƣợc xây dựng, thực hiện bởi tổ chức và cung cấp cho tất cả các thành viên trong tổ chức để giúp họ thực hiện công việc hiện tại của họ đạt hiệu quả hơn.

-Giáo dục tập trung vào quá trình đào tạo, học tập, đƣợc thiết kế dành cho các cá nhân chuẩn bị đảm nhận một công việc mới khác với công việc hiện tại. Và,

-Phát triển tập trung vào việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể, nhƣng không nhất thiết liên quan đến công việc hiện tại mà nhân viên đang đảm nhận.

Theo Yussof và Kasim (2003), “…Phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững cho toàn tổ chức, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Nếu nhìn nhận một cách bao quát thì phát triển nguồn nhân lực còn góp phần giúp nền kinh tế của một đất nƣớc phát triển nhanh chóng, vì thông qua quá trình phát triển, mỗi tổ chức đóng góp cho nền kinh tế những ngƣời lao động có kỹ năng làm việc tốt và năng suất làm việc cao. Từ đó, nền kinh tế sẽ đổi mới nhanh hơn và có tính cạnh tranh cao hơn.”

Theo quan niệm của ngƣời Ấn Độ (trong cuốn sách “Quan niệm quốc gia về phát triển nguồn nhân lực”: “Phát triển nguồn nhân lực không nên bó hẹp trong khuôn khổ các nhà máy, công ty, xí nghiệp, văn phòng,….mà nên đặt nền tảng với mục tiêu cao cả nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động thông qua sự thỏa mãn công việc. Vì vậy, quan điểm về phát triển nguồn nhân lực của Jaishi (n.d) đã đặt con ngƣời vào trung tâm của sự phát triển, bởi vì sự phát triển không chỉ bởi con ngƣời, mà còn vì con ngƣời. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nên nhấn mạnh và quan tâm nhiều đến nhu cầu và sự lựa chọn của các thành viên, nhằm tạo sự thỏa mãn tốt nhất cho họ”.

Trong khuôn khổ luận văn này, công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Và, nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tổ chức đó là có thể năng cao lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Ngoài ra, quá trình phát triển nguồn nhân lực giúp tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động, vì nó đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng đƣợc phát triển trong nghề nghiệp của họ. Trên cơ sở đó, ngƣời lao động sẽ thực hiện công việc với thái độ tích cực hơn, phát triển cách tƣ duy mới và tính sáng tạo trong công việc.

b. Nguyên tắc của phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức

Công tác phát triển nguồn nhân lực dựa trên bốn nguyên tắc sau:

Thứ nhất, con ngƣời hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi ngƣời trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng không ngừng để thƣờng xuyên phát triển, để giữ vững sự tăng trƣởng của doanh nghiệp, cũng nhƣ cá nhân họ.

Thứ hai, mỗi nhân viên có giá trị riêng. Vì vậy, mỗi nhân viên là một cá thể độc lập, khác với những ngƣời khác và đều có khả năng đóng góp cho tổ chức.

Thứ ba, lợi ích của ngƣời lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp với nhau. Hoàn toàn có thể đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức và lợi ích của ngƣời lao động. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó. Khi nhu cầu của ngƣời lao động đƣợc đáp ứng và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi và có động lực để làm việc.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực là một nguồn đầu tƣ sinh lời đáng kể, vì phát triển nguồn nhân lực là cách thức để đạt đƣợc sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất [13, tr.162].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần 247 đà nẵng (Trang 25 - 28)