Tạo lập môi trƣờng học tập cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần 247 đà nẵng (Trang 35 - 38)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Tạo lập môi trƣờng học tập cho ngƣời lao động

Lý thuyết về việc học tập trong tổ chức giải quyết vấn đề việc học tập diễn ra nhƣ thế nào trong các tổ chức. Quá trình học tập của ngƣời lao động có thể đƣợc thực hiện thông qua quá trình đào tạo chính thức của tổ chức; thông qua quá trình đánh giá, học hỏi kinh nghiệm, hoặc học tập thông qua việc thiết lập các mối quan hệ,… Cách thức học tập trong một tổ chức chịu sự ảnh hƣởng của bối cảnh và văn hóa tổ chức.

a. Học tập trong tổ chức

Học tập trong tổ chức theo Easterby Smith và Araujo (1999): “nhƣ là một thủ tục hiệu quả để tiến hành làm sáng tỏ và đáp ứng những thông tin bên trong và bên ngoài của một tổ chức. Học tập liên quan đến sự phát triển các kiến thức mới có tiềm năng ảnh hƣởng đến các hành vi của tổ chức”.

Học tập trong tổ chức theo định nghĩa của Marsick (1994) nhƣ là một quá trình, trong đó “các hệ thống phối hợp tốt, làm thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, với những cơ chế xây dựng đối với cá nhân và các nhóm để sử dụng thông tin, xây dựng và sử dụng các sự kiện đƣợc ghi nhớ, cấu trúc và văn hóa của tổ chức để phát triển năng lực của tổ chức trong dài hạn”.

Harrison (2000) nhấn mạnh: học tập không đơn thuần là tổng số các hoạt động học tập của cá nhân và nhóm trong tổ chức. Và nếu không có các tiến

trình kết nối hoạt động học tập của cá nhân và tổ chức, nhân viên không thể có đƣợc một sự thích ứng cần thiết với các cá nhân khác trong tổ chức.

Học tập trong tổ chức đƣợc đặc trƣng bởi tiến trình gồm ba giai đoạn phức tạp: thu nhận tri thức, phổ biến và thực hiện chia sẻ tri thức. Tri thức có thể thu đƣợc từ sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân mỗi cá nhân, sự trải nghiệm của những ngƣời khác hoặc từ những sự kiện ghi nhớ của tổ chức.

Kết quả học tập đóng góp vào sự phát triển năng lực nền tảng của nguồn lực của một tổ chức. Điều này phù hợp với một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản trị nguồn nhân lực, đó là sự cần thiết để đầu tƣ vào con ngƣời nhằm mục đích phát triển tài năng trí tuệ cần thiết của tổ chức. Kiến thức và kỹ năng của nhân viên có đƣợc là nhờ quá trình giáo dục và đào tạo, mang lại kinh nghiệm; điều này giúp sản sinh ra năng lƣợng để gia tăng năng suất.

Harrison (1997) đã đƣa ra 5 nguyên tắc học tập trong tổ chức:

-Cần có một viễn cảnh rõ ràng của tổ chức để truyền đạt và duy trì trong nhân viên, nhằm thúc đẩy nhận thức về tƣ duy chiến lƣợc ở tất cả mọi cấp độ.

-Cần phải có chiến lƣợc rõ ràng. Điều này khuyến khích sự tìm tòi, tƣ duy và định hƣớng những hoạt động sáng tạo tri thức của đội ngũ nhân viên.

-Thƣờng xuyên có sự đối thoại và giao tiếp trong tổ chức, vì đây là những điều kiện cần thiết để thúc đẩy việc học tập trong tổ chức.

-Thƣờng xuyên tái kiểm tra những điều nhân viên đƣợc đánh giá đúng.

-Cần phát triển học tập hữu ích và môi trƣờng sáng tạo, cải tiến liên tục.

b. Xây dựng tổ chức học tập

Senge (1990), ngƣời đã sáng tạo ra thuật ngữ này đã mô tả “một tổ chức học tập là một tổ chức mà ở đó con ngƣời có thể liên tục mở rộng khả năng sáng tạo, thành tích mà họ thực sự mong muốn, nơi mà những phƣơng thức tƣ duy mới có thể đƣợc phát triển, nuôi dƣỡng, nơi mà những khát khao đƣợc vẫy vùng và nơi mà mọi ngƣời học tập một cách liên tục và học tập lẫn nhau.”

Garvin (1993) định nghĩa “tổ chức học tập là tổ chức trang bị những kỹ năng sáng tạo, thu nhận và chuyển giao kiến thức, điều chỉnh hành vi để thích nghi đƣợc với những kiến thức, những hiểu biết mới.”. Những tổ chức học tập đƣợc tin rằng sẽ đảm bảo đƣợc học hỏi từ sự trải nghiệm, phát triển liên tục những chƣơng cải tiến, hiệu quả đƣợc cải thiện thông qua các chƣơng trình đào tạo chính thức; và những tổ chức học tập sẽ mang lại một môi trƣờng lành mạnh cho việc học tập tự nhiên trong tổ chức.

Miller và Stewart (1999) đã đƣa ra những nguyên tắc chính cho tổ chức học tập nhƣ sau:

-Cần có sự tích hợp giữa học tập và chiến lƣợc kinh doanh của tổ chức.

-Tổ chức học tập một cách có ý thức từ những cơ hội và thách thức trong quá trình hoạt động của tổ chức.

-Các cá nhân, nhóm và toàn bộ tổ chức không chỉ học tập mà còn phải học cách học tập nhƣ thế nào.

-Hệ thống thông tin và kỹ thuật hỗ trợ cho việc học tập sẽ đạt hiệu quả tốt hơn việc kiểm soát quá trình học tập.

-Cần có các tiến trình giúp xác định rõ việc định nghĩa, tạo ra, nắm bắt, chia sẻ và tác động đến kiến thức.

-Các phƣơng tiện học tập và các hệ thống đa dạng đƣợc cân bằng và đƣợc quản trị một cách toàn diện.

Để phát triển một tổ chức học tập cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức. Tổ chức nên sử dụng phƣơng pháp học tập nhóm bởi qua đó tất cả các vấn đề đều đƣợc xem xét, nhằm xác định rõ ràng nguyên nhân và cách thức giải quyết cụ thể đối với từng vấn đề.

c. Phát triển văn hóa học tập

Reynolds đã mô tả “Văn hóa học tập là một công cụ tăng trƣởng, khuyến khích nhân viên cam kết với các hành vi linh hoạt, trong đó có việc học tập”.

Văn hóa học tập có những đặc điểm: trao quyền chứ không giám sát, học tập tự quản chứ không cần hƣớng dẫn, tạo dựng năng lực dài hạn chứ không phải là đáp ứng ngắn hạn.

Để tạo nên một văn hóa học tập, tổ chức cần phát triển các thực hành để đem đến cho nhân viên ý thức về mục đích làm việc; đảm bảo nhân viên có cơ hội hành động dựa trên sự cam kết và đem đến sự hỗ trợ cho việc học tập. Reynolds đã đề xuất tiến trình để phát triển văn hóa học tập trong tổ chức:

-Phát triển và chia sẻ viễn cảnh về tƣơng lai đƣợc mong đợi của tổ chức.

-Trao quyền cho nhân viên – cung cấp sự tự chủ, sự tự do để nhân viên tự quản lý công việc của họ trong một số giới hạn nhất định (các chính sách và hành vi đƣợc kỳ vọng), nhƣng với sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

-Áp dụng một cách thức quản trị hỗ trợ phù hợp, trong đó trách nhiệm ra quyết định đƣợc gắn với nhân viên càng nhiều càng tốt.

-Sử dụng các kỹ thuật huấn luyện để bộc lộ ra tài năng và tiềm năng của nhân viên, bằng cách khuyến khích họ nhận thức các sự lựa chọn và tìm kiếm các giải pháp của riêng họ cho các vấn đề.

-Hƣớng dẫn nhân viên thông qua thử thách trong công việc và cung cấp cho họ thời gian, các nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất là sự phản hồi.

-Gắn kết các hệ thống trong tổ chức với viễn cảnh, loại bỏ các hệ thống quan liêu không có tác dụng hỗ trợ công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần 247 đà nẵng (Trang 35 - 38)