Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng các công trình truyền tải điện khu vực miền trung tây nguyên (Trang 94 - 100)

1.2.5 .Quản lý công tác cung ứng, tiếp nhận và bảo quản VTTB

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

Về cơ chế, chính sách, pháp luật nói chung: sự phân cơng, phân cấp giữa các bộ quản lý ngành, giữa bộ với địa phƣơng trong mối quan hệ vùng lãnh thổ hiện nay chƣa rõ ràng, cịn chồng chéo, dẫn đến khơng quy định rõ đƣợc trách nhiệm của các bộ quản lý ngành và địa phƣơng. Hệ thống các quy phạm pháp luật thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, tính pháp lý chƣa cao, thiếu chế tài cần thiết... và việc thay đổi còn chƣa có lộ trình rõ ràng, khó dự đốn. Bên cạnh đó, các văn bản hƣớng dẫn thƣờng ban hành chậm, nhiều khi đƣa ra rất sát với thời điểm thực hiện, thậm chí có những văn bản khó hiểu, văn bản cịn tham chiếu quá nhiều gây khó khăn khi vận dụng chính sách. Ngồi ra, hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật rất yếu; vẫn có nhiều cá nhân coi thƣờng và vi phạm pháp luật không đƣợc xử lý nghiêm và kịp thời.

quản lý đầu tƣ, xây dựng còn nhiều điều bất cập; các biện pháp chế tài đối với sai phạm thực tế trong đầu tƣ, xây dựng chƣa đƣợc pháp luật quy định đầy đủ và cụ thể, nên khó khăn trong việc đề xuất cách xử lý. Hoạt động đầu tƣ và xây dựng là lĩnh vực rất phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong khi việc xây dựng quy chế quản lý thƣờng đƣợc tiến hành trong một thời gian ngắn, mang tính chắp vá, mới đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt mà chƣa có tính dài hạn. Bên cạnh đó cịn có những tồn tại ngay trong nội dung của quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện hành: chƣa đủ rõ ràng và chƣa đƣợc hiểu một cách thống nhất; vận dụng rất khó khăn; chƣa phù hợp với thực tế khách quan. Những mâu thuẫn giữa quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng với chính các luật, nghị định và các văn bản pháp quy khác nhƣ: Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi, Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, Luật Đất đai, Luật các tổ chức tín dụng... các thơng tƣ hƣớng dẫn, các nghị quyết, quyết định.

Thiết bị điện đặc chủng, ít ngành tham gia, ít đơn vị tham gia và chủ yếu phải nhập khẩu về từ nƣớc ngoài. Do thiết bị là đặc chủng nên nhà thầu phải đặt hàng đơn chiếc từ các nhà sản xuất ở nƣớc ngoài sau khi ký hợp đồng với CPMB và do vậy tiến độ sản xuất sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ nhập khẩu thiết bị và tiến độ của dự án. Ngoài ra do đặc thù vận chuyển thiết bị với khảng cách xa nên thời gian vận chuyển chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhƣ thời tiết, chất lƣợng của phƣơng tiện vận chuyển... và do vậy cũng ảnh hƣởng đến tiến độ nhập hàng và tiến độ dự án.

b. Nguyên nhân chủ quan

Đối với công tác thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán: Hiện nay, việc lập

hồ sơ thiết kế kỹ thuật của các cơng trình truyền tải điện chỉ gói gọn cho 06 đơn vị đó là các Cơng ty tƣ vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4, 5 và Viện Năng lƣợng, do tính đặc thù của ngành cũng nhƣ năng lực thực tế. Vì vậy cơng tác thiết kế nhiều khi chƣa đƣợc chú trọng, các cơng trình khi đƣợc giao khơng tổ

chức đấu thầu mà chỉ định cho từng đơn vị thiết kế, do đó chất lƣợng thiết kế khơng cao. Nhiều cơng trình chủ nhiệm đề án khơng kiểm tra, khảo sát thực địa mà chỉ thực hiện công tác thiết kế trên bản đồ mang tính nội nghiệp. Khi dự án đƣợc duyệt và triển khai trên thực tế thì nảy sinh nhiều vấn đề nhƣ phải tránh các địa hình, địa vật, các khu qui hoạch của địa phƣơng do đó phải thay đổi thiết kế, tổng dự toán cũng thay đổi theo dẫn đến sự lãng phí trong quản lý đầu tƣ dự án.

Đồng thời công tác lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn vẫn cịn tình trạng chƣa tuân thủ các quy định về nội dung: áp dụng định mức, đơn giá không cập nhật là nguyên nhân dẫn đến ách tắc trong quá trình thực hiện thẩm tra, phê duyệt. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức vốn đầu tƣ, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án. Mặt khác trong quá trình thẩm tra mặc dù thuê chuyên gia giỏi nhƣng trong quá trình tính tốn lựa chọn quy mơ dự án và lựa chọn thiết bị cơng nghệ khơng chuẩn, có trƣờng hợp vƣợt quá công suất hoặc mua thiết bị nhập về hiệu quả sử dụng thấp hoặc không sử dụng đƣợc gây lãng phí.

Đối với cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Do tính đặc thù là

các cơng trình dạng tuyến đi qua nhiều địa phƣơng với các qui định về chế độ, chính sách, phong tục, tập quán khác nhau dẫn đến sự không thống nhất về cách thức tổ chức, phƣơng pháp thực hiện. Đồng thời, cán bộ địa phƣơng tham gia cơng tác giải phóng mặt bằng đều thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm do đó tinh thần trách nhiệm khơng cao. Sự khơng ủng hộ của ngƣời dân trong vùng dự án cũng là một nguyên nhân ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ của dự án. Việc giải phóng mặt bằng các cơng trình truyền tải điện trải qua nhiều công đoạn nhƣ bồi thƣờng phần đất vĩnh viễn phục vụ xây dựng chân móng cột, bồi thƣờng đất mƣợn trong q trình thi cơng, bồi thƣờng hành lang an tồn. Các cơng việc đƣợc triển khai thành

nhiều giai đoạn, song song với việc thi công. Nhƣ vậy, nếu không giải quyết triệt để công tác GPMB nhất định sẽ khơng đẩy nhanh tiến độ cơng trình.

Đối với cơng tác xây lắp: Cũng nhƣ đối với công tác thiết kế, hiện nay

các nhà thầu có đủ năng lực, nhân lực, kinh nghiệm trong thực hiện xây lắp các cơng trình lƣới điện trên tồn quốc là rất ít, có khoảng 08 nhà thầu nhƣ Công ty cổ phần Xây lắp điện 1, 2, Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 4, Tổng công ty xây dựng điện Việt Nam, Tập đoàn Việt Á, LILAMA, Lắp máy INCO, Sông Đà 11. Mặt khác hàng năm, kế hoạch đƣợc EVNNPT giao cho CPMB rất nhiều cơng trình dự án chuẩn bị xây dựng, đang xây dựng và khởi cơng mỗi năm. Do đó, mỗi nhà thầu xây lắp, hàng năm có thể trúng thầu khoảng 4 đến 5 dự án. Khối lƣợng thi công rất lớn, nhân lực, thiết bị dàn trải dẫn đến việc chậm trễ trong thi công, khơng đáp ứng đƣợc tiến độ cơng trình là rất rõ.

CPMB chƣa có hình thức ép buộc các nhà thầu đảm bảo đúng tiến độ nhƣ đã ký kết trong hợp đồng. Đối với các trƣờng hợp phát sinh các việc ngồi dự kiến thì việc chậm tiến độ là khơng thể tránh khỏi, tuy nhiên nhiều trƣờng hợp việc chậm tiến độ có nguyên nhân là bên CPMB chƣa sát sao trong việc theo dõi tiến độ công việc. Việc không sát sao này sẽ dẫn đến việc không nắm đƣợc tiến độ để thúc giục bên nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ, hoặc khi có sự cố gì xảy ra thì các bên khơng thể phối hợp để đƣa ra phƣơng án giải quyết nhanh nhất. Các trƣờng hợp chậm tiến độ từ phía nhà thầu đã đƣợc lý giải hợp lý bằng các lý do khách quan nên bên chủ đầu tƣ tăng cƣờng giám sát có thể đƣa ra các bằng chứng xác thực về việc chậm tiến độ để thúc giục hoặc phạt bên nhà thầu nếu thấy cần thiết.

Công tác thông tin, tuyên truyền của CPMB đến với ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng trong vùng dự án chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức, các vấn đề về hiện tƣợng điện từ trƣờng, nhiễm điện tại một số dự án do

các thông tin đại chúng đƣa tin một chiều nhƣng CPMB chƣa có biện pháp giải thích hợp lý, dẫn đến sự hiểu biết của ngƣời dân bị hạn chế, ảnh hƣởng tiêu cực đến tâm lý ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng.

Trình độ quản lý của các cán bộ trong CPMB chƣa thật đồng đều . Các cán bộ quản lý dự án hầu hết là những ngƣời đƣợc đào tạo về các mặt kinh tế, kỹ thuật mà chƣa đƣợc đào tạo chính thức về nghiệp vụ và kiến thức quản lý một cách hệ thống khoa học, chủ yếu thực hiện theo kinh nghiệm và theo các hƣớng dẫn trong các văn bản, thông tƣ của nhà nƣớc, chƣa linh hoạt để ứng dụng các công cụ kỹ thuật quản lý dự án vào trong công quản lý dự án của mình nên việc quản lý chƣa đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Luận văn đã khái quát đƣợc thực trạng đầu tƣ xây dựng các cơng trình truyền tải điện tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên thông qua hoạt động của Ban quản lý dự án các cơng trình điện miền Trung giai đoạn từ năm 2011 - 2016. Trong những năm qua, nhờ kết quả đạt đƣợc từ các giải pháp của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động vốn cho các dự án giảm dần nên dòng tiền từ các ngân hàng thƣơng mại đƣợc khơi thông, giá bán điện đƣợc điều chỉnh tăng thêm giúp bổ sung nguồn vốn đầu tƣ. Vì vậy, cơng tác đầu tƣ xây dựng cũng có những yếu tố thuận lợi. Bên cạnh đó, đƣợc sự chỉ đạo sát sao của các cấp Bộ, Ngành, sự giúp đỡ của Lãnh đạo các địa phƣơng, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài ngành điện, sự hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả của EVNNPT,CPMB đã thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã đề ra, đóng góp tích cực vào q trình phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên vẫn còn những khó khăn, thách thức. Luận văn đã nêu ra đƣợc những mặt cịn tồn tại và ngun nhân của nó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hồn thiện cơng tác quản lý đầu tƣ xây dựng của CPMB sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng các công trình truyền tải điện khu vực miền trung tây nguyên (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)