QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng các công trình truyền tải điện khu vực miền trung tây nguyên (Trang 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ

VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRUYỀN TẢI ĐIỆN KHU VỰC XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRUYỀN TẢI ĐIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN

3.1.1. Qu n đ ểm

Phát triển ngành điện phải gắn liền với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và miền Trung – Tây Nguyên nói riêng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho khu vực và đời sống xã hội.

Phát triển điện đi đôi với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát triển dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lƣợng sơ cấp của khu vực; tiếp tục đẩy mạnh công tác điện khí hóa nông thôn, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu điện trong khu vực

Đẩy nhanh chƣơng trình điện khí hóa nông thôn, miền núi đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.[4]

Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020 đối với đầu tƣ xây dựng các công trình truyền tải điện

- Lƣới điện truyền tải khu vực đƣợc đầu tƣ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng quy định tại Quy định lƣới điện truyền tải.

- Phát triển lƣới điện bảo đảm kết nối, đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nƣớc, đồng bộ hệ thống điện khu vực miền Trung – Tây Nguyên với hệ thống điện trên toàn quốc.

- Lƣới điện truyền tải phải có dự trữ, đơn giản, linh hoạt, bảo đảm chất lƣợng điện năng (điện áp, tần số) cung cấp cho phụ tải.

3.1.2. Mục tiêu

Thực hiện theo mục tiêu đến năm 2020 của EVN đó là: “ Xây dựng hệ thống truyền tải điện quốc gia đồng bộ, hiện đại, đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho nền kinh tế, chính trị-xã hội, an ninh quốc phòng và thị trƣờng điện Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý các nguồn lực, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, tích lũy để đầu tƣ phát triển. Xây dựng mô hình tổ chức, quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Tham gia và chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng các cấp độ của thị trƣờng điện”.

3.1.3. P ƣơng ƣớng

Với yêu cầu đầu tƣ lƣới điện ngày càng lớn để đáp ứng khả năng cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Dựa vào tình hình kinh tế xã hội đất nƣớc nói chung, khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và của EVN, EVNNPT, CPMB tập trung triển khai các nội dung nhƣ sau:

Một là, Đảm bảo tiến độ, khối lƣợng và chất lƣợng đầu tƣ các công trình

lƣới điện truyền tải.

Hoàn thành và đƣa vào vận hành 69 dự án (25 dự án 500kV, 44 dự án 220kV), trong đó điển hình là:

- ĐZ 500kV mạch 3 (Quảng Trạch - Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2) với mục tiêu nâng cao giới hạn truyền tải điện Bắc - Trung, đảm bảo vận hành theo tiêu chí n-1 đặc biệt trong những tháng mùa mƣa. Tăng cƣờng liên kết hệ thống và tối ƣu hóa sản xuất - truyền tải điện trong hệ thống điện Quốc gia thông qua lƣới điện 500kV. Truyền tải công suất của các nhà máy điện (chủ yếu nhà máy nhiệt điện than) để bù đắp cho trƣờng hợp thiếu hụt điện năng cục bộ của từng miền, đặc biệt đảm bảo cấp điện và an ninh năng lƣợng cho miền Nam trong trƣờng hợp phụ tải tăng trƣởng cao hơn dự kiến cho những

năm sau 2018.

- Các dự án 220kV khác để đồng bộ với các nguồn điện, các dự án nâng cao năng lực lƣới điện truyền tải để đảm bảo cấp điện cho Miền Nam nhƣ: Mƣờng Tè, Nghĩa Lộ, các ĐZ 220kV: Mƣờng Tè - Lai Châu, Nghĩa Lộ - Việt Trì,...

- Các dự án nâng cao năng lực lƣới điện truyền tải: TBA 500kV Việt Trì, ĐZ 220kV mạch 2 Đồng Hới - Đông Hà, Đông Hà - Huế; ĐZ 220kV Bình Long - Tây Ninh,...

- Các dự án đảm bảo cấp điện cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam: các TBA 220kV Quang Châu, Nông Cống, Đăk Nông, Phù Mỹ,…

- Các dự án chống quá tải và đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng nhƣ: các TBA 220kV Lạng Sơn, Quang Châu, Vân Phong; Lắp MBA số 2 các TBA 220kV: Tháp Chàm, Nha Trang, Krông Buk, Bảo Lâm, Lai Châu, Quảng Ngãi, các ĐZ 220kV: Bắc Giang - Lạng Sơn, Bình Long - Tây Ninh, Pleiku 2 – KrongBuk, Đông Hà,...

Hai là, Nâng cao hiệu quả đầu tƣ xây dựng và tăng năng suất lao động.

- Tập trung thực hiện hoàn thành và vƣợt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ tối ƣu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tƣ xây dựng, tăng năng suất lao động.

- Kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tƣ trong các khâu chuẩn bị đầu tƣ, lập dự án đầu tƣ, thẩm định phê duyệt. Nâng cao chất lƣợng công tác khảo sát, thiết kế, phƣơng án lựa chọn công nghệ, phƣơng thức mua sắm; Áp dụng tối đa hình thức đấu thầu rộng rãi trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

- Tập trung đẩy mạnh công tác tài chính, đảm bảo hoàn thành kế hoạch tài chính 2017 và giai đoạn 5 năm 2016 - 2020. Tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ, thanh kiểm tra về công tác tài chính kế toán. Tăng cƣờng kiểm soát dòng tiền, nhằm tối ƣu trong hoạt động đầu tƣ.

chi phí đầu tƣ thực hiện dự án, giảm tối thiểu phát sinh khối lƣợng do phải thay đổi thiết kế, xử lý chất lƣợng dẫn đến kéo dài hoàn thành công trình, tăng chi phí đầu tƣ và chi phí quản lý dự án.

Ba là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển, tái cơ

cấu bộ máy tổ chức, đổi mới quản trị doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Tập trung xây dựng hoàn thành theo Chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2016 - 2025 tầm nhìn đến 2035, qua đó xác định rõ tầm nhìn, định hƣớng, các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho CPMB để tập trung triển khai thực hiện trong năm 2017 và các năm tiếp theo.

Bốn là,Tổ chức thực hiện đẩy mạnh khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh triển khai các đề án đã đƣợc phê duyệt, bao gồm các đề án: “Ứng dụng CNTT vào công tác đầu tƣ xây dựng và quản trị doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020”, “Lƣới điện thông minh”,...

- Tiếp tục xây dựng và quy định thống nhất tiêu chuẩn đối với các thiết bị chính trên hệ thống điện truyền tải. Xây dựng thiết kế chuẩn đƣờng dây và trạm biến áp truyền tải điện.

- Đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành: nhƣ hệ thống ERP; Các hệ thống chƣơng trình quản lý kỹ thuật và vận hành lƣới điện; Hệ thống quản lý kỹ thuật mạng viễn thông dùng riêng; Hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu đo đếm (MDMS)...

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRUYỀN TẢI ĐIỆN KHU VỰC XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRUYỀN TẢI ĐIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý danh mục dự án đầu tƣ xây ựng công trình

trọng điểm và đảm bảo những yêu cầu cơ bản đƣợc nêu trong quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.

Trong điều kiện hiện nay việc đầu tƣ vào dự án nào cũng cần thiết. Do đó, cần xác định rõ tiêu chí cụ thể để đánh giá sự cần thiết phải đầu tƣ, qui mô đầu tƣ nhằm xác định đƣợc thứ tự ƣu tiên cho từng dự án.

Thẩm định dự án phải xác định cụ thể phƣơng pháp thẩm định, tiêu chuẩn để một dự án là khả thi về các kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lƣợng tƣ vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án. Chất lƣợng công tác tƣ vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả đầu tƣ của dự án. Sẽ gây tổn thất, lãng phí vốn đầu tƣ rất lớn nếu chất lƣợng công tác tƣ vấn và thẩm định các nội dung của dự án thấp, toàn bộ vốn đầu tƣ sẽ không phát huy hiệu quả trong trƣờng hợp đầu tƣ sai.[5]

Để nâng cao chất lƣợng lập BCNCKT ĐTXD, cần quan tâm các nội dung chính:

- Về công tác thỏa thuận tuyến: Cần lựa chọn tuyến đƣờng dây và mặt bằng trạm tối ƣu nhất. Ngay từ đầu CPMB cùng với Tƣ vấn làm việc với địa phƣơng để lựa chọn các phƣơng án phù hợp với quy hoạch, trên cơ sở đó chọn phƣơng án tối ƣu để xem xét, lựa chọn. Sau khi phƣơng án tuyến đƣợc lựa chọn, cho triển khai ngay công tác hiện trƣờng để quay phim, chụp hình,… và có biên bản xác nhận với địa phƣơng, các hộ dân (nếu đủ điều kiện).

- Tăng cƣờng kiểm soát để nâng cao chất lƣợng công tác khảo sát địa hình, địa chất.

- Công tác xác định đƣa khối lƣợng vào giai đoạn BCNCKT ĐTXD từng số liệu đầu vào có ảnh hƣởng đến TMĐT phải có định nghĩa cụ thể trƣớc để kiểm soát nhƣ: xác định nguồn vốn, lãi vay, dự phòng khối lƣợng, dự phòng trƣợt giá, khối lƣợng san gạt, khối lƣợng kè móng; tổ chức xây

dựng, giá VTTB,…

Đối với giai đoạn Thiết kế kĩ thuật: Rà soát các biến động để hiệu chỉnh dự toán cho phù hợp, tính toán cập nhật giá VTTB, Giá dự toán gói thầu lập theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng.

3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Một dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch sẽ hiệu quả hơn nếu tổng chi phí thực hiện dự án cũng đúng bằng chi phí dự toán.

Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý chi phí dự án là làm sao cho dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lƣợng đảm bảo với chi phí càng thấp càng tốt. Thời gian hoàn thành dự án có thể đƣợc rút ngắn song song với việc đẩy chi phí lên cao. Chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Nếu thời gian thực hiện dự án đƣợc rút ngắn thì chi phí gián tiếp càng ít. Để quản lý chi phí có hiệu quả, cần cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và thời gian thực hiện công việc. Với việc lợi dụng mối quan hệ mật thiết giữa 3 nhân tố trên, ta có thể đƣa ra một kế hoạch điều chỉnh chi phí sao cho tổng chi phí thực hiện dự án là thấp nhất.

Bởi thế, để có thể quản lý chi phí một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí thi công, CPMB cần lập kế hoạch điều chỉnh chi phí một cách hợp lí, từng bƣớc từng bƣớc để đảm bảo cả về mặt thời gian, chi phí cũng nhƣ chất lƣợng dự án.

Ngoài ra, trong quá trình đầu tƣ xây dựng công trình, việc thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ cũng thƣờng xảy ra. Vì vậy, cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn vấn đề lãng phí nhƣ sau:

- Phối hợp chặt chẽ giữa CPMB với đơn vị tƣ vấn để đƣa ra phƣơng án đầu tƣ hợp lý và tổng dự toán chính xác.

- Thực hiện thi công theo đúng bản vẽ kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lƣợng công trình, tránh việc thi công ẩu nhằm đạt tiến độ mà chất lƣợng công trình

không đảm bảo, đến lúc đó lại mất công phá đi làm lại gây lãng phí.[19]

- Phân bổ nguồn vốn hợp lí cho từng giai đoạn thực hiện dự án, đồng thời phải thƣờng xuyên tổng hợp số liệu về chi phí nhằm quản lý sát sao, đƣa ra biện pháp đối phó kịp thời khi xảy ra sự cố (ví dụ nhƣ thiếu vốn tạm thời…).[8]

Công tác thu xếp, bố trí vốn kịp thời, đúng thời điểm cho dự án cũng là một trong các yếu tố trọng yếu, ảnh hƣởng đến tiến độ các dự án. Do thủ tục đầu tƣ xây dựng phải trình qua các cấp, nhiều khâu kéo dài phụ thuộc khách quan gây chậm trễ, nên các thủ tục thu xếp vốn về phía nội bộ cần rút ngắn để đẩy nhanh tiến độ. Lập kế hoạch giải ngân vốn cho từng tháng trong kế hoạch năm 2017 kịp thời có kế hoạch thu xếp vốn đối với các dự án còn thiếu vốn trong năm (đặc biệt ƣu tiên đối với các dự án trọng điểm, đồng bộ nguồn và trả nợ khối lƣợng).

3.2.3. Hoàn thiện ông tá ông tá đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Hoạt động đấu thầu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với từng dự án nói riêng và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế nói chung. Hiệu quả rõ nét nhất đạt đƣợc thông qua một cuộc đấu thầu là lựa chọn đƣợc nhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính, nhân sự và kinh nghiệm để thực hiện công việc theo yêu cầu.

Trong hoạt động mua sắm vật tƣ, thiết bị thƣờng thì các nhà đầu tƣ có ít kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng. Do đó lợi dụng sự cạnh tranh của các nhà cung cấp và thông qua đấu thầu để lựa chọn ngƣời bán thích hợp.[3]

Đối với ngành điện, một yêu cầu quan trọng là tính phụ thuộc vào việc cung cấp linh kiện của nhà thầu. Thiết bị vật tƣ phải là những thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, điều kiện khai thác sau này phải an toàn. Đây là một yêu cầu rất khó, vì nƣớc ta nền công nghiệp chƣa phát triển, nhất là nền công nghiệp điện tử đang ở giai đoạn gia công, chƣa có sản phẩm do Việt Nam tự chế tạo.

Lập kế hoạch đấu thầu, làm dự toán chính xác: Lập kế hoạch đấu thầu thực hiện cùng với việc xây dựng báo cáo khả thi đảm bảo nội dung kế hoạch

phù hợp báo cáo khả thi và các văn bản hiện hành để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

Vấn đề lập dự toán cũng cần đƣợc quan tâm vì dự toán của các dự án công trình là cơ sở để đánh giá, so sánh lựa chọn nhà thầu. Xây dựng dự toán phải chính xác, số liệu điều tra phải đầy đủ, khoa học. Vì lập dự toán không chính xác nên chúng ta mới hy vọng thông qua quá trình đàm phán làm giá hợp đồng giảm so với giá trúng thầu dẫn đến việc các nhà thầu chủ động tăng giá trƣớc rồi làm một đề nghị giảm giá gửi kèm với đơn chào hàng để tăng độ hấp dẫn. Dù là vốn nhà nƣớc thì chúng ta cũng phải sử dụng một cách có hiệu quả nhất, không lãng phí. Trong lúc chƣa thể xây dựng giá dự toán chính xác thì vấn đề bảo mật thông tin trong đấu thầu cần coi trọng. Các biện pháp thanh tra, xử lý vi phạm phải làm thƣờng xuyên, nghiêm minh để ngăn chặn các trƣờng hợp móc ngoặc, thông đồng làm lộ bí mật.

Quá trình duyệt và thẩm định kế hoạch đấu thầu phải thực hiện thật nghiêm chỉnh theo quy chế đấu thầu và thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Vấn đề cần quan tâm nhất của Pháp lệnh Đấu thầu là công tác thanh tra đấu thầu, vì trong thực tế đã có những trƣờng hợp thanh tra lại chính là ngƣời thực hiện đấu thầu nên không thể ký quyết định kỷ luật chính mình nếu có sai phạm. Dù kết quả đấu thầu có tốt, hợp đồng đầy đủ mà không có đƣợc khâu giám sát tích cực, chặt chẽ, thì hoạt động đấu thầu bị kéo dài, chất lƣợng không đảm bảo, gây lãng phí, thất thoát.[2]

Do tính chất của ngành điện lực, các thiết bị ngành điện lực chủ yếu là thiết bị nhập ngoại có giá trị thiết bị lớn mà mỗi nhà sản xuất thiết bị đều có một ƣu thế riêng, có những giải pháp riêng, thủ pháp riêng nên các cán bộ làm công tác đấu thầu phải là những ngƣời có kiến thức chuyên môn, khả năng kỹ thuật không thua kém bất cứ nhà thầu nào. Họ phải tìm hiểu, nắm bắt đƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng các công trình truyền tải điện khu vực miền trung tây nguyên (Trang 100)