CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng các công trình truyền tải điện khu vực miền trung tây nguyên (Trang 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý danh mục dự án đầu tƣ xây ựng công trình

trọng điểm và đảm bảo những yêu cầu cơ bản đƣợc nêu trong quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.

Trong điều kiện hiện nay việc đầu tƣ vào dự án nào cũng cần thiết. Do đó, cần xác định rõ tiêu chí cụ thể để đánh giá sự cần thiết phải đầu tƣ, qui mô đầu tƣ nhằm xác định đƣợc thứ tự ƣu tiên cho từng dự án.

Thẩm định dự án phải xác định cụ thể phƣơng pháp thẩm định, tiêu chuẩn để một dự án là khả thi về các kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lƣợng tƣ vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án. Chất lƣợng công tác tƣ vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả đầu tƣ của dự án. Sẽ gây tổn thất, lãng phí vốn đầu tƣ rất lớn nếu chất lƣợng công tác tƣ vấn và thẩm định các nội dung của dự án thấp, toàn bộ vốn đầu tƣ sẽ không phát huy hiệu quả trong trƣờng hợp đầu tƣ sai.[5]

Để nâng cao chất lƣợng lập BCNCKT ĐTXD, cần quan tâm các nội dung chính:

- Về công tác thỏa thuận tuyến: Cần lựa chọn tuyến đƣờng dây và mặt bằng trạm tối ƣu nhất. Ngay từ đầu CPMB cùng với Tƣ vấn làm việc với địa phƣơng để lựa chọn các phƣơng án phù hợp với quy hoạch, trên cơ sở đó chọn phƣơng án tối ƣu để xem xét, lựa chọn. Sau khi phƣơng án tuyến đƣợc lựa chọn, cho triển khai ngay công tác hiện trƣờng để quay phim, chụp hình,… và có biên bản xác nhận với địa phƣơng, các hộ dân (nếu đủ điều kiện).

- Tăng cƣờng kiểm soát để nâng cao chất lƣợng công tác khảo sát địa hình, địa chất.

- Công tác xác định đƣa khối lƣợng vào giai đoạn BCNCKT ĐTXD từng số liệu đầu vào có ảnh hƣởng đến TMĐT phải có định nghĩa cụ thể trƣớc để kiểm soát nhƣ: xác định nguồn vốn, lãi vay, dự phòng khối lƣợng, dự phòng trƣợt giá, khối lƣợng san gạt, khối lƣợng kè móng; tổ chức xây

dựng, giá VTTB,…

Đối với giai đoạn Thiết kế kĩ thuật: Rà soát các biến động để hiệu chỉnh dự toán cho phù hợp, tính toán cập nhật giá VTTB, Giá dự toán gói thầu lập theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng.

3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Một dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch sẽ hiệu quả hơn nếu tổng chi phí thực hiện dự án cũng đúng bằng chi phí dự toán.

Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý chi phí dự án là làm sao cho dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lƣợng đảm bảo với chi phí càng thấp càng tốt. Thời gian hoàn thành dự án có thể đƣợc rút ngắn song song với việc đẩy chi phí lên cao. Chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Nếu thời gian thực hiện dự án đƣợc rút ngắn thì chi phí gián tiếp càng ít. Để quản lý chi phí có hiệu quả, cần cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và thời gian thực hiện công việc. Với việc lợi dụng mối quan hệ mật thiết giữa 3 nhân tố trên, ta có thể đƣa ra một kế hoạch điều chỉnh chi phí sao cho tổng chi phí thực hiện dự án là thấp nhất.

Bởi thế, để có thể quản lý chi phí một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí thi công, CPMB cần lập kế hoạch điều chỉnh chi phí một cách hợp lí, từng bƣớc từng bƣớc để đảm bảo cả về mặt thời gian, chi phí cũng nhƣ chất lƣợng dự án.

Ngoài ra, trong quá trình đầu tƣ xây dựng công trình, việc thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ cũng thƣờng xảy ra. Vì vậy, cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn vấn đề lãng phí nhƣ sau:

- Phối hợp chặt chẽ giữa CPMB với đơn vị tƣ vấn để đƣa ra phƣơng án đầu tƣ hợp lý và tổng dự toán chính xác.

- Thực hiện thi công theo đúng bản vẽ kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lƣợng công trình, tránh việc thi công ẩu nhằm đạt tiến độ mà chất lƣợng công trình

không đảm bảo, đến lúc đó lại mất công phá đi làm lại gây lãng phí.[19]

- Phân bổ nguồn vốn hợp lí cho từng giai đoạn thực hiện dự án, đồng thời phải thƣờng xuyên tổng hợp số liệu về chi phí nhằm quản lý sát sao, đƣa ra biện pháp đối phó kịp thời khi xảy ra sự cố (ví dụ nhƣ thiếu vốn tạm thời…).[8]

Công tác thu xếp, bố trí vốn kịp thời, đúng thời điểm cho dự án cũng là một trong các yếu tố trọng yếu, ảnh hƣởng đến tiến độ các dự án. Do thủ tục đầu tƣ xây dựng phải trình qua các cấp, nhiều khâu kéo dài phụ thuộc khách quan gây chậm trễ, nên các thủ tục thu xếp vốn về phía nội bộ cần rút ngắn để đẩy nhanh tiến độ. Lập kế hoạch giải ngân vốn cho từng tháng trong kế hoạch năm 2017 kịp thời có kế hoạch thu xếp vốn đối với các dự án còn thiếu vốn trong năm (đặc biệt ƣu tiên đối với các dự án trọng điểm, đồng bộ nguồn và trả nợ khối lƣợng).

3.2.3. Hoàn thiện ông tá ông tá đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Hoạt động đấu thầu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với từng dự án nói riêng và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế nói chung. Hiệu quả rõ nét nhất đạt đƣợc thông qua một cuộc đấu thầu là lựa chọn đƣợc nhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính, nhân sự và kinh nghiệm để thực hiện công việc theo yêu cầu.

Trong hoạt động mua sắm vật tƣ, thiết bị thƣờng thì các nhà đầu tƣ có ít kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng. Do đó lợi dụng sự cạnh tranh của các nhà cung cấp và thông qua đấu thầu để lựa chọn ngƣời bán thích hợp.[3]

Đối với ngành điện, một yêu cầu quan trọng là tính phụ thuộc vào việc cung cấp linh kiện của nhà thầu. Thiết bị vật tƣ phải là những thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, điều kiện khai thác sau này phải an toàn. Đây là một yêu cầu rất khó, vì nƣớc ta nền công nghiệp chƣa phát triển, nhất là nền công nghiệp điện tử đang ở giai đoạn gia công, chƣa có sản phẩm do Việt Nam tự chế tạo.

Lập kế hoạch đấu thầu, làm dự toán chính xác: Lập kế hoạch đấu thầu thực hiện cùng với việc xây dựng báo cáo khả thi đảm bảo nội dung kế hoạch

phù hợp báo cáo khả thi và các văn bản hiện hành để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

Vấn đề lập dự toán cũng cần đƣợc quan tâm vì dự toán của các dự án công trình là cơ sở để đánh giá, so sánh lựa chọn nhà thầu. Xây dựng dự toán phải chính xác, số liệu điều tra phải đầy đủ, khoa học. Vì lập dự toán không chính xác nên chúng ta mới hy vọng thông qua quá trình đàm phán làm giá hợp đồng giảm so với giá trúng thầu dẫn đến việc các nhà thầu chủ động tăng giá trƣớc rồi làm một đề nghị giảm giá gửi kèm với đơn chào hàng để tăng độ hấp dẫn. Dù là vốn nhà nƣớc thì chúng ta cũng phải sử dụng một cách có hiệu quả nhất, không lãng phí. Trong lúc chƣa thể xây dựng giá dự toán chính xác thì vấn đề bảo mật thông tin trong đấu thầu cần coi trọng. Các biện pháp thanh tra, xử lý vi phạm phải làm thƣờng xuyên, nghiêm minh để ngăn chặn các trƣờng hợp móc ngoặc, thông đồng làm lộ bí mật.

Quá trình duyệt và thẩm định kế hoạch đấu thầu phải thực hiện thật nghiêm chỉnh theo quy chế đấu thầu và thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Vấn đề cần quan tâm nhất của Pháp lệnh Đấu thầu là công tác thanh tra đấu thầu, vì trong thực tế đã có những trƣờng hợp thanh tra lại chính là ngƣời thực hiện đấu thầu nên không thể ký quyết định kỷ luật chính mình nếu có sai phạm. Dù kết quả đấu thầu có tốt, hợp đồng đầy đủ mà không có đƣợc khâu giám sát tích cực, chặt chẽ, thì hoạt động đấu thầu bị kéo dài, chất lƣợng không đảm bảo, gây lãng phí, thất thoát.[2]

Do tính chất của ngành điện lực, các thiết bị ngành điện lực chủ yếu là thiết bị nhập ngoại có giá trị thiết bị lớn mà mỗi nhà sản xuất thiết bị đều có một ƣu thế riêng, có những giải pháp riêng, thủ pháp riêng nên các cán bộ làm công tác đấu thầu phải là những ngƣời có kiến thức chuyên môn, khả năng kỹ thuật không thua kém bất cứ nhà thầu nào. Họ phải tìm hiểu, nắm bắt đƣợc những thông tin mới nhất trong các thiết bị phục vụ cho nhu cầu đầu tƣ của

các nƣớc trên thế giới. Trƣớc khi gọi thầu phải tìm kiếm thông tin qua nhiều kênh về chủng loại, giá cả, các hãng và nƣớc sản xuất thiết bị mà mình cần, phải cập nhật đƣợc sự tiến bộ của thế giới nhất là các nƣớc công nghiệp phát triển, có thể mạnh về sản xuất các thiết bị ngành điện công suất lớn. Nếu cần thiết có thể cử cán bộ tham gia vào các cuộc tham quan, hội thảo quốc tế, hội chợ quốc tế về công nghệ và kỹ thuật mới để tiếp cận đƣợc các thông tin về công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận đối tác cung là quá trình tìm hiểu để chọn đƣợc công nghệ mới nhất của mỗi nƣớc, hiện đại nhất, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong việc cung cấp thiết bị.

Việc lựa chọn đối tác (cả đối tác nƣớc ngoài và đối tác Việt Nam): Việc kiểm tra năng lực của đối tác ngoài việc nghiên cứu tài liệu, hồ sơ pháp lý do bên đối tác cung cấp còn thông qua tiếp xúc giữa các bên, thông qua các công ty dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ, các đại sứ quán, các cơ quan xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại hoặc các hiệp hội thƣơng mại.

- Lập hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng và hiệu quả của gói thầu. Lập hồ sơ mời thầu là một khâu quan trọng vì nói quyết định đến kết quả cuối cùng của hoạt động đấu thầu. Cơ sở lập hồ sơ mời thầu:

+ Quyết định đầu tƣ, báo cáo khả thi. + Kế hoạch đấu thầu

+ Thiết kế kỹ thuật kèm theo dự toán

+ Các cơ chế chính sách liên quan đến đấu thầu

Hồ sơ mời thầu phải đảm bảo chất lƣợng, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợi cho việc xét thầu. Trong hồ sơ mời thầu phải rõ ràng về nội dung, đầy đủ, chính xác, khách quan, yêu cầu nhà thầu cung cấp thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng, nhiệm vụ mà Chính phủ đặt ra, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam, khả năng

quản lý, vận hành, thay thế bằng nguyên liệu mà mình có thể khai thác đƣợc. Một yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu là nếu nhà thầu nào đƣợc lựa chọn thì nhà thầu đó không đƣợc thay đổi các yêu cầu cung cấp thiết bị do sự ràng buộc trong hồ sơ mời thầu đặt ra.

Hồ sơ mời thầu đƣợc xây dựng theo các chuẩn mực nhƣng phải thông qua phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền nên giao cho những ngƣời có kinh nghiệm thực hiện. Nhờ đó những vấn đề khúc mắc phải đƣợc phát hiện và sửa đổi trong khi phê duyệt, đảm bảo đƣợc tính khoa học, công bằng, khách quan, trung thực trong đấu thầu.

Để xây dựng hồ sơ mời thầu, cần sử dụng các cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu. Nếu cần thiết, sử dụng các chuyên gia trong và ngoài nƣớc để giúp CPMB khắc phục đƣợc những khó khăn do không có kinh nghiệm và trình độ. Ngƣời chuyên gia chỉ đóng vai trò thuần tuý về mặt kỹ thuật, pháp lý, tổ chức xây dựng hồ sơ mời thầu chứ không tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Vì vây, việc lựa chọn họ phải thật sự đảm bảo nguyên tắc bảo mật, khách quan trong việc xây dựng hồ sơ mời thầu, không móc ngoặc, thông đồng. Bộ hồ sơ mời thầu phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng và phù hợp với quy chế đấu thầu và các văn bản có liên quan, không có các điểm mơ hồ dễ phát sinh tranh chất sau này. Khi xây dựng hồ sơ mời thầu (đối với đấu thầu quốc tế) thì lƣu ý các văn bản quy định về thuế xuất nhập khẩu, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu,…

Đánh giá hồ sơ mời thầu: chiếm nhiều công sức, thời gian, tiền của và rất dễ phát sinh tiêu cực do chúng ta không tuân thủ đúng các quy định của kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và không theo một trình tự quy định.

Trong đấu thầu viêc tuân thủ triệt để các nguyên tắc đấu thầu sẽ đảm bảo thắng lợi. Nếu làm không đúng, nể nang dẫn đến thắc mắc, công trình

không hoàn thành đúng thời hạn. Vận dụng đúng các nguyên tắc, quy định trong đấu thầu giúp đấu thầu đạt hiệu quả mong muốn, buộc các nhà thầu phải tự khẳng định mình nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của CPMB.

Đối với công tác xét thầu: Các thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu cần phối hợp và xem xét kỹ hồ sơ chào thầu của nhà thầu nhằm phát hiện các sai khác so với hồ sơ mời thầu và các quy định hiện hành, từ đó có đề xuất để hoàn chỉnh và chuẩn xác lại trong báo cáo xét thầu.

Đàm phán, ký hợp đồng: Các cuộc đấu thầu không thể đáp ứng 100% các quy định của bên mời thầu. Các nhà thầu trong quá trình chuẩn bị các đề xuất kỹ thuật, tổ chức sẽ có những điểm khác so với quy định trong hồ sơ mời thầu nhƣng lại có lợi cho CPMB. Hợp đồng mẫu soạn thảo trƣớc đây cần phải thay đổi cho phù hợp. Đàm phán, ký hợp đồng phải đƣợc tiến hành khẩn trƣơng ngay sau khi thông báo trúng thầu của CPMB. Nhờ đó mà có thể rút ngắn thời hạn đấu thầu, công trình sớm đƣợc đƣa vào sử dụng, hiệu quả sử dụng vốn cao.

Để thực hiện đàm phán có hiệu quả, CPMB và nhà thầu đều phải chuẩn bị kỹ bằng một kế hoạch đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch đàm phán phải chứa đựng các thông tin cần thiết, các mục tiêu có phân loại và các biện pháp thực thi nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Ngoài việc xây dựng chính xác mục tiêu, kết quả đàm phán đạt đƣợc còn phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp đƣa ra. Ngƣời chủ dự án, ngƣời đứng đầu cuộc đàm phán phải đƣợc lựa chọn hết sức cẩn thận.

Có kế hoạch đàm phán tốt nhƣng phải đƣợc ngƣời có năng lực, có kinh nghiệm thực hiện. Trong nhóm cán bộ đàm phán thì ngƣời trƣởng đoàn giữ vai trò quan trọng, ngƣời này có năng lực quản lý để ra quyết định kịp thời đồng thời phải có tính cách bền bỉ, hiểu biết chủ đề, nói năng mạch lạc, hiểu biết xã hội, đặc biệt văn hoá đối tác, ngôn ngữ đàm phán. Ngoài ra phải chịu

khó lắng nghe ý kiến của các thành viên trong đoàn, không phủ định ý kiến ngƣời khác nếu ý kiến của họ không trùng với ý kiến của mình mà chƣa suy xét cẩn thận. Thông qua đàm phán chúng ra loại trừ đƣợc không ít rủi ro, tiết kiệm đƣợc tiền cho chủ đầu tƣ.[3]

Giá trúng thầu thấp cũng chƣa hẳn là tốt. Có thể do nhà thầu cố tình bỏ giá thấp để giành đƣợc công trình, sau đó điều chỉnh gía trị hợp đồng, hoặc không đảm bảo đƣợc chất lƣợng công trình,… Ngoài ra, vấn đề hợp đồng gắn trách nhiệm giữa CPMB và nhà thầu cũng cần đƣợc hoàn thiện. Một số hợp đồng quá đơn giản, dồn sức ép vào một phía, thiếu các điều kiện chi tiết, gây

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng các công trình truyền tải điện khu vực miền trung tây nguyên (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)