Yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan hành chính cấp xã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công cấp xã (phường) tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 96 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ðỂ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan hành chính cấp xã

Cơ quan hành chính cấp xã, phường là cấp chính quyền cơ sở trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của ðảng và Nhà nước; là cơ quan mang tính tổng hợp, đa ngành, liên ngành. Khi giải quyết các cơng việc quan trọng cĩ liên quan đến cơ sở, như tài chính, giáo dục, văn hĩa, xây dựng, tư pháp, trật tự - an ninh...thì chính quyền xã bắt buộc vừa phải tuân theo các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải tuân theo quyết nghị của HðND xã. ðồng thời chính quyền cấp xã (phường) cũng thể hiện tính chất tự quản khá cao, nhất là trong bối cảnh xây dựng hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chính quyền xã giữ các vai trị là:

- Cầu nối giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân ở địa phương;

- ðại diện cho Nhà nước và nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước; trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của ðảng và Nhà nước ở địa phương.

- ðiều tiết sự tự quản của các thơn/làng/tổ dân phố trên địa bàn xã, phường trong cơng tác phát triển.

Chủ thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã là các CBCCHC cấp xã. Ngồi việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của ðảng, pháp luật của nhà nước, họ đồng thời là những người trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến phàn hồi của nhân dân về những vướng

mắc trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách để đề xuất lên cấp trên điều chỉnh cho phù hợp. Xuất phát từ các điều này, cần phải phát triển đội ngũ CBCCHC cấp xã, phường để đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra đối với chính quyền cấp cơ sở:

- Phải đủ mạnh, thể hiện đầy đủ quyền lực của mình trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phĩ.

- Phải mềm dẻo, linh hoạt trong tiếp xúc, làm việc với người dân. Xử lý thỏa đáng các yêu cầu đa dạng của người dân. Giải quyết hài hịa các mối quan hệ cộng đồng truyền thống chi phối. Vừa đồng thời phải vừa thực hiện đúng pháp luật, vừa phù hợp với truyền thống và điều kiện của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng, dân tộc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính công cấp xã (phường) tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)