VỐN LƢU ĐỘNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại dược phẩm vi bảo ngọc (Trang 27)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1. VỐN LƢU ĐỘNG

1.1.1. Khái niệm

a. Khái niệm vốn

Trong tác phẩm “Kinh tế học”, David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Trong đó: Vốn hiện vật là tất cả những tài sản đang đƣợc đầu tƣ phục vụ cho hoạt động SXKD. Vốn tài chính là biểu hiện bằng tiền, xác định số vốn DN đã ứng ra để đầu tƣ vào các tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

b. Khái niệm vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố con ngƣời lao động, tƣ liệu lao động còn phải có đối tƣợng lao động. Trong các doanh nghiệp đối tƣợng lao động bao gồm hai bộ phận: Một bộ phận là những nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế…đang dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất đƣợc tiến hành nhịp nhàng, liên tục; bộ phận còn lại là những nguyên vật liệu đang đƣợc chế biến trên dây chuyền sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dƣới hình thái vật chất gọi là tài sản lƣu động của doanh nghiệp. Tài sản lƣu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lƣu động sản xuất. Mặt khác, doanh nghiệp sau khi sản xuất xong có thể chuyển bán ngay cho đơn vị mua mà cũng có thể phải làm một số công việc nhƣ đóng gói, tích lũy thành lô hàng, thanh tóan với khách hàng….nên hình thành một số khoản vật tƣ và tiền tệ (thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu khách hàng…) Những khoản vật tƣ và tiền tệ này phát sinh trong quá trình lƣu thông gọi là tài sản lƣu động trong lƣu thông

Nhƣ vậy xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành liên tục, ngoài tài sản cố định doanh nghiệp còn cần phải có tài sản luân chuyển trong dự trữ, trong sản xuất và trong lƣu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các tài sản luân chuyển này các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tƣ ban đầu nhất định.

Vốn lƣu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trƣớc đề đầu tƣ, mua sắm TSLĐ nhằm đảm bảo quá trình SXKD của doanh nghiệp đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và liên tục.

Vốn lƣu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lƣu động nên đặc điểm vận động của vốn lƣu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lƣu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lƣu động luân chuyển không ngừng, vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lƣu thông. Quá trình này đƣợc diễn ra liên tục và thƣờng xuyên lặp lại theo chu kỳ và đƣợc gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lƣu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lƣu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tƣ hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ.

Vốn lƣu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị hàng hóa và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

c. Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lƣu động của doanh nghiệp thƣờng xuyên chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau tạo thành sự tuần hoàn của vốn lƣu động

Vốn lƣu động hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Vốn lƣu động thƣờng tồn tại dƣới nhiều hình thái khác nhau trong khâu sản xuất và lƣu thông ở cùng một thời điểm.

Số vốn lƣu động cần thiết phụ thuộc vào đặc điểm, chu kỳ kinh doanh và tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp thƣơng mại, vốn lƣu động thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

1.1.2. Phân loại vốn lƣu động

a. Phân loại theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh

Vốn lƣu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.

Vốn lƣu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.

Vốn lƣu động trong khâu lƣu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý);các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…).

b. Phân loại theo hình thái biểu hiện

Vốn vật tƣ hàng hóa: Là các khoản vốn lƣu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể nhƣ nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…

Vốn khoản phải thu: Bao gồm phải thu khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ và các khoản phải thu khác.

Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ nhƣ tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng.

Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn trữ tiền vốn và các loại vật liệu là bao nhiêu, có đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không, cũng nhƣ khả năng thu hồi khoản phải thu của doanh nghiệp.

c. Phân loại theo nguồn hình thành

Vốn chủ sở hữu: là số vốn lƣu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt.

Các khoản nợ: là khoản vốn lƣu động đƣợc hình thành từ các khoản vay các ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ khách hàng chƣa thanh toán và các khoản nợ khác.

Nhƣ vậy, phân loại vốn lƣu động rất quan trọng đối với việc sử dụng hiệu quả vốn lƣu động. Thông qua phân loại vốn lƣu động, ngƣời quản lý thấy đƣợc vốn lƣu động đang tồn đọng ở khâu nào, khoản mục, hình thành từ nguồn nào nào hay cần bổ sung vốn lƣu động ở khâu nào, khoản mục nào, huy động từ nguồn nào để có lợi nhất. Việc phân loại vốn lƣu động trên chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối, vì trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lƣu động luôn vận động, luân chuyển không ngừng từ khâu này sang khâu khác, từ khoản mục này sang khoản mục khác.

1.1.3. Vai trò của vốn lƣu động

-Vốn lƣu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. -Vốn lƣu động đảm bảo cho sự thƣờng xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh từ các khâu thu mua nguyên vật liệu, tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Vốn lƣu động có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào khả năng khai thác và sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp

1.2. SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG

Việc phân tích hình hình sử dụng vốn lƣu động tại doanh nghiệp bắt đầu từ việc ƣớc tính nhu cầu vốn lƣu động. Từ việc xác định đƣợc nhu cầu vốn lƣu động sử dụng trong doanh nghiệp là việc lựa chọn và tìm kiếm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lƣu động. Sau đó là nghiên cứu việc hoạch định và thực

thi các chính sách quản lý từng bộ phận của vốn lƣu động. Sau quá trình phân tích tình hình sử dụng vốn lƣu động là sự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

1.2.1. Ƣớc tính nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp

Ƣớc tính nhu cầu vốn lƣu động là việc xác định nhu cầu vốn lƣu động cần đầu tƣ cho năm kế hoạch, dựa trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của từng bộ phận vốn lƣu động cần đầu tƣ…

Có hai phƣơng pháp chủ yếu để xác định nhu cầu vốn lƣu động là: phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp [6]

+ Phƣơng pháp trực tiếp

Doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu từng bộ phận vốn lƣu động để xác định tổng nhu cầu vốn lƣu động

- Xác định nhu cầu vốn bằng tiền: căn cứ lƣợng tiền mặt cần thiết cho hoạt động thƣờng xuyên, doanh nghiệp cần dự trù đƣợc nguồn thu, thời gian chi tiền và mức dự trữ tiền mặt mong muốn

- Xác định nhu cầu vốn cho hàng tồn kho: căn cứ vào số liệu tổng hợp tình hình dự trữ hàng tồn kho các năm trƣớc và tình hình biến động của năm kế hoạch để xác định mức tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác định nhu cầu vốn các khoản phải thu: dựa vào kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và chính sách bán tín dụng của doanh nghiệp, dự tính mức vốn bình quân cho khách hàng nợ

Nhu cầu vốn lƣu động đƣợc xác định bằng tổng nhu cầu vốn bằng tiền, vốn cho hàng tồn kho và vốn cho các khoản phải thu.

- Ƣu điểm: Phƣơng pháp này giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn

- Nhƣợc điểm: Phƣơng pháp này cần phải tính toán nhiều và khá phức tạp

+ Phƣơng pháp gián tiếp

Dựa vào mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành vốn lƣu động với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ phần trăm tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn cho năm kế hoạch.

Phƣơng pháp này thực hiện theo các trình tự sau:

- Xác định số dƣ các bộ phận vốn lƣu động năm báo cáo: Căn cứ vào số dƣ cuối kỳ của các khoản trên Bảng cân đối kế toán qua các năm, chọnnhững khoản mục có quan hệ chặt chẽ và chịu sự biến động trực tiếp củadoanh thu.

- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo.

Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lƣu động so với doanh thu thuần. -Xác định nhu cầu vốn lƣu động cho năm kế hoạch.

-Ƣu điểm:

 Phƣơng pháp này đơn giản, dễ thực hiện và đƣợc sử dụng phổ biến

- Nhƣợc điểm:

 Số liệu tính toán chỉ mang tính chất tƣơng đối

1.2.2. Nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lƣu động.

Sau khi hoạch định vốn lƣu động, doanh nghiệp cần tìm cho mình nguồn tài trợ hợp lý. Nhu cầu vốn lƣu động bao gồm hai thành phần: nhu cầu thƣờng xuyên và nhu cầu tạm thời. Nhu cầu thƣờng xuyên cần đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn còn các nhu cầu tạm thời thì đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn [5, tr.204-205].

Nguồn tài trợ cho tài sản lƣu động bằng nguồn vốn dài hạn là vốn lƣu động ròng, nguồn tài trợ cho tài sản lƣu động bằng nguồn vốn ngắn hạn là nợ ngắn hạn.

Vốn lƣu động ròng đo lƣờng năng lực tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. VLĐR = NVTX – TSDH = TSNH – NNH (1.1) Chỉ tiêu này dƣơng có nghĩa là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng toàn bộ ngắn hạn và một phần vốn dài hạn để đầu tƣ cho tài sản ngắn hạn. Điều này cũng có nghĩa là công ty có khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn của mình. Ngƣợc lại nếu là âm có nghĩa là công ty không có khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn của mình.

Từ chỉ tiêu vốn lƣu động ròng, ta có thể phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp thông qua việc tính toán nhu cầu vốn lƣu động ròng và ngân quỹ ròng

+ Nhu cầu vốn lƣu động ròng:

NC VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (trừ các khoản vay) (1.2)

+ Ngân quỹ ròng:

NQR = VLĐR – NC VLĐR (1.3) Ngân quỹ ròng > 0: Đạt trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐ ròng.

Ngân quỹ ròng < 0: VLĐ ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng, doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ cho một phần tài sản dài hạn khi VLĐ ròng âm. Doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn và bất lợi với doanh nghiệp.

Ngân quỹ ròng = 0: VLĐ ròng vừa đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng, đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn nhƣng không bền vững.

1.2.3. Hoạch định và thực thi chính sách quản trị từng bộ phận của vốn lƣu động. vốn lƣu động.

a. Vốn bằng tiền.

thành vốn bằng tiền của Công ty. Quản trị vốn tiền mặt trong doanh nghiệp là nội dung chủ yếu trong quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

Nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp thông thƣờng là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày nhƣ mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu đƣợc chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

Nội dung quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thông thƣờng bao gồm:

+Hoạch định mức dự trữ vốn bằng tiền

Mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý cần đƣợc xác định sao cho doanh nghiệp có thể:

- Tránh đƣợc các rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay phải gia hạn thanh toán nên bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn.

- Không làm mất khả năng mua chịu từ nhà cung cấp

- Tận dụng đƣợc các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Những phƣơng pháp thƣờng dùng để xác định mức dự trữ ngân quỹ là: - Phƣơng pháp tổng chi phí tối thiểu (Mô hình Baumol):

Giả sử doanh nghiệp có một lƣợng tiền mặt và phải sử dụng nó để đáp ứng các khoản chi tiêu tiền mặt một cách đều đặn. Khi lƣợng tiền mặt đã hết, doanh nghiệp có thể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản cao) để có lƣợng tiền mặt nhƣ lúc đầu. Có hai loại chi phí cần đƣợc xem xét khi bán chứng khoán: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là mức lợi tức chứng khoán doanh nghiệp bị mất đi; Chi phí cho việc bán chứng khoán mỗi lần, đóng vai trò nhƣ là chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng. Trong điều

kiện đó mức dự trữ vốn tiền mặt tối đa của doanh nghiệp chính bằng số lƣợng chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủ lƣợng vốn tiền mặt mong muốn bù đắp đƣợc nhu cầu chi tiêu tiền mặt.

Mức dự trữ

Mức tiền mặt bình quân

Thời gian (ngày) X

X/2

Mô hình 1.1. Mô hình Baumol xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu

Công thức tính nhƣ sau: k xF T Cm ax  2( ) (1.4)

Trong đó: Cmax: Số lƣợng tiền mặt dự trữ tối đa T: Lƣợng tiền mặt chi dùng trong năm k: Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt trong kỳ

F: Chi phí cố định phát sinh để có đƣợc tiền mặt -Ƣu điểm

Mô hình đơn giản và tinh giản nhất cho việc quyết định tồn quỹ tối ƣu. -Nhƣợc điểm:

Mô hình Baumol đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở giả định là:

Mô hình giả định dòng tiền rời rạc và không đổi.

Mô hình giả định doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi. Nhƣng trong thực tế, sự bù đắp chỉ đƣợc quản lý một phần bởi vì ngày

đến hạn thanh toán của các khoản tiền là khác nhau và tổng chi phí không thể đƣợc dự đoán chính xác.

Mô hình giả định không có số thu tiền mặt trong kỳ hoạch định. Nhƣng thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều có những dòng tiền vào và ra liên tục hàng ngày.

Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn. Các doanh nghiệp sẽ có thể muốn giữ một lƣợng tiền mặt dự trữ an toàn để tránh nguy cơ thiếu hụt tiền mặt hoặc khi cần chi tiền. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất đinh, doanh nghiệp có thể bán các chứng khoán đầu tƣ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại dược phẩm vi bảo ngọc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)