Phân tích kết cấu chung của vốn lƣu động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại dược phẩm vi bảo ngọc (Trang 67 - 70)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Phân tích kết cấu chung của vốn lƣu động

Bảng 2.2. Bảng phân tích kết cấu chung của vốn lưu động

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1.Vốn bằng tiền Trd 294 952 1.243 143 1.358

2.Vốn hàng tồn kho Trd 992 789 711 2.810 2.463

3.Vốn cho khoản phải thu Trd 1.332 1.935 487 2.122 2.214

4.Vốn lƣu động Trd 2.618 3.676 2.441 5.075 6.035 5.Tỷ trọng vốn bằng tiền (05=01/04) % 11,23 25,90 50,92 2,82 22,50 6.Tỷ trọng vốn hàng tồn kho (06=02/04) % 37,89 21,46 29,13 55,37 40,80 7.Tỷ trọng vốn các khoản phải thu (07=03/04) % 50,88 52,64 19,95 41,81 36,70

(Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH TM Dược phẩm Vi Bảo Ngọc 2012-2016)

Thứ nhất về vốn bằng tiền, qua năm năm có sự tăng giảm thất thƣờng. Đặc biệt năm 2014 mặc dù có tổng số vốn lƣu động thấp nhất song số vốn tiền mặt cao nhất. Mặc dù doanh thu và vốn lƣu động giảm song vốn bằng tiền vẫn rất cao, đây là hiện tƣợng khá bất thƣờng.Vào năm này nguồn hàng nhập về liên tục xảy ra những biến cố nhƣ đứt nguồn hàng hoặc giá cả đầu vào cao hơn giá của Cục Dƣợc nên hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Công ty tăng cƣờng thu hồi, tất toán các khoản nợ cũ làm tăng khoản vốn bằng tiền. Những năm tiếp theo, tình hình kinh doanh ổn định trở lại, Công ty đang muốn thu hút khách hàng nên nới lỏng chính sách bán tín dụng, làm tăng vốn các khoản phải thu, giảm vốn bằng tiền. Ngoài ra, việc đầu tƣ tài sản cố định năm 2015 cũng dẫn đến vốn bằng tiền giảm, điều này có khả năng dẫn đến Công ty không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp. Mặt khác, sẽ mất cơ hội hƣởng các khoản ƣu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tƣ phát sinh ngoài dự kiến. Năm 2016, vốn bằng tiền có sự gia tăng trở lại, một phần là do doanh thu tăng, một phần là do Công ty đang có xu hƣớng nắm giữ tiền để chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và

thanh toán nợ ngay khi đến hạn. Tuy nhiên, tiền sẽ không sinh lãi và phát sinh các khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, gây lãng phí và ứ đọng.

Về vốn hàng tồn kho, loại vốn này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lƣu động. Qua từng năm, Công ty sẽ có mức điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Chỉ có năm 2014, tỷ trọng giảm mạnh do sự biến động của các mặt hàng trên thị trƣờng nhƣ đứt hàng và có hiện tƣợng hàng Công ty trôi nổi ở một số thị trƣờng không thuộc phạm vi kinh doanh, việc kiểm soát hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, Cục Quản lý Dƣợc đã bắt đầu rà soát lại toàn bộ các thành phần của thuốc, điều chỉnh lại các mức giá đầu vào làm ảnh hƣởng đến giá bán của Công ty. Vì vậy, việc giảm lƣợng đặt hàng dẫn đến vốn hàng tồn kho giảm là điều hợp lý. Những năm tiếp theo, Công ty nhập các mặt hàng thay thế có tính ổn định hơn trƣớc và nâng số vốn hàng tồn kho lên và chiếm hơn một nửa tổng số vốn lƣu động. Sự điều chỉnh này mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn thể hiện qua sự tăng trƣởng của lợi nhuận. Thị trƣờng dần ổn định hơn trƣớc nên việc tiêu thụ hàng hóa đã trở nên dễ dàng hơn trƣớc. Nhờ vào công tác tiếp thị tốt nên các mặt hàng mới vẫn đƣợc chấp nhận và tiêu thụ khá nhanh. Vì vậy, doanh thu tăng và vốn hàng tồn kho giảm. Nhìn chung, tỷ trọng hàng tồn kho trên của công ty không còn hợp lý nữa vì mức gia tăng của doanh thu của công ty không tƣơng ứng với tỷ trọng của hàng tồn kho. Điều đó làm cho chi phí vốn tồn kho vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong khi doanh thu tăng thấp làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty bị giảm sút.

Về vốn các khoản phải thu, tỷ trọng của loại vốn này cũng khá lớn và chiếm hơn một nửa tổng vốn lƣu động. Nguyên nhân là để cạnh tranh đƣợc Công ty buộc phải thay đổi chính sách bán hàng để kích thích tiêu thụ sản phẩm nhƣ kéo dài thời hạn thanh toán một số hợp đồng. Tƣơng tự với vốn bằng tiền và vốn hàng tồn kho, vốn các khoản thu giảm mạnh. Sự sụt giảm

này chủ yếu là doanh thu năm 2014 thấp, đồng thời do Công ty đẩy mạnh việc thu nợ trong năm này để tránh rủi ro mất vốn. Sau thời kỳ khủng hoảng mạnh, năm 2015 là sự gia tăng kỷ lục đến hơn 2 tỷ chiếm tỷ trọng hơn 40% trong tổng vốn lƣu động. Sự gia tăng này là do Công ty đã nới lỏng chính sách bán tín dụng bằng cách gia hạn nợ cho các đối tác truyền thống nhằm giữ khách hàng.Việc gia tăng nhanh của khoản phải thu đó công ty đổi lại là mức tăng trƣởng lợi nhuận cũng lên đến 205,3%. Nhƣ vậy mức gia tăng đó là hợp lý. Tuy nhiên sang năm 2016 khoản phải thu của công ty vẫn tăng so với 2015 là 4% trong khi lợi nhuận của công ty lại giảm 10%. Nhƣ vậy mức tăng trƣởng về khoản phải thu năm 2016 đã không đem lại hiệu quả cho công ty mà ngƣợc lại nó còn làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của công ty khiến cho chi phí sử dụng vốn của công ty tăng qua đó lợi nhuận bị giảm so với năm 2015.

Sau khi xem xét kết cấu vốn lƣu động chung ta nhận thấy rằng vốn lƣu động của công ty TNHH Thƣơng mại Dƣợc phẩm Vi Bảo Ngọc tồn tại dƣới dạng vốn tồn kho và giá trị phải thu là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể giá trị vốn tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất dao động trong khoảng từ 21,46% đến 55,37%. Tiếp đến là khoản phải thu chiếm tỷ trọng dao động trong khoảng từ 19,99% đến 52,64%. Đứng ở vị trí thứ ba là vốn tiền mặt chiếm tỷ trọng từ 2,82% đến 50,92%. Nhƣ vậy trong quá trình quản trị vốn lƣu động của công ty thì công tác quản trị vốn tồn kho và khoản phải thu phải luôn luôn đƣợc đặt lên vị trí hàng đầu, nó là nhân tố quan trọng quyết định đến phần lớn đến hiệu quả trong công tác quản trị vốn lƣu động. Vì vậy Công ty phải có những biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý vốn lƣu động nằm trong giá trị vốn tồn kho và khoản phải thu của công ty nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, liên tục với chi phí sử dụng vốn thấp nhất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại dược phẩm vi bảo ngọc (Trang 67 - 70)