7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.2. Phân loại vốn lƣu động
a. Phân loại theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn lƣu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
Vốn lƣu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
Vốn lƣu động trong khâu lƣu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý);các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…).
b. Phân loại theo hình thái biểu hiện
Vốn vật tƣ hàng hóa: Là các khoản vốn lƣu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể nhƣ nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
Vốn khoản phải thu: Bao gồm phải thu khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ và các khoản phải thu khác.
Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ nhƣ tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng.
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn trữ tiền vốn và các loại vật liệu là bao nhiêu, có đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không, cũng nhƣ khả năng thu hồi khoản phải thu của doanh nghiệp.
c. Phân loại theo nguồn hình thành
Vốn chủ sở hữu: là số vốn lƣu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt.
Các khoản nợ: là khoản vốn lƣu động đƣợc hình thành từ các khoản vay các ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ khách hàng chƣa thanh toán và các khoản nợ khác.
Nhƣ vậy, phân loại vốn lƣu động rất quan trọng đối với việc sử dụng hiệu quả vốn lƣu động. Thông qua phân loại vốn lƣu động, ngƣời quản lý thấy đƣợc vốn lƣu động đang tồn đọng ở khâu nào, khoản mục, hình thành từ nguồn nào nào hay cần bổ sung vốn lƣu động ở khâu nào, khoản mục nào, huy động từ nguồn nào để có lợi nhất. Việc phân loại vốn lƣu động trên chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối, vì trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lƣu động luôn vận động, luân chuyển không ngừng từ khâu này sang khâu khác, từ khoản mục này sang khoản mục khác.