8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.3.1. Phát triển về số lượng
Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là một quá trình từ ban hành và triển khai thực thi cơ chế chính sách về BHXH của nhà nước, thực hiện các giải pháp tạo động lực thúc đẩy người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm làm gia tăng số người, số nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thông qua nhiều phương thức tham gia, đóng góp….
Như vậy phát triển về số lượng người tham gia BHXHTN được thực hiện trên cơ sở tăng về số lượng, tỷ lệ đảm bảo người tham gia BHXHTN trong từng nhóm đối tượng, đảm bảo đối với các nhóm tham gia BHXHTN bắt buộc đạt 100% số người tham gia, đối với nhóm đối tượng hiện tại đang tham gia BHXHTN tự nguyện cần tiếp tục phân nhóm để đưa dần vào nhóm tham gia BHYT bắt buộc theo lộtrình đồng thời xã hội hóa BHXHTN.
Trên cơ sở phân tích nhu cầu (qua khảo sát thực tế) của các nhóm đối tượng tham gia BHXH TN, có thể mở rộng nhóm đối tượng tham gia BHXH TN đối với những người chưa từng tham gia BHXH và gia tăng số lượng người thuộc các nhóm đã tham gia BHXH TN.
- Đối với nhóm người đã và đang tham gia BHXH TN như đã phân tích ở trên, có thể lựa chọn những đối tượng có thu nhập tương đối ổn định và phát triển trong một số năm. Ví dụ có thể mở rộng đối với nhóm người làm việc trong khu vực tiểu thủ công nghiệp; lao động độc lập nhưng thu nhập khá ổn định như người dân buôn bán, thợ làm tóc…
- Đối với nhóm chưa tham gia BHXH TN cần tăng cường tuyên truyền, đồng thời tổ chức khảo sát để mở rộng độ bao phủ của nhóm như mở rộng đối với nông dân, lao động trong các trang trại, các cơ sở sản xuất cá thể nhỏ lẻ.
- Sốngười và tỷ lệ tăng sốngười tham gia BHXHTN hàng năm. - Số thu và tỷ lệtăng trưởng số thu BHXHTN hàng năm.
- Tỷ trọng tham gia BHXHTN.
1.3.2. Phát triển về chất lượng BHXH TN
Chất lượng BHXHTN được hiểu là chất lượng của quá trình cung cấp dịch vụ BHXHTN của các tổ chức liên quan ( cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh ... ) cho người thụ hưởng là người tham gia BHXHTN. Theo đó quá trình này được thực hiện từ việc xác lập các thủ tục để cam kết cung cấp dịch vụ, quản lý thu chi quỹ, tổ chức hoạt động khám chữa bệnh... và nó được đo lường bằng mức độ thỏa mãn của người tham gia BHXHTN.
* Chất lượng BHXHTN được xem xét trên các mặt sau:
- Chất lượng công tác tổ chức quản lý cung ứng dịch vụ, tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ BHXHTN, công tác quản lý chuyên môn thanh toán bảo đảm chế độ BHXH hay thủ tục chuyển tuyến thanh toán ,... các thủ tục rỏ ràng, đơn giản, minh bạch, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng và kiểm soát được quyền lợi của minh khi tham gia BHYT.
- Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ thanh toán và hư trí : trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên, danh mục dịch vụ và thái độ chăm sóc, phục vụ khách hàng và các dịch vụ đi kèm như cung cấp thực phẩm nước uống, vệ sinh công nghiệp...
- Gói quyền lợi vật chất và tinh thần của người tham gia BHXHTN được hưởng đó là tỷ lệ chi phí được BHXHTN chi trả/tổng chi phí khám chữa bệnh.
Như vậy chất lượng BHXHTN được kết hợp từ nhiều yếu tố như trên nhưng cuối cùng phải được đo lường bằng mức độ cải chất lượng dịch vụ bảo
đảm cho khách hàng thỏa mái khi hướng dịch vụ.
* Những điều kiện cơ bản để phát triển chất lượng BHXHTN
- Chính phủ chú trọng huy động các nguồn lực ưu tiên cho đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ BHXHTN, đặc biệt là đầu tư công chủa chính phủ phải đóng vai trò chủđạo đồng thời khuyến khích xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực này đi đối với cơ chế huy động nguồn vốn cho đầu tư vào lĩnh vực khám chữa bệnh:
- Hệ thống đào tạo và chính sách thu hút, ưu tiên làm việc trong lĩnh vực BHXHTN đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ BHXHTN.
- Có cơ chế huy động và sử dụng nguồn quỹ BHXHTN hiệu quả đảm bảo đáp ứng nhu cầu BHXHTN.
Ở nội dung phát triển về chất lượng ta chú trọng đến thu nhập của những người lao động đã tham gia BHXH TN đểtác động đến các nhóm có thu nhập trên trung bình và thu nhập cao tư vấn xây dựng mức phí BHXH cao.
- Đối với nhóm thu nhập chưa cao (nhưng cao hơn mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định), lựa chọn những nhóm có nhu cầu cao nhất (so với nhóm) đểđề xuất mức phí phù hợp. Các đối tượng ở nhóm này chủ yếu là các hộgia đình kinh doanh cá thể.
- Đối với nhóm thu nhập cao ổn định, đối tượng thuộc nhóm này chủ yếu là những người họat động trong lĩnh lực phi chính phủ. Họ có thu nhập cao nhưng những đơn vị thực hiện các dự án phi chính phủ thường không tham gia đóng BHXH bắt buộc, nên những đối tượng này thường có nhu cầu đóng BHXH TN cao.
Phân nhóm đối tượng, vừa đa dạng hóa đối tượng vừa nâng cao chất lượng tham gia BHXH. Tương đương với các mức phí áp dụng cho các nhóm đối tượng, sẽ có các mức hưởng BHXH phù hợp và điều này tạo cho hệ thống
BHXH TN phát triển bền vững (phát triển về chất).
Từng bước triển khai thực hiện BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp một cách hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật; trên cơ sở đó xem xét, rút kinh nghiệm và tiếp tục cải cách, hoàn thiện cơ chế chính sách.
Nhằm cân đối quỹBHXH trong tương lai trung và dài hạn, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Thay đổi cách tính mức hưởng BHXH một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính công bằng một cách tương đối giữa mức đóng góp và mức lợi ích được hưởng của các đối tượng. Về thời gian hưởng BHXH, cần từng bước loại bỏ những quy định nghỉ hưu trước tuổi và xem xét kéo dài thời gian lao động và đóng góp BHXH
- Có kế hoạch tổng thể về trích NSNN để đóng vào quỹ BHXH cho cán bộ công nhân viên chức đã có thời gian làm việc trước năm 1995 theo quy định của Luật BHXH (trước khi thành lập BHXH).
- Nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của các quỹ BHXH.
Ngành BHXH VN sẽ phối hợp cùng ngành y tế nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nhất là việc tăng cường chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở. Tranh thủ các dự án quốc tế để hỗ trợ y tế tuyến cơ sở, đưa ra và nhân rộng các mô hình thí điểm tăng cường năng lực y tế cơ sở hiệu quả. Mục đích là huy động y tế cơ sở tham gia khám chữa bệnh nhiều hơn, tạo “sức hút” mạnh hơn đối với người dân.
Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người tham gia BHYT. Cải tiến các quy trình, quy định về thủ tục tham gia, thủ tục khám chữa bệnh, sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh... xây dựng mối quan hệ 3 bên (cơ quan BHXH - cơ sở khám chữa bệnh - bệnh nhân BHYT) công khai, minh bạch, rõ ràng. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của cơ quan BHXH
nói chung và công tác BHYT nói riêng. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đối tượng, quản lý quỹ BHYT, giải quyết chếđộ cho người có thẻ
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.4.1. Hệ thống luật pháp và chính sách về bảo hiểm xã hội
Việc ban hành chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện xuất phát từ một vấn đề xã hội lớn và khá bức xúc của nhân dân là: Trong những năm qua vềBHXH, do điều kiện thực tế của đất nước nên chỉ mới thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động có hưởng tiền lương, tiền công trên cơ sở hợp đồng lao động. Do đó, còn rất đông đảo nông dân, người lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cá thể và những người tự tạo việc làm khác trong độ tuổi lao động chưa được tham gia BHXH. Vì vậy, khi già yếu, ốm đau, từ trần, họkhông được hưởng BHXH.
Luật BHXH về BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008. Như vậy, sau nhiều năm mong đợi đến nay những người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đó là người nông dân đã có cơ hội tham gia BHXH tự nguyện, họ đã thực sự bình đẳng như mọi người lao động khác về chính sách BHXH. Sau nhiều năm nghiên cứu, tranh luận, soạn thảo thì hiện nay chính sách BHXH tự nguyện ra đời tương đối hoàn thiện và tương thích với loại hình BHXH bắt buộc.
Người dân tham gia BHXH tự nguyện sẽ thực hiện hai chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất. BHXH tự nguyện trước hết là một loại hình BHXH, phản ánh đầy đủ bản chất của BHXH cả tính kinh tế và xã hội, đó là đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động trước những rủi ro bất ngờ, giúp họ vượt qua những khó khăn. Tính xã hội trong BHXH được hiểu là sự thống nhất về phương thức đóng – hưởng và điều tiết xã hội trong phạm vi cả nước do nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm. Đồng thời tính xã hội của BHXH còn thể hiện
ở chỗ không phân biệt đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thuộc các loại hình lao động khác nhau. Do vậy, với chế độ hưu trí, tử tuất thì khi đóng góp theo phương thức giống nhau phải được hưởng thụ theo phương thức như nhau và chỉ đóng góp khác nhau mới hưởng thụ khác nhau.
1.4.2. Nhận thức của người dân
Do BHXH tự nguyện cho người dân mới được áp dụng rộng rãi trên quy mô cả nước từ năm 2008 nên trình độ nhận thức của các nhà quản lý, của xã hội và người dân đối chính sách này không đồng đều còn nhiều hạn chế.. Theo kết quả điều tra của đề tài KH 02.02/06-10, năm 2007 thì tỷ lệ người dân chưa có hiểu biết về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó, nông dân chiếm tỷ lệ 35,92%…thường người dân có trình độ dân trí thấp, phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tao về kĩ năng, không được đào tạo về kỹ thuật nghề nghiệp, không có tay nghề là chủ yếu…
Đối với cơ quan hoạch định chính sách trong thời gian qua mới tập trung vào khu vực làm công ăn lương, có quan hệ lao động là chủ yếu, chưa quan tâm thật đúng mức đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để họ nắm bắt được chủtrương chính sách BHXH tự nguyện.
1.4.3. Nhân tố về phát triển kinh tế
Kinh tế xã hội có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của BHXH TN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế, đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần,… không chỉ ảnh hưởng đến riêng cuộc sống của NLĐ mà còn là sự thay đổi của nền kinh tế xã hội quốc gia. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, việc làm, nhận thức của NLĐ trên phạm vi vĩ mô. Sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ sẽ làm cho đời sống vật chất tinh thần của NLĐ không ngừng được cải thiện đặc biệt là những lao động tự do,
những lao động không được tham gia BHXH bắt buộc. Từ đó khiến cho người dân có thêm nhận thức và có nhu cầu tham gia BHXH TN cao hơn.
Đây là nhân tố cơ bản quyết định trực tiếp để người dân có thể lựa chọn tham gia BHXHTN được hay không. Bởi vì nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXH TN. Lao động hoạt động trong các ngành sản xuất nông nghiệp muốn tham gia BHXH TN thì phải có khả năng đóng BHXH lúc đó "nhu cầu tham gia BHXH" mới trở thành "cầu tham gia BHXH". Chỉ khi đó BHXHTN mới có thể ra đời và phát triển được. Nghĩa là người dân phải có điều kiện để tiến hành sản xuất, kinh doanh để có thu nhập. Hơn nữa, thu nhập này không những phải bảo đảm bù đắp đủ các chi phí sản xuất, trang trải các tiêu dùng trong cuộc sống cho cá nhân và gia đình, mà còn phải có phần dư ra để tích luỹ. Một phần tích luỹ được sử dụng để đầu tư thêm cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng, phần còn lại của tích luỹ mới dùng để dự phòng cho cuộc sống tương lai của bản thân và trang trải những khi gặp rủi ro xã hội bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập thông qua việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH TN nhằm đảm bảo cuộc sống cho tương lai khi hết tuổi lao động, về già.
Như vậy, điều kiện kinh tế cho việc ban hành và thực hiện loại hình BHXHTN cho nông dân, chính là việc giải bài toán về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người lao động nói riêng, sao cho có hiệu quả và thiết thực. Người nông dân, chỉ khi nào mà điều kiện kinh tế khá giả thông qua việc thu nhập ổn định từ phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, đảm bảo được mức sống của mình và gia đình mình từ trung bình và khá trở lên, có tích luỹ mới có thể có phần dư ra đểtham gia đóng góp vào quỹ BHXH TN.
1.4.4. Nhân tố về thu nhập
góp phần ổn định, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, độ bao phủ của BHXH TN đối với người dân muốn tăng lên chủ yếu là phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân để từ đó phát sinh (kích thích) nhu cầu, bởi vì người dân muốn tham gia BHXH tự nguyện thì phải có thu nhập bằng tiền . Mức thu nhập đó phải đảm bảo mức sống tối thiểu và có một phần tiết kiệm. Khoản tiết kiệm đó, người dân mới có khả năng tham gia BHXH TN. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư do viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thì một hộgia đình ở nông thôn có thu nhập lên tới 1,13 triệu đồng/ tháng, bình quân thu nhập ở nông thôn là 369.810đồng/tháng/lao động. Do thu nhập tăng , đời sống người dân từng bước được cải thiện, số hộ có xu hướng giảm dần, tỷ lệ hộ khá giả và giàu tăng lên. Đây là điều kiện kinh tế vững chắc đểngười dân tham gia BHXH tự nguyện.
Theo kinh nghiệm của Quốc tế một Quốc gia muốn phát triển BHXH tự nguyện thì GDP bình quân đầu người tương đối cao, khoảng 1.000USD/ng/năm trở lên, thì khả năng mở rộng BHXH TN tỷ lệ thuận với mức tăng GDP đầu người. Khi mức GDP bình quân đầu người dưới 450USD(chưa vượt qua chuẩn nghèo thế giới) thì đối tượng tham gia sẽ không tăng, do đó việc việc mở rộng đối tượng không thể làm tràn lan cho tất cả mọi người lao động được mà chỉ tập trung ở những người có mức thu nhập khá trở lên. Như vậy những người có mức thu nhập thấp, không ổn định như người dân muốn tham gia BHXH tự nguyện thì nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ một phần mức đóng để tạo điều kiện cho người dân tham gia BHXH tự nguyện.
1.4.5. Thực hiện chính sách BHXH
Vì theo Luật Bảo hiểm xã hội, nội dung BHXH tự nguyện cho người dân