8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.2.3. Giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT
Đẩy mạnh việc áp dụng CNTT vào mọi mặt hoạt động trong BHXHTN là điều rất cần thiết vì nó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, việc thu, chi, giải quyết hồ sơ hưởng BHXHTN đối với nông dân sẽ không còn mang tính thủ công, tất cả được kiểm tra đối chiếu rất nhanh và chính xác. Mọi sự thay đổi về bản thân người tham gia BHXH sẽ được cập nhật thường xuyên và tự động, tránh sự thiệt thòi cho người tham gia, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan BHXH Tỉnh. Các giải pháp chủ yếu cần thực hiện là:
Xây dựng và thực hiện thiết kế hạ tầng mạng trong ngành BHXH từ tỉnh đến BHXH các huyện, thành phố, đảm bảo kết nối các khâu nghiệp vụ trong toàn tỉnh theo định hướng mô hình xử lý dữ liệu tập trung.
Triển khai lắp đặt mạng thông tin diện rộng WAN ngành BHXH và có cổng chung kết nối với BHXH Việt Nam, của tỉnh, các thông tin kết nối của các BHXH huyện phải có khả năng chia sẻ chéo.
Kết nối mạng của toàn ngành vào Internet, đảm bảo an ninh, an toàn phục vụ cho triển khai các dịch vụ khai báo, truy cập, trao đổi thông tin với các địa phương trong tỉnh
Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng công nghệ thông tin BHXH tỉnh theo hướng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tổng hợp, phân tích dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý: thu, chi, đối tượng, khắc phục tình trạng tập trung chủ yếu vào công tác thống kê, truyền nhận dữ liệu như hiện nay.
Đối tượng quản lý của BHXH trong tương lai không xa nữa sẽ là mọi người lao động (đối với chính sách BHXH), và mọi người dân (đối với chính sách BHYT); yêu cầu quản lý là rất phức tạp, lâu dài, đi theo cả cuộc đời họ, do vậy, nếu cứ tiếp tục quản lý theo phương thức thủ công như hiện nay, ngành BHXH không thể cải cách hành chính có hiệu quả, thậm chí, không đủ sức quản lý khối lượng công tác ngày càng to lớn, phức tạp của mình.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin, đủ sức quản lý toàn bộ dữ liệu, tài liệu về quá trình tham gia đóng và hưởng BHXH trong tình trạng động của từng người lao động, từng người dân, trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện yêu cầu này, nhất thiết phải học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy tính và hệ chương trình phần mềm quản lý áp dụng thống nhất trong cả nước;
Hiện nay, sau nhiều năm hoạt động, một khối lượng rất lớn tài liệu về quá trình đóng và hưởng BHXH của người lao động cần được chuyển hóa thành hệ thống cơ sở dữ liệu để đưa công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, sử dụng. Việc cung cấp thông tin về đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp cũng cần được chuẩn hóa theo các tiêu thức, báo biểu thống nhất để phù hợp với việc quản lý bằng công nghệ thông tin;