Nhân tố về thu nhập

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.4.4. Nhân tố về thu nhập

góp phần ổn định, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, độ bao phủ của BHXH TN đối với người dân muốn tăng lên chủ yếu là phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân để từ đó phát sinh (kích thích) nhu cầu, bởi vì người dân muốn tham gia BHXH tự nguyện thì phải có thu nhập bằng tiền . Mức thu nhập đó phải đảm bảo mức sống tối thiểu và có một phần tiết kiệm. Khoản tiết kiệm đó, người dân mới có khả năng tham gia BHXH TN. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư do viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thì một hộgia đình ở nông thôn có thu nhập lên tới 1,13 triệu đồng/ tháng, bình quân thu nhập ở nông thôn là 369.810đồng/tháng/lao động. Do thu nhập tăng , đời sống người dân từng bước được cải thiện, số hộ có xu hướng giảm dần, tỷ lệ hộ khá giả và giàu tăng lên. Đây là điều kiện kinh tế vững chắc đểngười dân tham gia BHXH tự nguyện.

Theo kinh nghiệm của Quốc tế một Quốc gia muốn phát triển BHXH tự nguyện thì GDP bình quân đầu người tương đối cao, khoảng 1.000USD/ng/năm trở lên, thì khả năng mở rộng BHXH TN tỷ lệ thuận với mức tăng GDP đầu người. Khi mức GDP bình quân đầu người dưới 450USD(chưa vượt qua chuẩn nghèo thế giới) thì đối tượng tham gia sẽ không tăng, do đó việc việc mở rộng đối tượng không thể làm tràn lan cho tất cả mọi người lao động được mà chỉ tập trung ở những người có mức thu nhập khá trở lên. Như vậy những người có mức thu nhập thấp, không ổn định như người dân muốn tham gia BHXH tự nguyện thì nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ một phần mức đóng để tạo điều kiện cho người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)