8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.2.4. Giải pháp được thực hiện bởi đối tượng thụ hưởng
Các cấp, các ngành mà đặc biệt là cơ quan BHXH huyện và Hội nông dân huỵên cần phải phối hợp thật tốt để tác động đến người lao động trong
việc thực hiện chính sách BHXH TN; Bởi vì, người dân trên địa bàn huyện là người trực tiếp thụhưởng chính sách BHXH TN khi rủi ro, về già.
Cho nên người nông dân cần phải ý thức được rằng tham gia BHXH TN là lợi ích tương lai của chính mình. Các chương trình BHXH TN hiện nay được nhà nước thiết kế, xây dựng và thực thi đều vì mục đích ASXH của người lao động, không vì mục tiêu sinh lợi cho nhà nước.
Việc xây dựng quỹ BHXH tự nguyện là dựa trên cơ sở mức đóng góp và mức thụhưởng, tuy nhiên mức đóng góp, mức hưởng thụ hiện nay còn có một số những bất cập (chẳng hạn như mức đóng, tỷ lệ đóng, mức tuổi tham gia, mức hưởng v.v...), trong quá trình tham gia nếu phát hiện bất cập gì, người tham gia có thể thông qua các kênh khác nhau như gặp trực tiếp đại diện cơ quan BHXH, qua báo đài, v.v...đểđề xuất nguyện vọng vủa mình. Chỉ có sự phản hồi trực tiếp của người lao động tham gia BHXH tự nguyện là cơ sở khoa học và thực tiễn tốt nhất cho Nhà nước sửa đổi BHXH tự nguyện cho phù hợp với thực tế. Nếu không đềđạt ý kiến, chương trình BHXH tự nguyện này triển khai sẽkhó khăn và thậm chí sẽ không thành công trong thực tiễn.
Người dân phải có trách nhiêm tìm hiểu các quy định của pháp luật về lao động, về chính sách BHXHTN, cần phải đọc rõ các điều quy định trong luật, nghị định và hướng dẫn của các cơ quan, ban, ngành nếu thấy gì bất hợp lý có thể yêu cầu sửa đổi bổ sung cho phù hợp, đồng thời người tham gia cũng có quyền phản ảnh, khiếu nại, khiếu kiện hoặc đề nghị truy tố tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm luật lao động và các quy định về BHXH.