Định hướng phát triển của ngành BHXH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 62 - 63)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.1. Định hướng phát triển của ngành BHXH

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 đã khẳng định: BHXH là một trong hai chính sách trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị-xã hội, góp phần phần phát triển kinh tế xã hội.

Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện các chếđộ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp để thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3.1.2. Quan điểm chung về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động

- Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trụ cột cơ bản trong hệ thống ASXH của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ "Từng bước mở rộng vững

chắc hệ thống BHXH và ASXH. Tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi NLĐ, mọi tầng lớp nhân dân".

- Tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN được hiệu quả thì yếu tố cần chú trọng đầu tiên là tính tự nguyện của người tham gia BHXH. Đây là mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi nhất trong quản lý BHXH.

- Thực hiện quan điểm định hướng trên của Đảng và Nhà nước các chế độ BHXH xây dựng theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, tùy theo tính chất của từng chếđộ, góp phần thực hiện ASXH; bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các đối tượng tham gia BHXH ở các thời kỳ khác nhau; bảo đảm quan hệ hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội; mở rộng đối tượng tham gia BHXH, các chế độ và loại hình BHXH; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và tiến trình CNH.

- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được hạch toán tương ứng với từng nhóm chế độ; quản lý và sử dụng theo nguyên tắc cân đối thu – chi, bảo toàn và phát triển; được Nhà nước bảo hộ.

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng, linh hoạt và bền vững. - Mở rộng diện bảo phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Tuân thủ nguyên tắc đóng – hưởng và bảo đảm khả năng cân đối quỹ BHXH.

- Hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia và thụhưởng bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)