8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng BHXHTN
Theo báo cáo thu BHXH TN trong 5 năm của BHXH huyện Tây Giang, số thu BHXH của huyện đã tăng khá, từ 19,3 tỷ đồng năm 2013 đã tăng lên 28,3 tỷđồng năm 2017, tức tăng 9 tỷđống bảng 2.1.
Số liệu trên Bảng 2.1 cũng cho thấy số thu BHXHTN cũng tăng khá, từ mức 376 triệu đồng năm 2013 đã tăng lên 1115 triệu đồng năm 2017, tăng 379 triệu đồng.
Tăng trưởng sốthu BHXHTN tăng không đều, năm 2013 là 13,6%, năm 2014 là 43.6%, năm 2015 là 17.2% năm 2016 là 9.2% và năm 2017 là 61.4%. Nhưng trung bình là 29% năm cao hơn so với 11.9% của tổng thu BHXH chung. Điều này dẫn tới Tỷ lệ số thu BHXH TN/Số thu BHXH tăng dần thời gian qua, từ 1,94% năm 2013 đã tăng lên 3.93% năm 2017, tăng gần 2%. Có thể thấy số thu BHXH TN qua các năm luôn cao hơn mức BHXH Quảng Nam giao. Tuy nhiên, số thu BHXH TN vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu BHXH.
Bảng 2.4. Số thu và tốc độ tăng số thu BHXH và BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang
2013 2014 2015 2016 2017 Số thu (Triệu đồng) BHXH 19350 22933 25966 27425 28351 BHXH tự nguyện 376 540 633 691 1115 Tỷ lệ tăng số thu (%) BHXH 15.5 18.5 13.2 5.6 3.4 BHXH tự nguyện 13.6 43.6 17.2 9.2 61.4 Tỷ lệ số thu BHXH TN/Số thu BHXH 1,94 2,37 2,44 2,52 3,93
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huỵên Tây Giang)
SỐ THU BHXH VÀ BHXH TỰ NGUYỆN 2012 - 2016 19,350 22,933 25,966 27,425 28,351 376 540 633 691 1,115 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 2012 2013 2014 2015 2016 Tr iệ u đồng Số thu BHXH Số thu BHXH tự nguyện
Biểu đồ 2.1: Số thu BHXH và BHXH TN trên đại bàn huyện Tây Giang 2012- 2016
Số thu BHXHTN ngày càng tăng của người dân đang tham gia đóng BHXHTN để hưởng khi về già cũng ngày một tăng. Chọn mức đóng trung bình đóng BHXHTN của người dân hiện nay cũng cao hơn mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định.
Như vậy, quy mô sốlượng BHXHTN đang có dấu hiệu khởi sắc và tăng nhanh hơn so với số thu BHXH chung.
Để thấy kỹ hơn, hay xem xét số lượng người tham gia BHXHTN trong những năm qua ở huyện. Đây mới là một tiêu chí quan trọng cần phải xem xét.
Bảng 2.5. Số lượng người và tốc độ tăng số lượng người tham gia BHXH và BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang
2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng người (người)
BHXH TN 186 211 208 224 325
BHXH 1860 1990 2050 2208 2384
Tỷ lệ tăng số lượng người tham gia (%)
BHXHTN 11.1 13.4 -1.4 7.7 45.1
BHXH 8.2 7.0 3.0 7.7 8.0
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huỵên Tây Giang)
Khi xem xét tăng trưởng BHXHTN cần đánh giá những thay đổi số lượng người tham gia đóng BHXH. Số liệu trên bảng 2.2. cho thấy số lượng người tham gia BHXHTN đã tăng đáng kể. Năm 2013 là 186 người, năm 2014 là 211 người, năm 2015 là 208 người, năm 2016 là 224 và 2017 là 325 người.
Tốc độ tăng tuy biến thiên nhưng cao hơn mức tăng trưởng chung tham gia BHXH.
Phát triển về số lượng BHXHTN cần thiết mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Là một địa phương mà nông nghiệp còn chiếm vai trò quan trọng, phần lớn lao động sống ở nông thôn và làm việc trong nông nghiệp thì cần thiết quan tâm tới đối tượng này.
Bảng 2.6. Số lượng tham gia BHXH tự nguyện của nông dân trên địa bàn huyện Tây Giang
2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng người (người)
Đối tượng là nông dân 51 60 63 65 100
Đối tượng là Phi nông
nghiệp 135 151 145 159 225
Tỷ lệ tăng số lượng nông dân tham gia (%)
Đối tượng là nông dân 27.4 28.4 30.3 29.0 30.8
Đối tượng là Phi nông
nghiệp 72.6 71.6 69.7 71.0 69.2
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huỵên Tây Giang)
Xem xét các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nông dân tham gia còn không nhiều. Trong tổng số người tham gia BHXHTN của huyện thì tỷ lệ là nông dân tuy có tăng nhưng hiện chỉ chiếm 30.8%. Những phân tích này đã chỉ ra rằng tiềm năng để phát triển BHXHTN ở huyện Tây Giang còn khá lớn nếu tập trung mở rộng đối tượng tham gia là nông dân. Tuy nhiên cũng cần có những giải pháp phù hợp thì mới có thể thu hút được đối tượng này.
Một số chính sách và biện pháp mà BHXH huyện đã thực hiện nhằm phát triển BHXHTN ởđây.
Khảo sát nhu cầu tham gia BHXHTN
Đây là công tác quan trọng qua đá không chỉ biết nhu cầu mà còn xem xét các yếu tố tác động tới hành vi của họ nhờ đó có các giải pháp đểthay đổi hành vi của họ
- BHXH nói chung, BHXHTN cho người dân nói riêng là nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết thân của người lao động, do đó được nhà nước rất quan tâm. Quan điểm, chủ trương của Đảng là đa dạng hóa các loại hình BHXH và bảo hiểm tự nguyện khác, nhằm mở rộng cơ hội cho mọi người lao động tham gia bảo hiểm, tiến tới BHXH cho tất cả những người lao động. Chủ trương đó từng bước được thể chế hóa về mặt nhà nước. Đặc biệt là luật BHXH về BHXH TN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, trong đó quy định BHXH tự nguyện đây là cơ sở pháp lý cao nhất để lao động tự do chính thức tham gia BHXH.
- Nhu cầu tham gia BHXH của người dân ở huyện, kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều phát triển nhưng chưa cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện cho nên nhu cầu về BHXH ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân chưa cao. Nếu chính sách BHXH tự nguyện cho khu vực này được thiết kế mức đóng và hưởng hợp lý, linh hoạt, có sự hỗ trợ của cộng đồng và nhà nước, nhất là cho đối tượng yếu thể, người nghèo thì khả năng tham gia của người dân trên địa bàn huyện sẽ cao hơn.
- Từ khi Luật BHXH về BHXH tự nguyện có hiệu lực, dù mới chỉ có khoảng 325 người tham gia trong khi đó dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 11.501 lao động. Đây là con số rất thấp so với tiềm năng lao động trong nông nghiệp hiện có của tỉnh, nhưng nhu cầu tham gia của người
nông dân có xu hướng ngày càng tăng, đó là những tiền đề quan trọng và mô hình thực tiễn tốt để tỉnh điều chỉnh chính sách nhằm mở rộng độ bao phủ tham gia BHXHTN theo luật BHXH. Mặc dù tỷ lệ người nông dân tham gia còn ít, mức hưởng chưa cao, nhưng kết quả tham gia BHXH tự nguyện của người dân trong địa bàn huyện vừa qua đã phần nào ổn định đời sống người lao động, khắc phục những khó khăn trong các trường hợp rủi ro do mất khả năng lao động dẫn đến tổn thất về thu nhập. Qua số liệu điều tra với 100 mẫu tại 5 địa phương cho thấy:
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát Nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân
Đơn vị: % Nội dung Có nhu cầu Không có nhu cầu Không trả lời Tổng số
1, Nhu cầu tham gia BHXHTN 96 4 0 100
* Chế độ mong muốn tham gia
1, BH hưu trí 90 10 0 100
2. Chếđộ tử tuất 80 20 0 100
4, Thai sản 74 20 6 100
5, Chếđộ BHYT 100 0 0 100
6, Chếđộốm đau 100 0 0 100
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).
Kết quả trên phản ánh nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người nông dân là rất lớn 96%, 90% người dân mong muốn tham gia đối với bảo hiểm hưu trí, 10% không muốn tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Có tới 80% số đối tượng khảo sát sẵn sàng tham gia chế độ tử tuất (20% không muốn tham gia chế
độ tử tuất tự nguyện), chế độ thai sản có 74% muốn tham gia, chế độ BHYT thì tỷ lệ mong muốn tham gia cao nhất 100%, cuối cùng chế độ ốm đau có 96% người nông dân mong muốn tham gia, từ số liệu điều tra trên cho thấy nhu cầu và sự mong muốn tham gia các chếđộBHXHTN đối với người dân trên địa bàn huyện là rất lớn, nếu dùng tỷ lệ này suy rộng ra cho nông dân toàn tỉnh thì nhu cầu tham gia BHXH tối đa lên tới gần 10.350 người (trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên). Nhu cầu này của người nông dân là rất rõ ràng, song khả năng thực tế là không thể, vì yếu tố quyết định để người lao động có thể tham gia BHXHTN là khả năng đóng BHXHTN dựa trên thu nhập của chính người dân (ngoại trừ yếu tố có sự trợ giúp của bên ngoài như chồng, con có việc làm thu nhập cao ở khu vực khác hỗ trợ hoặc được nhà nước hỗ trợ).
- Thực tế vừa qua về sự tham gia BHXH tự nguyện của người dân có thể rút ra được kinh nghiệm và những bài học quý, để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống, bổ sung và sửa đổi chính sách, đặc biệt là tăng cường các giải pháp về phát triển BHXHTN. Trong đó, đặc biệt là phải đặt chính sách BHXHTN cho người dân trong tổng thể hệ thống chính sách BHXH chung của nhà nước, linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn nhau; phải có chiến lược và lộ trình để mở rộng độ bao phủ đối tượng tham gia, thông qua đa dạng hóa các loại hình BHXH (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT) và khuyến khích phát triển bảo hiểm tự nguyện đối với người dân, nhất là nhóm người nghèo, yếu thế muốn tham gia BHXH tự nguyện phải có sự hỗ trợ của cộng đồng củanhà nước.
Tăng cường tuyên truyền đến các đối tượng có khả năng tham gia.
Huyện Tây Giang đang trên đà phát triển và đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế - xã hội phát triển liên tục, thu nhập của người dân cũng dần khá hơn và nhu cầu của họ cũng dần tăng theo. Do vậy,
luật BHXH về BHXH tự nguyện ra đời đáp ứng từ chính nhu cầu và nguyện vọng của người dân lao động, tạo điều kiện cho nông dân có cơ hội tham gia.
Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu của hệ thống BHXH là mục tiêu xã hội, điều này được thể hiện thông qua việc chi trả chế độ BHXH. Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Quỹ BHXH tự nguyện cũng hoạt động trên nguyên tắc ‘lấy của số đông bù cho số ít’. trên góc độ vĩ mô, BHXH tự nguyện góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Bảng 2.8. Kinh phí tuyên truyền BHXH tỉnh Quảng Nam giao và tình hình sử dụng kinh của BHXH huyện Tây Giang
Năm Dự toán giao (triệu đồng) Sử dụng (triệu đồng) Tỷ lệ sử dụng (%) 2012 50 50 100 2013 75 70 93,33 2014 95 92 96,84 2015 120 120 100 2016 130 150 115,38
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang)
Điều này cho thấy tình tình thực hện BHXHTN cho người dân tuy là một chính sách và mới được triển nhưng có chiều hướng phát triển tốt, tỷ lệ người tham gia năm sau luôn cao hơn năm trước, công tác mở rộng đối tượng, phát triển nguồn thu BHXHTN cho người dân đã đáp ứng được những mục tiêu cơ bản, vận động được số người tham gia ngày càng tăng, các văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành kịp thời, công tác thu, chi, quản lý quỹđược quy
định cụ thể, rõ ràng là điều kiện thuận lợi cho dân tham gia.
Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền được cơ quan BHXH tổ chức thường xuyên,đa dạng nên từng bước đã có tác động tốt đến người dân để họ nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và quyền lợi để họ tự giác tham gia BHXH tự nguyện. Công tác tuyên truyền ngày càng được quan tâm, thể hiện ở việc kinh phí tuyên truyền năm 2017tăng 25% so với năm 2016.
Những thành công về phát triển BHXHTN về số lượng khá lớn nhưng qua kết quả thực hiện trên cho thấy việc tăng cường thực hiện BHXHTN cho người nông dân trong thời gian qua chưa đạt được yêu cầu, cả huyện mới có 325 đối tượng tham gia, chiếm tỷ lệ 0,0087% so với sốlao động tiềm năng, có nghĩa là phải còn trên 99,99% người lao động chưa được tham gia, chưa được hưởng các chế độ BHXHTN theo quy định của luật. Điều này đòi hỏi trong thời gian đến các cấp, các ngành cần đưa ra các giải pháp mạnh đểtăng cường mở rộng đối tượng là người dân tham gia BHXHTN để nhằm góp phần an sinh xã hội, phát triển kinh tế của huyện.