Đặc điểm kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 43)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội:

Trong năm 2017, lĩnh vực như: nông-lâm-thủy sản đạt trên 118 tỷ đồng tăng 7,41%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt gần 147 tỷ đồng tăng 11,01% so với năm 2016. Vềlĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi cũng đạt một số kết quả. Toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng 2.973 ha, trong đó có 892 ha diện tích lúa nước cả năm. Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện 10.564 con đạt 81,26% kế hoạch năm. Công tác quản lý bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng rừng, đến nay trên địa bàn không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Cùng với đó, Tây Giang đã hoàn thành Đồ án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Tây Giang từnay đến năm 2025. Vềlĩnh vực tài nguyên môi trường huyện cũng đã giao đất để xây dựng nhà ở cho 7 hộ gia đình tại khu làng truyền thống Cơtu huyện với tổng diện tích 1.205m2.

Về cơ sở hạ tầng

quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, sau 15 năm tái lập, đến nay 100% xã, thôn bản đã có đường giao thông đến tận nơi, với tổng chiều dài gần 400km. Có điện lưới sử dụng, có sóng điện thoại, có 2 trường THPT, 4 trường THCS, và hệ thống các trường mầm non, Tiểu học, 100% xã có Trạm xá, và Trung tâm y tế huyện là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đà Nẵng. Trong những năm qua, huyện đã quy hoạch, sắp xếp, bố trí tái định cư cho 84/95 thôn bản, hợp với văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu, mở rộng sản xuất, chăn nuôi theo hướng tập trung và khoa học. Tổng vốn đầu tư xã hội trong 15 năm qua là 4.200 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 20 triệu đồng một năm. Thành công nhất là huyện đã tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới, được nhân dân đồng tình ủng hộ, trở thành điểm sáng trên vùng biên cương phía Tây tỉnh Quảng Nam.

Về xã hội

a. Đặc điểm dân cư:

Huyện Tây Giang có tổng sốdân là 18.540 người với 3.213 hộ; mật độ dân số khoảng 20 người/km2. Dân cư phân bố thưa thớt, không đồng đều, có tới 92% dân số trong huyện là dân tộc C’tu.

Bảng 2.1. Tình hình dân số của huyện Tây Giang (2012- 2016)

Đơn vị tính: người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 17,384 17,698 18,024 18,272 18,540 Phân theo giới tính Nam 8,793 8,977 9,146 9,289 9,414 Nữ 8,591 8,721 8,878 9,413 9,126

Phân theo thành thị, nông thôn

Nông thôn 17,384 17,698 18,024 18,272 18,540 Thành thị - - - -

Số liệu từ bảng 2.1 cho thấy huyện Tây Giang có lưc lượng lao động không quá nhiều so với những nơi khác và hầu hết sống ở nông thôn.

Bảng 2.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện Tây Giang (2012- 2016) Đơn vị tính: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 9,933 10,377 10,806 11,116 11,501 Phân theo giới tính Nam 5,082 5,334 5,573 5,722 5,931 Nữ 4,851 5,043 5,233 5,394 5,570

(Nguồn: Chi cục thống kê huỵên Tây Giang)

Ở bảng 2.2 cho thấy tổng dân số trong độ tuổi lao động là 11.501 người, trong đó nữ là 5.570 người. Đa số nhân dân sống bằng nghề nông, sản xuất nương rẫy là chủ yếu, thu nhập thấp, tự cung tự cấp, chưa tạo thành hàng hóa để buôn bán, trao đổi. Lao động đã qua đào tạo còn ít, hầu hết chưa qua đào tạo gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Bảng 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện Tây Giang (2012- 2016) Đơn vị tính: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 9,933 10,377 10,806 11,116 11,501 Phân theo giới tính Nam 5,082 5,334 5,573 5,722 5,931 Nữ 4,851 5,043 5,233 5,394 5,570

Kinh tế phát triển là động lực thúc đẩy phát triển đời sống văn hoá – xã hội. Hệ thống trường học được đầu tư từcơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được hoàn thiện; chất lượng giáo dục có tiến bộ. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, 100% xã đã có lớp mẫu giáo, toàn huyện có 23 đơn vị trường học; đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS; tỷ lệ trẻ em 06 tuổi vào lớp 1 hằng năm đạt 100 %.

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm đúng mức, điều kiện khám chữa bệnh của người dân được cải thiện đáng kể. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia, hoàn thành chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình” .

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể được huyện không ngừng đầu tư như: Làng truyền thống, nhà mồ Cơtu, thôn văn hoá Pơr’ning, Tà vàng, sưu tầm văn hoá làng, chữ viết Cơtu, làn điệu dân ca, dân vũ…

Tình hình an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội được giữ vững An ninh kinh tế, an ninh nông thôn và tình hình dân tộc không xảy ra vấn đề gì phức tạp làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị của địa phương. Các ngành chức năng triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị của Huyện ủy về nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trật tự năm 2017, phát huy vai trò của người có uy tín, già làng trưởng bản tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc..

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)