6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Mục đích của việc phân tích hoạt động chovay tiêu dùng của ngân
ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Mục đích của việc phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đánh giá được thực trạng cho vay tiêu dùng tại đơn vị mình, thấy rõ những diễn biến, xu hướng, kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra, cũng như so với các năm kinh doanh trước. Từ đó xác định được các mặt tích cực, những tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng, cũng như những nguyên nhân hạn chế để tìm ra biện pháp khắc phục.
Từ kết quả phân tích, đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp cho các TCTD khắc phục được hạn chế, hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian sắp đến. Ngoài ra, còn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xây dựng chỉ tiêu kinh doanh, hoạch định chiến lược phát triển và lựa chọn chính sách tín dụng tối ưu cho đơn vị mình trong những năm tiếp theo. Đồng thời, việc phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trên cơ sở phân tích các điều kiện chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoat động cho vay tiêu dùng.
dùng của ngân hàng thương mại
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tập trung vào các nội dung và tiêu chí chủ yếu sau:
a. Phân tích bối cảnh hoạt động
Phân tích bối cảnh bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng: Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị truờng mục tiêu; những nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô; hoạt động quản lý nhà nước của NHNN VN, môi trường cạnh tranh giữa các TCTD, …
Phân tích bối cảnh bên trong của ngân hàng: Nội dung chủ yếu là phân tích những đặc điểm cơ bản có ảnh huởng lớn đến hoạt động cho tiêu dùng như: Định hướng và kế hoạch kinh doanh; thương hiệu; tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị; các nguồn lực khác.
b. Phân tích mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng
Nội dung phân tích tập trung vào tổ chức bộ máy và tổ chức quy trình cho vay tiêu dùng.
c. Phân tích về các hoạt động ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng
Nội dung phân tích tập trung vào các hoạt động sau: Phát triển khách hàng vay vốn tiêu dùng.
Tăng năng lực cạnh tranh và giành thị phần trong cho vay tiêu dùng trên địa bàn.
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng.
d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng Phân tích về quy mô cho vay tiêu dùng
Là việc phân tích dư nợ và số lượng khách hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định. Gia tăng quy mô cho vay tiêu dùng
biểu hiện dưới hình thức là gia tăng dư nợ cho vay, số lượng khách hàng, dư nợ bình quân dư nợ/khách hàng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng. Quy mô cho vay này càng tăng thể hiện ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và đây cũng là mục tiêu của hoạt động NHTM.
Các tiêu chí phân tích về quy mô cho vay tiêu dùng bao gồm:
- Dư nợ cho vay tiêu dùng: Phản ánh tổng số tiền vay mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm xác định và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về trong tương lai. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trưởng Tổng CVTD năm t – Tổng CVTD năm t-1 = --- x 100 dư nợ CVTD Tổng CVTDnăm t-1
Thông qua chỉ tiêu này cũng có thể tính được tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân hoặc tổng dư nợ. Qua đó, phản ánh được cơ cấu dư nợ được thực hiện hiện có hợp lý hay không.
Dư nợ CVTD
Tỷ trọng dư nợ CVTD/Tổng dư nợ = --- x 100 Tổng dư nợ
- Số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng còn dư nợ các khoản vay tiêu dùng tại thời điểm nhất định. Số lượng khách hàng càng nhiều cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng số lượng khách hàng không phản ảnh chính
xác về chất lượng tăng trưởng về hoạt động cho vay tiêu dùng của đơn vị. - Dư nợ bình quân/khách hàng: Chỉ tiêu này cho biết một khách hàng cho vay tiêu dùng chiếm dư nợ bình quân bao nhiêu qua các năm. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng đang được mở rộng của ngân hàng.
Dư nợ CVTD
Dư nợ CVTD bình quân/khách hàng = --- x 100 Số lượng KH vay vốn TD
Phân tích thị phần hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trên thị trường
Thị phần cho vay tiêu dùng là tỷ trọng dư nợ CVTD của ngân hàng so với tổng dư nợ CVTD trên địa bàn. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực cạnh tranh về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng chiếm lĩnh trên thị trường tại địa bàn và được so sánh qua các năm để thể hiện mức độ phát triển của hoạt động tín dụng tiêu dùng
Dư nợ CVTD
Thị phần CVTD = --- x 100 Tổng dư nợ CVTD trên địa bàn
Phân tích về cơ cấu cho vay tiêu dùng
Để có thể tồn tại, phát triển và dành ưu thế trong cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các ngân hàng luôn phải tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm thu hút được khách hàng. Việc phân tích cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng sẽ phản ảnh sự đa dạng hóa của các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng, trong đó bao gồm cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn, cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo và cơ cấu theo sản phẩm cho vay tiêu dùng. Từ đó, ngân hàng cần các biện pháp để điều chỉnh cơ cấu cho vay tiêu dùng hợp lý trong từng thời kỳ và theo thế mạnh cũng từng đơn vị.
Phân tích kết quả tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng
Phân tích kết quả tăng trưởng thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà các ngân hàng hướng tới trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện hạch toán hiện nay, các TCTD chưa thể tính toán chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của riêng hoạt động CVTD nên chỉ có thể sử dụng chỉ tiêu thu nhập từ CVTD để đánh giá gián tiếp hiệu quả của CVTD.
Mức tăng tiền lãi CVTD = Sốtiền lãi thu từ CVTD năm t – Số tiền lãi thu từ CVTD nămt-1
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng số tiền lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm. Qua đó, đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng, phát triển.
Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng
Chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính cho người cung cấp. Theo cách đó, trong hoạt động cho vay tiêu dùng, chất lượng dịch vụ được thể hiện ở sự thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng; đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các hoạt động để ngăn ngừa, phân tán, giảm thiểu nhằm giới hạn mức độ thiệt hại do rủi ro tín dụng tiêu dùng gây ra. Tuy nhiên, do đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình và quy mô món vay thường nhỏ nhưng số lượng món vay lại lớn nên rủi ro của loại hình cho vay này là rất lớn; đồng thời, việc kiểm soát mục đích
sử dụng vốn thật sự là điều không đơn giản nên dễ phát sinh rủi ro trong tương lai, gây nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.
Việc đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như sau: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích dự phòng rủi ro trong cho vay tiêu dùng.
Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD là tỷ lệ của nợ xấu CVTD trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Trong đó, nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (Nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ, nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn). Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc, thu hồi nợ các khoản vay. Tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang có nợ khó đòi càng nhiều, kém hiệu quả và ngược lại.
Nợ xấu CVTD
Tỷ lệ nợ xấu CVTD = --- x 100 Tổng dư nợ CVTD
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay tiêu dùng thể hiện số tiền mà ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng càng nhiều, chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng càng thấp và ngược lại.
Số tiền trích DPRR CVTD
Tỷ lệ trích DPRR trong CVTD= --- x 100 Tổng dư nợ CVTD
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 của NHNNVN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro được quy định như sau:
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ:
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; Nhóm 2 (nợ cần chú ý): 5%; Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): 20%; Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): 50%; Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): 100%.
Trường hợp giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản vay lớn hơn số dư nợ gốc thì số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng đối với dư nợ gốc của khoản nợ được tính bằng 0.
Tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hoạt động cho vay nói trên sẽ được tác giả so sánh với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng để cho thấy được mức độ hoàn thành chỉ tiêu cũng như đánh giá được hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có đi đúng theo các định hướng kinh doanh hay không; từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm phát huy những chỉ tiêu đã đạt được và hoàn thiện các chỉ tiêu còn hạn chế trong thời gian đến.