Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, thực hiện theo định hướng phát triển của ngành, Hội sở MB, hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Đà Nẵng đã đạt được kết quả như sau:

Công tác quản trị điều hành có bước cải tiến tích cực: (i) Ban lãnh đạo có các giải pháp, định hướng cụ thể trong công tác chỉ đạo điều hành các phòng tổ chức thực hiện việc phân nhóm khách hàng mục tiêu, giải pháp đồng bộ và tổng hòa lợi ích để gia tăng hiệu quả sinh lời, góp phần nâng cao năng lực

cạnh tranh; (ii) Kịp thời điều chỉnh hợp lý khối quản lý khách hàng nhằm quản lý tốt nền khách hàng hiện có và phát triển khách hàng mới, phù hợp với mô hình bán lẻ, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả; (iii) Thường xuyên đổi mới và nâng cao phong cách, chất lượng phục vụ khách hàng theo các kênh giao dịch, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Quy mô và chất lượng cho vay tiêu dùng ngày càng gia tăng và đạt kế hoạch đặt ra. Trong đó: (i) Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD được duy trì và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Năm 2016, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 901.307 triệu đồng, tăng 126.059 triệu đồng, tương ứng 16,26% so với năm 2015 và tăng 331.408 triệu đồng, tương ứng 58,15% so với năm 2014; (ii) Số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng tăng, cụ thể năm 2016, MB Đà Nẵng có 1.900 khách hàng, tăng 263 khách hàng, tương ứng 16,07% so với năm 2015 và tăng 559 khách hàng, tương ứng 41,69% so với năm 2014; (iii) Dư nợ bình quân/khách hàng khá cao (hơn 450 triệu đồng/khách hàng) do các món vay tiêu dùng tập trung ở sản phẩm cho vay mua nhà đất, căn hộ để ở, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà để ở.

Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng đã được tuân thủ chặt chẽ theo quy trình trên từng khoản vay, định kỳ hàng tháng có trách nhiệm rà soát hồ sơ, giám sát dòng tiền vay trả, sử dụng vốn đúng mục đích của từng khách hàng, đặc biệt là khách hàng mới, từ đó xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ gốc, lãi đúng kỳ. Đồng thời, qua đó sớm phát hiện các nguy cơ, rủi ro; gắn trách nhiệm xử lý nợ quá hạn, nợ xấu với cán bộ liên quan. Do đó, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm dần và đạt mục tiêu đề ra.

Chính sự tăng trưởng không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng của ngân hàng đã chứng tỏ MB Đà Nẵng đang ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, thị trường của ngân hàng được mở rộng, đặc biệt đối với thị

trường người tiêu dùng trên địa bàn thành phố. Việc mở ra một thị trường mới cũng đồng nghĩa với sự đa dạng hóa đối tượng khách hàng, giúp ngân hàng tránh được rủi ro khi tập trung quá mức vào một nhóm khách hàng truyền thống, tạo nên tính năng động và linh hoạt trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và khốc liệt.

Về cơ bản, danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng đáp ứng tương đối nhu cầu vay vốn của cá nhân và hộ gia đình. Thông qua đó, góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng, đồng thời có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ đi kèm như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, …tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh với các chi nhánh TCTD trên địa bàn.

Quy trình cho vay từng bước được cải thiện, chuẩn hóa và được đưa vào thực hiện có hiệu quả. Thời gian giao dịch với khách hàng được rút ngắn, đảm bảo tách bạch các khâu quan trọng trong quy trình xử lý tín dụng như: Đề xuất, phê duyệt, giải ngân và theo dõi khoản vay, đảm bảo đúng quy định pháp luật trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)