PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN

HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.1. Bối cảnh của hoạt động CVTD của MB Đà nẵng trong thời gian qua

a. Bối cảnh bên ngoài

Trong thời gian qua, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không thuận lợi đến nền kinh tế trong nước. Doanh nghiệp phục hồi chậm, tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, khả năng đáp ứng yêu cầu vay vốn từ ngân hàng của doanh nghiệp còn yếu.

Hoạt động ngân hàng được thực hiện theo định hướng đề ra. Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát

lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý. Các TCTD thực hiện các biện pháp cân đối vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết kiệm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; đồng thời, thực hiện các giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa các TCTD và khách hàng.

Tại địa phương, hoạt động ngân hàng thành phố phát triển ổn định, an toàn, bám sát các mục tiêu của NHNN VN. Tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt mức tăng trưởng tốt, cụ thể: Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 65.001 tỷ đồng; Năm 2015, đạt 78.725 tỷ đồng, tăng 21,11% so với năm 2014; Năm 2016, đặt 98.158 tỷ đồng, tăng 24,68% so với năm 2015. Tăng trưởng tín dụng đạt mức khá cao và bám sát định hướng tăng trưởng tín dụng của NHNNVN hàng năm, cụ thể: Năm 2015, dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 74.163 tỷ đồng, tăng 74.163 tỷ đồng, tương ứng 16,8% so với năm 2014 (tín dụng cả nước tăng gần 18%); Năm 2016, dư nợ cho vay của các chi nhánh TCTD trên địa bàn đạt 94.604 tỷ đồng, tăng 27,56% so với năm trước (tín dụng cả nước tăng 18,71%). Mặt bằng lãi suất thị trường ổn định, lãi suất huy động vốn giảm dần, tạo điều kiện cho lãi suất cho vay cũng giảm (Năm 2014, lãi suất cho vay VND ngắn hạn các lĩnh vực ngoài 05 lĩnh vực ưu tiên phổ biến từ 7%-10%, trung và dài hạn 10,5-11,5%; Tương tự, năm 2015 là 7%- 9%, 9%-11%; năm 2016 là 6%-9%, 9%-11%) giúp cho tổ chức và dân cư tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, đặc biệt trong năm 2016 đạt mức thấp nhất trong 03 năm (năm 2016 là 899 tỷ đồng, chiếm 0,95%; năm 2015 là 1.142 tỷ đồng, chiếm 1,59% và năm 2014 là 1.256 tỷ đồng, chiếm 1,89% trên tổng dư nợ) góp phần đảm bảo tính an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng.

Tính đến 31/12/2016, trên địa bàn thành phố có 59 chi nhánh TCTD và 245 phòng giao dịch. Các chi nhánh TCTD đến nay không những cạnh trạnh

quyết liệt về hoạt động huy động vốn và tín dụng, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn có cả các sản phẩm dịch vụ thanh toán, đối tác liên kết, mạng lưới và kênh phân phối, … Tuy nhiên, để có thể thu hút được khách hàng tham gia và tạo được niềm tin nơi khách hàng, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục cạnh tranh về công nghệ thanh toán và quản lý, cũng như nâng cao tính bảo mật, an toàn trong giao dịch.

b. Bối cảnh bên trong

Với tiềm năng dân số trẻ và thu nhập đầu người ngày càng cải thiện, cơ cấu tầng lớp trung lưu tăng lên thì việc hướng đến các sản phẩm dịch vụ bán lẻ trở thành cuộc đua quyết liệt trong thời gian gần đây. Đứng trước xu thế đó, Ngân hàng TMCP Quân đội vốn có truyền thống về bán buôn cũng đã dần có những bước chuyển dịch mạnh mẽ về phân khúc thị trường này với mục tiêu tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân năm 2014 là 21%, đến năm 2016 là 31% trong tổng số khách hàng cho vay.

Từ định hướng đó, MB Đà Nẵng đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành các mục tiêu đề ra nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Tuy nguồn vốn huy động có tỷ trọng tăng không đáng kể nhưng dư nợ tín dụng có mức tăng khá ấn tượng trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Dòng vốn tín dụng được tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ có hiệu quả cho nền kinh tế. Dư nợ khách hàng cá nhân có mức tăng trưởng khoảng 30% hàng năm, trong đó cho vay tiêu dùng chiếm trên 90% dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Nợ xấu luôn được kiểm soát và duy trì ở mức an toàn. Hoạt động kinh doanh có chiều hướng tăng trưởng tốt.

Công tác chuyên môn hóa, tập trung hóa trong hoạt động được thực hiện hoàn chỉnh từ khâu vận hành, thẩm định đến phê duyệt tăng chất lượng tín

dụng và rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ.

Đội ngũ cán bộ được đào tạo bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu hoạt động và định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh còn phụ thuộc vào khách hàng lớn với các dự án trung dài hạn, chưa chuyển biến đột phá trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Chất lượng dịch vụ cần cải thiện. Khách hàng còn chưa thỏa mãn về việc định giá tài sản còn thấp, lãi suất cho vay cao, thời hạn cho vay còn ngắn so với một số chi nhánh TCTD khác trên địa bàn. Cơ cấu thu nhập từ phí, dịch vụ còn thấp. Hình ảnh của MB chưa phù hợp với phân khúc khách hàng trẻ, hiện đại.

2.2.2. Các quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đà Nẵng TMCP Quân đội chi nhánh Đà Nẵng

a. Quy trình cho vay và tổ chức thực hiện

Quy trình cho vay được tiến hành theo 03 bước chính sau đây: - Bước 1: Tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt khoản vay.

+ Phòng Khách hàng cá nhân tiếp nhận nhu cầu, thông báo cho khách hàng về những chính sách mà MB Đà Nẵng đang triển khai có liên quan, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

+ Phòng Khách hàng cá nhân đề xuất Trung tâm thẩm định miền Trung (tại Hội sở MB) thẩm định trước khi cho vay về khoản vay, khách hàng vay và tài sản đảm bảo.

+ Trung tâm thẩm định miền Trung hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định và trình duyệt hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn được phê duyệt bởi Hội sở và số tiền giải ngân sẽ được Trung tâm hỗ trợ vận hành (tại Hội sở) chuyển về MB Đà Nẵng thực hiện cho vay.

+ Phòng khách hàng cá nhân thực hiện cho vay lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng liên quan đến việc cấp tín dụng.

+ Phòng khách hàng cá nhân kiểm tra hồ sơ trình duyệt giải ngân. + Phòng Hỗ trợ thực hiện giải ngân khoản vay.

- Bước 3: Phòng khách hàng cá nhân quản lý khoản vay và thu hồi nợ + Giám sát và theo dõi khoản vay, đồng thời thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh.

+ Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, giải chấp (nếu có) và lưu hồ sơ.

b. Cơ sở pháp lý

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2016 được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:

* Tài liệu bên ngoài:

- Bộ Luật dân sự do Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005; - Luật các TCTD do Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về việc giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về vệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ/NĐ-CP;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ về việc đăng ký giao dịch bảo đảm;

- Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của Thống đốc NHNN ban hành Hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận;

- Thông tư số 09/2010/TT-NHNN ngày 10/4/2012 của Thống đốc NHNN về việc quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các Quyết định sửa đổi, bổ sung liên quan;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

* Tài liệu nội bộ:

- Quyết định số 82/QĐ-NHQĐ-HSĐQT ngày 26/12/2002 của HĐQT về việc ban hành hướng dẫn của NH TMCP Quân đội về việc quy chế cho vay khách hàng;

- Quyết định số 50/QĐ-MB-HĐQT ngày 29/01/2011 của Hội đồng quản trị NH TMCP Quân đội về việc sửa đổi Quy định và tài sản bảo đảm;

- Quyết định số 208/QĐ-MB-HS ngày 31/10/2013 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân;

- Thông báo số 616/TB-HS.m ngày 20/11/2012 của Tổng Giám đốc về việc Phương thức định giá và tỷ lệ cho vay của một số loại tài sản bảo đảm;

- Thông báo số 188/TB-HS.m ngày 16/03/2015 của Tổng Giám đốc về Chính sách thẩm định, định giá tài sản bảo đảm tại MB;

- Quyết định số 601/QĐ-MB-HS ngày 15/03/2013 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân;

- Quyết định số 3817/QĐ-MB-HS ngày 26/11/2014 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Bộ biểu mẫu Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, Hợp đồng quản lý hàng hóa thế chấp, Quyết định số 4252/QĐ-MB-HS ngày 29/12/2014 về việc chỉnh sửa Quyết định số 3817/QĐ-MB-HS;

- Quyết định số 1245/QĐ-MB-HS ngày 24/04/2015 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy định sản phẩm cho vay mua ô tô phục vụ mục đích tiêu dùng;

- Quyết định số 3284/QĐ-MB-HS ngày 22/10/2014 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy định sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa

chữa nhà đất;

- Quyết định số 6354/QĐ-MB-HS ngày 26/12/2009 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy định nghiệp vụ cho vay Mua căn hộ, nhà, đất dự án và Quy trình nghiệp vụ cho vay Mua căn hộ, nhà, đất dự án;

- Quyết định số 2580/QĐ-MB-HS ngày 19/09/2013 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy định nghiệp vụ cho vay Mua căn hộ, nhà, đất dự án nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân;

- Quyết định số 2438/QĐ-MB-HS ngày 09/04/2012 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy định nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá;

- Các văn bản khác cho MB ban hành có liên quan khác.

c. Điều kiện vay vốn

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;

- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn còn thời hạn tại tỉnh/thành phố nơi MB có trụ sở;

- Không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam tại thời điểm vay vốn;

- Không có nợ nhóm 2 trở lên tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất tính tới thời điểm vay vốn; không có nợ quá hạn hoặc nợ xấu thẻ tín dụng tại thời điểm vay vốn theo quy định pháp luật từng thời kỳ và không bao gồm khoản nợ quá hạn do khách hàng không đóng các loại phí duy trì thẻ;

- Có phương án trả nợ khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi, phí trong thời gian cam kết;

- Có tài sản bảo đảm thỏa mãn điều kiện đối với các sản phẩm vay vốn yêu cầu có tài sản bảo đảm, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền

vay theo quy định của pháp luật và của MB; - Có tài khoản thanh toán tại MB;

- Các điều kiện vay vốn khác theo quy định của MB từng thời kỳ, từng sản phẩm.

2.2.3. Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng

a. Mục tiêu của hoạt động CVTD trong 03 năm 2014 - 2016

Về dư nợ cho vay tiêu dùng

Kế hoạch kinh doanh được giao như sau: Năm 2014: 570 tỷ; Năm 2015: 750 tỷ; Năm 2016: 900 tỷ.

Về kiểm soát rủi ro

Mục tiêu phấn đấu của chi nhánh về tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay tiêu dùng là: Năm 2014: dưới 1.5%; Năm 2015: dưới 1%; Năm 2016: dưới 1%.

Về thị phần

Phấn đấu thị phần cho vay tiêu dùng trên địa bàn đến năm 2016 đạt trên 4%.

Về cơ cấu

Phấn đấu tăng tỷ trọng sản phẩm cho vay mua nhà đất, căn hộ để ở; cho vay tiêu dùng có TSĐB và cho vay đảm bảo bằng lương ngoài MB.

Về chất lượng dịch vụ

Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, thái độ phục vụ, tư vấn chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên.

Về thu nhập

Phấn đấu mức tăng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng đạt trên 20% so với năm trước.

b. Về quy mô cho vay tiêu dùng

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay tiêu dùng tại MB Đà Nẵng

ĐVT: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm

2016 Tốc độ tăng/giảm năm 2015/2014 Tốc độ tăng/giảm năm 2016/2015 Tổng dư nợ cho vay 1.938.933 2.259.873 3.367.324 16,55 49,01 Dư nợ cho vay

tiêu dùng 569.899 775.248 901.307 36,03 16,26 Tỷ trọng dư nợ cho vay TD/ Tổng dư nợ cho vay 29,39 34,30 26,77

(Nguồn: Báo cáo số liệu tín dụng của MB Đà Nẵng giai đoạn 2014-2016)

Qua bảng trên cho thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng tại MB Đà Nẵng tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2015, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 775.248 triệu đồng, tăng 205.349 triệu đồng, tương ứng 36,03% so với năm 2014, năm 2016 đạt 901.307 triệu đồng, tăng 126.059 triệu đồng, tức là tăng 16,26% so với năm 2015. Trong các năm qua, Chi nhánh đều đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dư nợ được giao; đây là kết quả hoạt động khá tốt trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay năm 2016 giảm so với năm 2015 và chỉ chiếm 26,77%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2016 chưa phát triển tương xứng với tốc độ phát triển về quy mô tín dụng của Chi nhánh.

Bảng 2.5. Số lượng khách hàng và dư nợ bình quân/khách hàng

ĐVT: Khách hàng, Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ tăng/giảm năm 2015/2014 Tốc độ tăng/giảm năm 2016/2015 Dư nợ CVTD 569.899 775.248 901.307 36,03 16,26 Số lượng KH vay TD 1.247 1.552 1.825 24,46 17,59 Dư nợ bình quân/KH 457 500 494 9,30 -1,13

(Nguồn: Báo cáo số liệu tín dụng của MB Đà Nẵng giai đoạn 2014-2016)

Năm 2014, MB Đà Nẵng có 1.341 khách hàng cá nhân, trong đó khách hàng vay tiêu dùng là 1.247 khách hàng, chiếm 92,84%. Năm 2015, số lượng khách hàng cá nhân là 1.637 khách hàng, trong đó khách hàng vay tiêu dùng 1.552 khách hàng, chiếm tỷ trọng 94,81% và cho đến năm 2016, số lượng khách hàng là 1900 khách hàng, trong đó khách hàng vay tiêu dùng là 1.825 khách hàng, chiếm tỷ trọng 96%. Số lượng khách hàng năm 2016 tăng 273 khách so với năm 2015 và tăng 578 khách hàng so với năm 2014. Như vậy, số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng tại MB Đà Nẵng tăng đều qua các năm, do MB Đà Nẵng đã duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút được khách hàng mới sử dụng dịch vụ tại ngân hàng thông qua công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, … Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)