6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Một số hạn chế cần khắc phục
Trong những năm qua, MB Đà Nẵng đã áp dụng các biện pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Chi nhánh gặp phải những hạn chế sau:
Quy mô tín dụng tiêu dùng tại MB Đà Nẵng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay năm 2016 giảm so với năm 2015 và chỉ chiếm 26,77%; tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng năm 2016 so với năm 2015 giảm so với tốc độ tăng trưởng của năm 2015 so với năm 2014. Dư nợ bình quân/khách hàng năm 2016 giảm 1,13% so với năm 2015. Tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng của MB Đà Nẵng/ tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn giảm
dần từ năm 2014 đến năm 2016. Theo cơ cấu sản phẩm, dư nợ của các sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở; cho vay thấu chi giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng chưa phát triển tương xứng với tốc độ phát triển về quy mô tín dụng của Chi nhánh; hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2016 không duy trì được mức tăng trưởng tốt như năm 2015. Mặt khác, Chi nhánh cũng đang đứng trước áp lực về thị phần cho vay tiêu dùng trên địa bàn thành phố với các chi nhánh TCTD khác đang ngày càng tăng cường các sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tuy đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như: Các sản phẩm dịch vụ mà MB đang triển khai tại Chi nhánh Đà Nẵng chưa tạo được sự khác biệt, mới lạ, những sản phẩm dịch vụ mới này hầu như phát triển sau khi các ngân hàng thương mại khác đã triển khai thành công.
Chất lượng dịch vụ vẫn còn một vài mặt chưa được khách hàng hoàn toàn hài lòng như thủ tục và quy trình cho vay cá nhân còn rườm rà ở khâu xác nhận bảo lãnh của cơ quan nơi công tác; tiến độ giải quyết hồ sơ còn chưa nhanh; một số nhân viên chưa giải thích thắc mắc rõ ràng.
Mức lãi suất cho vay tiêu dùng còn cao (lãi suất cho vay tiêu dùng bình quân năm 2014 là 10,11%, năm 2015 là 9,14%, năm 2016 là 9,69%) so với một số chi nhánh TCTD khác trên địa bàn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước vốn có thế mạnh về mức lãi suất cho vay và các ngân hàng có thế mạnh về các dịch vụ bán lẻ. Hạn mức cho vay tiêu dùng, kỳ hạn trả nợ đa dạng là các yếu tố chưa mang yếu tố cạnh tranh. Đồng thời, chính sách lãi suất cho vay chưa thể hiện sự ưu đãi cho các đối tượng khách hàng truyền thống.
Mạng lưới hoạt động còn hạn chế, số lượng phòng giao dịch còn ít, làm giảm khả năng tiếp cận vốn của khách hàng ở các vùng xa khu vực trung tâm.
So với các đối thủ cạnh tranh như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Phương Đông, Đông Á, … thì đội ngũ nhân sự thực hiện công tác cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn ít, chưa thật sự năng động và chuyên nghiệp, thiếu tính chủ động nên hiệu quả còn thấp.
MB Đà Nẵng chưa đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu cũng như tiếp thị về các sản phẩm cho vay tiêu dùng, các dịch vụ mới có tiện ích đi kèm như tra cứu thông tin về số dư tài khoản thông qua dịch vụ sms banking, internet banking, ... nhằm làm cho khách hàng thuận tiện trong quá trình giao dịch với ngân hàng.