7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Tình hình kinh tế-xã hội của địa phương
Kinh tế - xã hội phát triển đồng nghĩa nhu cầu đầu tư xây dựng CSHTGT cũng tăng và từng bước đồng bộ để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa an toàn cho người dân. Kinh tế phát triển đòi hỏi phải nâng cấp, mở rộng
và xây dựng mới nhiều tuyến đường giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế; đầu tư nhiều tuyến đường giao thông có chất lượng cao để rút ngắn khoảng cách về mọi mặt của đời sống xã hội giữa các đô thị với vùng nông thôn. Với tốc độ tăng dân số và nhu cầu của nền kinh tế sẽ tác động tăng đáng kể nhu cầu dịch vụ CSHTGT.
Khi kinh tế - xã hội phát triển giúp cho nền kinh tế có nhiều nguồn thu đóng góp cho ngân sách; như vậy sẽ có nhiều nguồn lực phát triển CSHTGT cả quy mô và chất lượng; đó là sự tác động qua lại để cùng phát triển.
Sự phát triển kinh tế - xã hội có nhu cầu đòi hỏi tăng CSHTGT đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, đời sống của dân cư.
1.3.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý vốn đầu tư
Bộ máy quản lý đầu tư CSHTGT là chủ thể quản lý, từ đây các quyết định quản lý được ban hành để vận hành toàn bộ quá trình đầu tư CSHTGT và thực hiện công tác quản lý.
Hoạt động đầu tư XDCB nói chung và hoạt động CSHTGT nói riêng được thực hiện rất nhiều khâu, liên quan đến nhiều chủ thể quản lý, nên bộ máy quản lý đầu tư CSHTGT bằng vốn NSNN do nhiều cơ quan nhà nước tham gia (UBND cấp tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải…; KBNN), được phân công thực hiện từng khâu trong quy trình quản lý (định mức, đơn giá; thiết kế, dự toán; chất lượng công trình; lập, giao kế hoạch vốn; thanh, quyết toán vốn đầu tư…). Với nhiều cơ quan tham gia quản lý như vậy, cho nên để quản lý tốt các dự án CSHTGT cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này nhưng phải bảo đảm tính thống nhất.
Tổ chức bộ máy này đóng vai trò quyết định đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Bộ máy cần gọn nhẹ nhưng phải đủ năng lực quản lý, phù hợp với tình hình thực tiễn và mục tiêu quản lý từng thời kỳ; tránh chồng chéo nhưng không bỏ sót nhiệm vụ; đảm bảo kiểm tra, kiểm soát lẫn
nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thì công tác quản lý vốn đầu tư sẽ kém hiệu quả, dễ gây thất thoát, lãng phí.
Bên cạnh đó có một lực lượng vô cùng quan trọng được giao nhiệm vụ trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư đó là chủ đầu tư, Ban QLDA; công tác quản lý đầu tư CSHTGT bằng vốn NSNN thực hiện có đúng quy định của nhà nước hay không chủ yếu là do lực lượng này. Do vậy, đội ngũ Ban QLDA phải là những người có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm về hoạt động xây dựng công trình giao thông và phẩm chất đạo đức tốt….
Hiện nay thủ tục hành chính đang là rào cản làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư. Do vậy cải cách thủ tục hành chính là vấn đề cấp thiết và đóng vai trò quyết định đến công tác quản lý đầu tư bằng vốn NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đầu tư CSHTGT bằng vốn NSNN đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung. Nhằm mục đích định hướng, thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Vốn đầu tư cho CSHTGT chiếm tỷ trọng cao, nói lên sự quan tâm đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống CSHTGT, góp phần mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng CSHTGT cần lượng vốn lớn, nhưng nguồn lực từ NSNN thì lại có hạn, do đó yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư CSHTGT. Để thực hiện được điều này, yêu cầu hình thành khung pháp lý phải khoa học, đầy đủ và đủ mạnh để quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN. Các nội dung cơ bản quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT bằng vốn NSNN gồm:
Công tác quy hoạch; Công tác chuẩn bị đầu tư;
Công tác lập, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư; Công tác quản lý chất lượng đầu tư;
Công tác giám sát và đánh giá đầu tư.
Tuy nhiên, thực hiện các nội dung này cũng chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Do vậy, cần phải nghiên cứu đầy đủ và có cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý có hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA
TỈNH KON TUM