7. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Một số giải pháp khác
Để nâng cao hơn nữa hoạt động quản lý đầu tư XDCB nói chung và quản lý đầu tư CSHTGT nói riêng; UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo sở, ngành, UBND cấp huyện theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chủ động tham mưu, phối hợp tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị liên quan thực hiện quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất, như: kiện toàn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; cụ thể hóa các quy định, chính sách; kế hoạch thanh tra, kiểm tra; tham mưu các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn….
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế-lập dự toán, giám sát thi công… phải chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước tại Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư Công… và các văn bản hướng dẫn dưới luật để thi hành và các văn bản chỉ đạo, điều hành của địa phương.
Sở Giao thông vận tải tiếp tục thẩm định thiết kế cơ sở và thiết kế - dự toán đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và đạt yêu cầu; theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, chất lượng công trình, công tác đảm bảo an toàn giao thông, an
toàn lao động, vệ sinh môi trường và thực hiện đầy đủ quy định quản lý khác đối với các dự án đầu tư CSHTGT.
Sở Giao thông vận tải thực hiện tốt kế hoạch duy tu, sửa chữa hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới trong việc bảo trì, khắc phục bão lũ; tăng cường thanh tra, kiểm tra và phối hợp với UBND cấp huyện giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, quản lý tốt hệ thống đường giao thông nông thôn; tiếp tục phối hợp các địa phương xác định nội dung, công việc cần hỗ trợ thực hiện để đạt chuẩn tiêu chí giao thông của chương trình nông thôn mới ở cấp xã. Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đúng tiến độ các dự án được bố trí vốn giai đoạn 2016- 2020; tham mưu giải quyết các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nhà thầu thực hiện đúng các cam kết về tiến độ, chất lượng của dự án.
Chủ đầu tư phối hợp các địa phương thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ hơn nữa ở tất cả các khâu của dự án CSHTGT theo đúng các quy định của nhà nước; đặc biệt là trọng tâm, trọng điểm ở khâu giám sát thi công, quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình chấp hành triệt để các quy định về: Thiết kế; giấy phép; mặt bằng xây dựng; thí nghiệm vật liệu, vật tư, cấu kiện, thiết bị đảm bảo chất lượng trước khi xây dựng, lắp đặt vào công trình; lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng; lập bản vẽ hoàn công, nhật ký thi công; khắc phục kịp thời khiếm khuyết về chất lượng và sự cố công trình; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và thực hiện đầy đủ, đúng các quy định.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực cấp tỉnh và chỉ đạo UBND cấp huyện thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực cấp huyện trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp các Ban QLDA của tỉnh và huyện hiện có nhằm củng cố các Ban này đủ điều kiện, đủ năng lực hoạt động trong QLDA theo đúng tinh thần hướng dẫn tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015).
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định mới triển khai thực hiện công tác đầu tư XDCB và phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh nhằm thay thế cho quy định trước đây đã ban hành tại Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 và Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh, bởi vì hiện nay một số luật đã được ban hành mới (thay thế luật cũ) và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các luật này đã được ban hành để thay thế cho các quy định trước đây.
Nâng cao hiệu quả hoạt động cơ chế “một cửa” về hoạt động đầu tư XDCB, trong đó có đầu tư xây dựng CSHTGT ở các cơ quan nhà nước có liên quan; rút ngắn thời gian giải quyết công việc. Theo chức năng, nhiệm vụ các ngành, các cấp đẩy mạnh hơn nữa việc công khai, minh bạch trong thực thi công vụ để đẩy mạnh việc nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đầu tư nhằm cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân thuận lợi và kịp thời.
Sở Xây dựng phối hợp Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng CSHTGT (các nhà thầu tư vấn, xây dựng); đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc tham
mưu cấp trên xử lý đối với tổ chức, cá nhân có sai phạm nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đối với đối tượng tham gia trong hoạt động xây dựng. Công bố công khai tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện tham gia về hoạt động này trên trang thông tin điện tử của ngành để các chủ đầu tư biết.
Để siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động kế hoạch và đầu tư và hoạt động xây dựng đối với tổ chức, cá nhân liên quan, nhà thầu tư vấn và xây dựng công trình….; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, UBND cấp huyện và cơ quan có thẩm quyền kiên quyết xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan có vi phạm hành chính trong lĩnh vực này theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định: số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013, số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Các sở xây dựng chuyên ngành bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tham gia thực hiện thẩm định dự án, thiết kế - dự toán đảm bảo trước hạn hoặc đúng thời gian quy định, tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ, làm chậm tiến độ dự án. Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm khắc những trường hợp vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN.
Ngoài ra, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối và phối hợp Sở Giao thông vận tải đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, một số tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định…và tiếp tục đẩy mạnh sự hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh để có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, trao đổi hợp tác phát triển mạng lưới giao thông, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội và triển khai đầu tư dự án giao thông theo hình thức hợp tác công tư (PPP).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hiện nay và dự báo trong thời gian tới nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế tăng trưởng chậm và diễn biến khó lường. Trong nước tình hình thu ngân sách, nhất là khoản thu từ dầu thô không đạt so với dự toán đề ra; chính sách tài khóa, tiền tệ tiếp tục thắt chặt; nguồn vốn đầu tư có hạn nên đầu tư CSHTGT bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum cũng sẽ bị giảm, trong khi đó vẫn còn nhiều công trình giao thông đang và sẽ tiếp tục thực hiện và có nhu cầu lớn. Do đó, hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT là việc làm cấp thiết và thực hiện theo các nhóm giải pháp cụ thể, đặc thù nhất định. Có như vậy mới bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn này.
Thực tế cho thấy trong các khâu: quy hoạch; lập, thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế-dự toán; lựa chọn nhà thầu; thi công xây dựng công trình; giám sát… nếu quản lý chặt chẽ từ khâu đầu tiên là quy hoạch cho đến khi đưa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán thì chi phí đầu tư xây dựng công trình có kết quả hợp lý và đạt được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đầu tư xây dựng CSHTGT bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên nguồn đầu tư này có giới hạn và yêu cầu phải quản lý một cách chặt chẽ để bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tư. Yêu cầu hình thành khung lý thuyết về quản lý đầu tư từ ngân sách từ đó có cơ sở để phân tích tình hình quản lý và đưa ra hoặc kiến nghị các giải pháp một cách có hiệu quả. Những nội dung cơ bản để quản lý đầu tư CSHTGT bằng vốn ngân sách bao gồm: (1) quy hoạch đầu tư; (2) quản lý chuẩn bị đầu tư dự án; (3) lập và thực hiện kế hoạch; (4) quản lý chất lượng đầu tư; (5) giám sát và đánh giá đầu tư.
Trong những năm qua đầu tư CSHTGT bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum là rất lớn, đầu tư liên tục tăng qua các năm và đóng góp không nhỏ cho sự thay đổi của tỉnh Kon Tum. Hiệu quả đầu tư cho CSHTGT thời gian qua của địa phương được đánh giá khá cao nhưng việc quản lý hoạt động này còn vấn đề tồn tại, hạn chế như: (1) công tác quy hoạch đầu tư chưa gắn kết, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, điều chỉnh quy hoạch chưa kịp thời, tình trạng quy hoạch “treo” vẫn còn tồn tại…; (2) công tác quản lý chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án hiệu quả chưa cao; việc lập, thẩm định dự án, phê duyệt đầu tư chưa sát với thực tế, còn xảy ra tình trạng điều chỉnh dự án nhiều lần; quản lý công tác lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán chất lượng chưa cao, vẫn còn bất cập gây lãng phí…; (3) việc lập, thực hiện kế hoạch vốn ngân sách cho xây dựng CSHTGT chưa tập trung, tình trạng xây dựng kéo dài; vốn chưa đáp ứng yêu cầu cho đầu tư CSHTGT; tình trạng nợ đọng XDCB chưa được xử lý dứt điểm; việc sử dụng nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả do năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn
công…; (4) công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng CSHTGT vẫn còn tình trạng giám sát thi công sơ sài; công tác nghiệm thu khối lượng thiếu chặt chẽ, còn sai sót; nhật ký thi công chưa đầy đủ…; (5) công tác giám sát, đánh giá đầu tư còn lúng túng; nội dung báo cáo giám sát tổng thể chưa sâu; công tác báo cáo của chủ đầu tư chưa kịp thời; công tác giám sát và đánh giá đầu tư chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng nhiều dự án hiệu quả đầu tư chưa cao.
Để khắc phục tồn tại, hạn chế về đầu tư xây dựng CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum thời gian qua; trong những năm tới cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
(1) Hoàn thiện công tác quy hoạch đầu tư CSHTGT;
(2) Hoàn thiện công tác quản lý chuẩn bị đầu tư dự án CSHTGT;
(3) Cải thiện công tác lập, thực hiện kế hoạch vốn ngân sách đầu tư xây dựng CSHTGT;
(4) Cải thiện quản lý chất lượng đầu tư xây dựng CSHTGT bằng nguồn vốn NSNN;
(5) Tăng cường công tác giám sát và đánh giá đầu tư.
Nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT bằng vốn ngân sách của tỉnh là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của địa phương, góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cấp, các ngành, sự vào cuộc mạnh mẽ của chủ đầu tư, của nhà thầu và sự tham gia tích cực của cộng đồng xã hội trong tất cả các khâu của hoạt động đầu tư. Thực hiện tốt việc này, tin chắc rằng Kon Tum tiếp tục sẽ có những thành công trong thời gian tới.
Kiến nghị
(1) Đối với Chính phủ; bộ, ngành Trung ương
tư và hoạt động xây dựng đối với tổ chức, cá nhân, nhà thầu tư vấn và xây dựng công trình… Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực này theo hướng tăng nặng hơn để đủ sức răn đe so với hai Nghị định của Chính phủ: số 155/2013/NĐ- CP ngày 11/11/2013, số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 và nên hợp nhất việc xử lý vi phạm hành chính hoạt động này thành một nghị định.
- Chính phủ giao các bộ, ngành khẩn trương rà soát tất cả văn bản về quản lý đầu tư XDCB, đề xuất ban hành văn bản mới thay thế văn bản cũ theo hướng: tránh sự chồng chéo giữa các văn bản, đảm bảo tính thống nhất; cụ thể hóa các quy định để đủ cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện, tránh vận dụng tùy tiện gây thiệt hại cho NSNN; bãi bỏ các quy định không còn phù hợp….
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành Trung ương xem xét tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tăng mức vốn đầu tư phát triển (cân đối NSĐP, bổ sung từ NSTW) để tạo điều kiện cho Tỉnh đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
(2) Đối với UBND tỉnh Kon Tum
- Thực hiện triệt để việc kiện toàn thành lập các ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực theo đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn Luật này.
- Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải sớm hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
- Chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường hơn nữa quản lý Quy hoạch phát triển GTVT; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm chỉ giới quy hoạch.
- Tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư từ năm 2016 trở đi không để phát sinh thêm nợ đọng XDCB mới.
tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.
- Xử lý kỷ luật nghiêm khắc các chủ đầu tư để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định của nhà nước về tổ chức triển khai thực hiện và quản lý dự án (như: thực hiện sai quy hoạch, sai thiết kế-dự toán, đấu thầu, nghiệm thu sai khối lượng, quản lý vốn không chặt chẽ, công tác báo cáo không kịp thời, nợ đọng XDCB,…); kiên quyết thay thế hoặc chỉ đạo thay thế trưởng ban QLDA, cá nhân liên quan tham gia quản lý dự án.
- Chỉ đạo chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước xử lý nghiêm nhà thầu sai phạm trong các khâu tổ chức thực hiện dự án CSHTGT như: lập dự án,