KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH GIALAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH GIALAI

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Agribank Gia Lai

Chi nhánh được thành lập vào ngày 01/7/1988 theo Quyết định số

69/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống

đốc NHNN) với tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai - Kon Tum, mô hình hoạt động được tổ chức theo Nghị định số

53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ

chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 26 năm, cùng với sự

chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự kiện chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum vào năm 1991; tên gọi của Chi nhánh cũng đã trải qua 5 lần thay đổi cho phù hợp với mô hình tổ chức và phạm vi hoạt động của Chi nhánh. Tên gọi mới nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai (Từ 01/2011 đến nay) với tên gọi tắt là: Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai.

Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai là đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Agribank, hoạt động theo ủy quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về mặt quyền lợi và nghĩa vụ đối với Agribank.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn lực tại chi nhánh

a. Cơ cu t chc, mng lưới

gồm: 08 phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh tỉnh và 23 Chi nhánh trực thuộc theo phân cấp ủy quyền của Agribank được tổ chức theo địa giới hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, khu vực và 08 phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực liên xã, phường.

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

Sơđồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Gia Lai

- Ban lãnh đạo: gồm 01 Giám đốc và 04 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định trong điều lệ Agribank và trước pháp luật.

+ Phó Giám đốc: là người tham mưu, trợ giúp Giám đốc trong quá trình quản lý điều hành một số công việc, phụ trách một số phòng trong phạm đượ ự ủ ề ủ đố ị ệ ướ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng KD Ngoại Hối Phòng DV & Marketing P.Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Điện Toán Phòn g Tín Dụng Phòng Tổ Chức HC Phòng KTKS nội bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Các Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở

Chi nhánh loại III (Quận, Huyện) Các Phòng Giao

đốc về lĩnh vực được phân công. Phó Giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó.

+ Chi nhánh loại III: là chi nhánh hoạt động hạn chế được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 3 và các chi nhánh chưa/hoặc không được xếp hạng phụ thuộc các chi nhánh loại 1, loại 2 có các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh của Agribank, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng.

+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh loại I: vừa trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, vừa có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả

các lĩnh vực tại các chi nhánh loại 3 (nếu có), phòng giao dịch trên địa bàn

được giao quản lý.

- Nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

+ Phòng Tín dụng: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, sử

dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

+ Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của NHNN, Agribank. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối

với các chi nhánh trên địa bàn trình Agribank cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank trên địa bàn. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

+ Phòng Điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán, kế toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

+ Phòng Hành chính và Nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Agribank trực thuộc trên địa bàn. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ

thể về giao kết hợp đồng, tố tụng, tranh chấp. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Agribank. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân…

+ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Agribank, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết

đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

+ Phòng Kinh doanh ngoại hối: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

công tác thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

+ Phòng Dịch vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của Agribank.

b. Ngun nhân lc ti chi nhánh

Tổng số cán bộ, viên chức của toàn Chi nhánh đến cuối năm 2014 có: 489 lao động, trong đó: cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm 1,64%, đại học và cao đẳng chiếm 86,29%, trung cấp chiếm 3,47% và nghiệp vụ chuyên môn khác chiếm 8,60% so tổng số cán bộ, viên chức; cán bộ, viên chức biết ngoại ngữ chiếm 69,93%; cán bộ, viên chức có trình độ tin học từ

cơ bản trở lên chiếm 90,38% (Riêng cử nhân, kỹ sư tin học chiếm 1,84%); cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng chiếm 37%.

Trong đó, nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác tín dụng và kiểm soát tín dụng gồm 230 người, chiếm đến 47% tổng số cán bộ tại toàn chi nhánh.

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự làm công tác tín dụng và kiểm soát tín dụng tại Agribank Gia Lai năm 2014

Phòng nghiệp vụ Số lượng

CBVC Độ tuổi

Cán bộ lãnh đạo 50 45-55 tuổi

Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ 8 43-55 tuổi

Với lực lượng cán bộ như phân bổ trên cho thấy hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của chi nhánh đang gặp phải những khó khăn nhất định về

khối lượng công việc, cũng như chất lượng của công tác kiểm tra, kiểm soát. Bởi, với hơn 23 chi nhánh loại III, cùng hàng nghìn khách hàng doanh nghiệp và hộ sản xuất, cá nhân với nhiều khoản vay khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thì lực lượng khá khiêm tốn làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của chi nhánh chắc hẳn công việc sẽ còn nhiều vấn đề bất cập.

c. Cơ s vt cht, công ngh thông tin

Bắt đầu từ 11/5/2009, tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank trên toàn quốc chính thức thực hiện giao dịch trên hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS), thêm một lần nữa khẳng định bước tiến vững chắc của Agribank trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.

Mỗi cán bộ viên chức tại các phòng nghiệp vụ đều được giao và sử

dụng một User riêng biệt để đăng nhập vào hệ thống IPCAS, chức năng, quyền hạn của mỗi User sẽ được thiết lập theo từng cấp độ, thẩm quyền đúng theo quy định của quy trình nghiệp vụ.

Phòng điện toán là phòng có chức năng quan trọng trong việc thiết lập và đảm bảo sự hoạt động ổn định, thông suốt của hệ thống này.

Thông qua hệ thống IPCAS, tại Trụ sở chính, các đơn vị, phòng ban, cá nhân có thẩm quyền, đều có thể khai thác, tra cứu và kiểm soát thông tin tín dụng của từng khách hàng và của từng chi nhánh, đây là một trong những cách kiểm soát rủi ro tín dụng từ xa khá hiệu quả, tuy nhiên vẫn chưa được phát huy tác dụng do sự hạn chế về trình độ, cũng như vấn đề đạo đức nghề

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai trong 3 năm 2012-2014 năm 2012-2014

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2012-2014

Đơn vị tính: tỷđồng, % 2012 2013 2014 STT Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % I Tổng nguồn vốn huy động 4.430 5.354 6.488 Trong đó: Tiền gửi dân cư 3.909 88% 4.612 86% 5.804 89% Tiền gửi TCKT 428 10% 547 10% 414 6% Tiền gửi kho bạc 78 2% 171 3% 253 4% II Tổng dư nợ 7.472 8.756 9.891 1 Phân theo loại tiền Nội tệ 7.467 99% 8.751 99% 9.855 99% Ngoại tệ (1000 USD) 250 1% 250 1% 1.699 1% 2 Phân theo thời hạn Ngắn hạn 4.932 66% 5.829 67% 6.442 65% Trung hạn 1.168 16% 1.465 17% 2.036 21% Dài hạn 1.372 18% 1.462 17% 1.413 14%

3 Phân theo thành phần kinh tế

DNNN 657 9% 575 7% 467 5% Cty Cổ phần 855 11% 969 11% 1.001 10% Cty TNHH 450 6% 489 6% 440 4% DNTN 418 6% 365 4% 349 4% HTX 2 0% 4 0% 2 0% Hộ gia đình, cá nhân 5.089 68% 6.354 73% 7.631 77% III Tổng nợ xấu 75 93 130 Tỷ lệ nợ xấu 1,0% 1,1% 1,3% IV Tài chính Tổng thu 1.543 1.430 1.335 Tổng chi 1320 1192 1085

Chênh lệch thu chi 289 311 325

Hệ số lương 1,5 1,54 1,47

* Tình hình về nguồn vốn

Tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh Agribank Gia Lai đến 31/12/2014 đạt 6.488 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 21%/năm trong 3 năm 2012-2014. Trong đó tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng trên 80%/Tổng nguồn và chủ yếu tập trung ở loại tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng (chiếm bình quân 60%/Tổng nguồn)

* Tình hình dư nợ

Tổng dư nợ toàn chi nhánh Agribank Gia Lai đến 31/12/2014 đạt 9.891 tỷđồng, tốc độ tăng bình quân 15%/năm trong 3 năm 2012-2014, trong đó dư

nợ ngắn hạn chiếm 66%/Tổng dư nợ và dư nợ cho vay Hộ gia đình, cá nhân chiếm đến trên 70%/Tổng dư nợ.

* Tình hình nợ xấu

Tổng nợ xấu toàn chi nhánh Agribank Gia Lai đến 31/12/2014 đạt 130 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 1,3%/Tổng dư nợ, tăng bình quân 0,1%/năm trong 3 năm 2012-2014.

* Tình hình tài chính

Trong 3 năm trở lại đây (2012-2014), tình hình tài chính của chi nhánh Agribank Gia Lai đều đạt kế hoạch giao, và tăng trưởng qua các năm. Kết quả

này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai đang đạt sự ổn định và an toàn nhất định.

2.2. SỰ PHÂN CẤP VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH GIA LAI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH GIA LAI 2.2.1. Phân cấp quản lý rủi ro tín dụng giữa Trụ sở chính và Agribank chi nhánh Gia Lai:

* Về phân cấp quản lý rủi ro:

Cho đến nay, Agribank vẫn chưa có một quy định, quy trình cụ thể nào trong việc phân cấp quản trị rủi ro trong toàn hệ thống, toàn bộ hoạt động

quản lý rủi ro xuất phát từ mô hình quản lý và phân cấp quản lý của Agribank.

Sơđồ 2.2. Phân cấp quản lý rủi ro của Agribank Việt Nam

Theo như phân quyền quản lý chung, thì việc phân cấp quản lý rủi ro tín dụng của toàn hệ thống Agribank được thực hiện như một mô hình đường thẳng. Trong đó, hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh chịu sự điều hành trực tiếp từ hệ thống các ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính.

Các ban, đơn vị tại Trụ sở chính có liên quan trực tiếp trong quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh gồm Ban khách hàng doanh nghiệp; Ban khách hàng Hộ gia đình và cá nhân; Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.

+ Ban khách hàng doanh nghiệp; Ban khách hàng Hộ gia đình và cá nhân: là 02 ban tại Trụ sở chính quản lý các khoản vay vượt quyền phán quyết

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT BAN CHUYÊN VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT

HỆ THỐNG CÁC BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH VP ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CTY TRỰC THUỘC

tại chi nhánh, chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản vay đó, tuy nhiên việc quản lý khoản vay trong quá trình giải ngân thì

được giao cho chi nhánh quản lý.

+ Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra tình hình tín dụng của các chi nhánh trong toàn hệ thống theo định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra tất cả các khoản vay tại chi nhánh cũng như cả những khoản vay vượt quyền phán quyết mà Trụ sở chính phê duyệt.

+ Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro: cũng là một đơn vị thuộc hệ

thống các ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính, có trách nhiệm ban hành về phân loai tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của Agribank; theo dõi, chấn chỉnh những tồn tại trong công tác phân loại nợ, XLRR và chấm điểm xếp hạng khách hàng; bên cạnh đó là đơn vị có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện các thủ tục bán nợ cho VAMC.

Tùy theo chính sách tín dụng và quản lý rủi ro trong từng thời kỳ, Hội

đồng thành viên là cấp cao nhất trong việc ra các chính sách tín dụng và giải

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)