6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín
a. Hạn chế
- Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử
lý khoản vay có vấn đề của chi nhánh nói chung và của cán bộ còn rất yếu. Chưa có phương pháp cụ thể để nhận diện, đánh giá đúng thực trạng hoạt
động của doanh nghiệp để quyết định cho vay, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp liên tục giải thể, phá sản như thời gian qua.
- Hiện nay Agribank Việt Nam mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđểđánh giá rủi ro khách hàng, và được thực hiện trong nhiều năm qua, tuy nhiên hệ thống này còn có một số vấn đề mà chi nhánh còn đang gặp những khó khăn nhất định:
+ Chưa sử dụng các công cụđánh giá xác suất xảy ra rủi ro hay tổn thất rủi ro đối với khoản vay theo thông lệ quốc tế, việc đánh giá khoản vay chỉ
dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, chất lượng của báo cáo, đặc biệt là báo cáo về tài chính chưa cao, thiếu chính xác và đa phần các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thường không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.
+ Chưa có công cụđo lường hiệu quả của danh mục cho vay, đo lường tổn thất tín dụng dự kiến mà mới chỉ dựa vào các chỉ số đo lường RRTD, XHTD nội bộđểđánh giá.
+ Công tác kiểm tra, giám sát trong và sau cho vay chưa có hiệu quả, việc kiểm tra sau khi cho vay đôi khi chỉ mang tính hình thức, do vậy không phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro.
- Việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, việc phân tích nợ xấu chưa chi tiết, sâu sát nên chưa có giải pháp cụ thể trong việc cân đối tín dụng và hạn chế rủi ro phát sinh, cụ thể:
+ Rủi ro tín dụng còn lớn và tiềm ẩn rủi ro cao, dư nợ cho vay và nợ
xấu đối với từng loại hình doanh nghiệp tăng trưởng chưa cân xứng, cụ thể dư
nợ cho vay đối với Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhưng nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của doanh nghiệp.
+ Nợ xấu khu vực thành thị cao: Phân tích theo địa bàn cho vay, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao ở khu vực thành phố, thị xã; là khu vực có cạnh tranh ngân hàng cao, có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn và lĩnh vực cho vay đối với ngành bán buôn bán lẻ, tiêu dùng và ngành khác chiếm tỷ trọng cao;
- Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đối với doanh nghiệp tại chi nhánh còn khá cao. Khoản nợ này theo quy định hiện hành phải được trích lập dự phòng rủi ro 100% giá trị khoản nợ sau khi khấu trừ đi phần giá trị tài sản bảo đảm theo tỷ lệ. Nếu tài sản bảo đảm sụt giá hoặc khó chuyển nhượng trong thời gian ngắn thì khả năng tài chính của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do phải trích lập dự phòng rủi ro. Do vậy nên việc quan tâm giải quyết các khoản nợ nhóm 5 với các giải pháp tích cực là hết sức cần thiết để
giảm tổn thất về tài chính cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, các biểu hiện hạn chế trong quản lý tín dụng ngân hàng phát
sinh thuộc về đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, trình độ bất cập, thiếu sâu sát khách hàng, chậm nắm bắt thông tin, xem nhẹ khâu thẩm định, quản lý khoản vay, thiết lập bộ hồ sơ tín dụng không chặt chẽ, có xu hướng thái quá trong cạnh tranh để giữ chân khách hàng, thậm chí có trường hợp biểu hiện vi phạm đạo
đức cán bộ ngân hàng... đã làm hạn chế chất lượng tín dụng ngân hàng.
Trong những năm vừa qua, mặc dù Agribank Gia Lai cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng nhưng chưa có vụ việc nổi cộm và không có thiệt hại lớn. Tuy nhiên, để rút kinh nghiệm và cơ sở để đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, tác giả nêu ra một số vụ việc nổi cộm xảy ra tại một số chi nhánh trong hệ thống Agribank như sau:
- Agribank chi nhánh 6 – TP Hồ Chí Minh bị thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm trong cho vay tín dụng công ty Thanh Phát, nguyên Phó Tổng giám đốc Kiều Trọng Tuyến bị
bắt từ đầu năm 2014 với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
- Nhóm giám đốc doanh nghiệp tư nhân làm giả hồ sơ vay vốn nhưng cựu giám đốc Agribank chi nhánh 7 TPHCM Phạm Văn Cử vẫn chỉ đạo cấp dưới cho vay khi chưa đủ các điều kiện về tài sản đảm bảo, không kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn, cho vay tiền đảo nợ, làm thiệt hại hơn 600 tỷđồng. - Cuối tháng 03/2014, Nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Bến Thành cùng 6 thuộc cấp bị đề nghị truy tố vì đã cùng người thân quen vay và chiếm đọat hơn 200 tỷđồng của Agribank.
- Đặc biệt, trong năm 2015, đang nổi cộm vụ bắt giam nguyên Tổng giám đốc Agribank – ông Phạm Thanh Tân về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Được biết, từ tháng 07/2011, ông Phạm Thanh Tân đã thôi giữ chức Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Agribank và nhận công tác tại Văn phòng NHNN theo điều động của Thống đốc NHNN. Liên quan đến vụ
án này, Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam (Lifepro Vietnam) đã được giải ngân hơn 3.000 tỷ đồng để thực hiện dự án Nhà máy Luxfashion. Tuy nhiên,
đến tháng 08/2012, nhà máy này đã ngừng hoạt động và 3.000 tỷ đồng của Agribank cũng khó có đường quay về.
Trên đây là những vụ việc xảy ra tại Agribank trong thời gian vừa qua, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng và cũng lần lượt được đưa ra xét xử công khai. Những vụ việc này được xem là những mảng tối trong bức tranh toàn cảnh và như một hồi chuông cảnh báo cho những người làm công tác tín dụng tại ngân hàng nói chung và tại các chi nhánh Agribank nói riêng, cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay là quy mô vốn tự
có thấp, tính tự chủ về tài chính chưa cao, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng; Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn còn mới mẻ, chưa ổn định, chưa có kinh nghiệm và uy tín thương trường.
- Cơ chế thị trường với những mặt trái của nó như những biểu hiện lừa
đảo, chụp giựt trong kinh doanh… cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động của khách hàng. Nhưng đồng thời trong môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nghĩa vụ trả nợ vay chưa ràng buộc chặt chẽ, đã có không ít khách hàng có biểu hiện chây ỳ, đổ lỗi cho khách quan, trông chờ việc xử lý bằng chính sách của Nhà nước, thiếu thiện chí trong việc hoàn trả nợ vay ngân hàng.
* Nguyên nhân từ phía bản thân ngân hàng
- Nhiều quyết định tín dụng còn chạy theo mục tiêu tăng trưởng đểđảm bảo thu nhập trước mắt, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích lâu dài. Công tác
vốn và cho vay chưa được quan tâm đầy đủ, còn bịđộng và lúng túng trong tổ
chức thực hiện.
- Phát triển tín dụng trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhưng thiếu các biện pháp chủđộng phòng tránh tích cực nên đã bị cuốn hút vào “cuộc chạy đua thu hút khách hàng”, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, đã tạo cơ sở cho khách hàng yêu sách, lợi dụng vay vốn chồng chéo
ở nhiều ngân hàng, làm giảm hiệu lực kiểm tra, giám sát của ngân hàng, dẫn
đến rủi ro trong tín dụng.
- Tình trạng quá tải trong quản lý tín dụng, hiện nay 1 CBTD ởđịa bàn nông thôn quản lý đến gần 6.000 hộ vay mà chưa kểđến khách hàng doanh nghiệp.
- Trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế, năng lực thẩm định và khả
năng tư vấn, hướng dẫn cho người vay còn yếu. Một số cán bộ có biểu hiện yếu kém về đạo đức, lợi dụng quyền hạn, vi phạm chế độ, chấp hành chính sách tín dụng chưa nghiêm. Công tác kiểm tra, giám sát trong tín dụng chưa tổ
chức chặt chẽ.
* Nguyên nhân từ môi trường chính sách:
- Nền kinh tế tỉnh Gia Lai tuy mức độ tăng trưởng cao nhưng đi từ điểm xuất phát thấp, chứa đựng nhiều yếu tố không ổn định, kém bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa cao; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế.
- Các biện pháp hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: khuyến nông, thông tin thị trường và dự báo để định hướng sản xuất còn yếu. Hệ quả
là người sản xuất phải chạy theo giá cả thị trường, khi có nhiều người đến mua và được giá thì đẩy mạnh sản xuất, chặt phá cây con khác để sản xuất trong khi không quan tâm đến thông tin và dự báo thị trường thế giới. Doanh nghiệp xuất khẩu tách rời với sản xuất, khi tìm được thị trường thì tranh mua, nâng giá nhưng khi khó khăn lại ép giá, ép phẩm cấp…không gắn bó và quan tâm đến nguồn hàng, thiếu thông tin và hướng dẫn cho nông dân sản xuất.
- Quá trình quản lý của Nhà nước về kinh tế còn hạn chế trên một số
mặt, biểu hiện:
+ Công tác quy hoạch theo vùng, tiểu vùng để phát triển các loại cây con chưa cụ thể, sát thực tế, việc triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế. Nhiều cây trồng phát triển tự phát vượt quy hoạch, ví dụ như cây cà phê trong thời kỳ được giá đã được trồng ồ ạt trên cả những vùng đất không phù hợp, cách xa nguồn nước; mặt khác giống và kỹ thuật chăm sóc không được hướng dẫn, không đảm bảo yêu cầu, dẫn đến năng suất thấp. Khi giá cà phê sụt giảm người trồng cà phê không có khả năng chống đỡ, bị thua lỗ nặng, làm ảnh hưởng đến vốn vay ngân hàng.
+ Quá trình sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN địa phương tiến hành chậm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, ngưng hoạt
động nhiều năm không được xử lý dứt điểm. Quá trình tổ chức phát triển kinh tế hợp tác còn chậm và kém hiệu quả.
+ Việc thực hiện chế độ kế toán, thống kê của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa rõ ràng, minh bạch còn mang tính hình thức và chủ yếu là
đối phó với cơ quan thuế của Nhà nước. Các quy định về kiểm toán chưa có giá trị bắt buộc thi hành, nên thông tin về tài chính thường thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, là những khó khăn làm tăng thêm rủi ro cho tín dụng ngân hàng.
+ Việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp đang là nhu cầu phổ biến trong giao dịch thương mại, trong khi pháp lệnh thương phiếu đã có hiệu lực từ 01/7/2000 nhưng còn thiếu các quy định cụ thể về lưu thông thương phiếu nên dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa, gây khó khăn cho tài chính doanh nghiệp
- Hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu còn thấp, quá trình xử lý của các cơ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2012-2014, trong đó phân tích cụ thể
về thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh. Nội dung chính của chương 2 là đi sâu vào phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Gia Lai, trong mỗi nội dung tác giả trình bày cụ thể từng phương pháp, có chứng minh thực tế bằng số liệu cụ thể, qua đó rút ra những tồn tại hạn chế của từng nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Qua các nội dung phân tích, tác giả tổng hợp lại những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng như công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp. Đây là những tiền đề đưa ra giải pháp để Agribank Gia Lai tiếp tục hoàn thiện và hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI