6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Tiềm năng và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương
Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.536,92 km2, dân số trung bình năm 2015 gần 1,4 triệu người.
Đây là vùng đất có nhiều lợi thế trên tất cả các mặt đểđẩy mạnh thu hút đầu tư. Về giao thông, Gia Lai có quốc lộ 19 nối từ Cảng Quy Nhơn (Việt Nam) qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, kết nối qua đường 78 đi tỉnh Rattanakiri (Campuchia) và sang các tỉnh Nam Lào, Thái Lan; có quốc lộ 14
đi qua 5 tỉnh Tây Nguyên trong khu vực Tam giác phát triển, đến Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y qua Attapeu (Lào) vềĐà Nẵng, kết nối với quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi; quốc lộ 25 đi Phú Yên. Ngoài ra, Gia Lai còn có Cảng Hàng không Pleiku với các đi các tỉnh thành lớn và ngược lại. Điều đó cho thấy Gia Lai là
điểm hội tụ giao thương, có điều kiện để phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh thế mạnh giao thông, về tiềm năng và thế mạnh trong sản xuất và phát triển kinh tế, tỉnh Gia Lai là thủ phủ hồ tiêu, diện tích lớn về cao su, cà phê. Chưa kể các lĩnh vực như: điện, phát triển đô thị, công-nông nghiệp, thương mại-dịch vụ, giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề… cũng là các lĩnh vực dễ dàng thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.
Trong 5 năm qua (2011-2015), Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của vùng,
nhờđó kinh tế-xã hội của Gia Lai đã có những chuyển biến đáng kể. Tổng sản phẩm của tỉnh đến năm 2015 dự kiến đạt xấp xỉ 13%, bình quân trong 5 năm tăng 12,81% (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đến năm 2015, tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm 36,22%; công nghiệp xây dựng chiếm 33,61%; dịch vụ chiếm 30,17%. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm hơn 60.000 tỷ đồng. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện rõ nét, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang.
Với điều kiện tự nhiên, khí hậu và các nguồn tài nguyên sẵn có, trong 5 năm qua, Gia Lai đã thu hút được 64 dự án với tổng vốn đăng ký 15.660 tỷ đồng, trong đó có 34 dự án đã xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động với tổng mức đầu tư 7.070 tỷđồng. Riêng từ năm 2013 đến nay đã thu hút 36 dự
án với tổng vốn đăng ký 11.046 tỷ đồng. Nổi bật là các dự án: chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai (thuộc Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai) với tổng vốn đăng ký 6.300 tỷđồng; dự án nhà máy chế
biến sữa của Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Tây Nguyên với vốn đăng ký đầu tư 290 tỷđồng; dự án nhà máy sản xuất sirô cô đặc của Công ty TNHH-Chế biến nông lâm sản Đường Vạn Phát Gia Lai với vốn đầu tư đăng ký 289 tỷ đồng... Đặc biệt, đây là những dự án mới phát sinh nhưng
đã được các nhà đầu tư triển khai một cách tích cực.
Ngoài việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, từ sau Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ 2 tại Gia Lai, Bộ Giao thông-Vận tải đã triển khai thi công hoàn thành đường Hồ
Chí Minh, nâng cấp mở rộng quốc lộ 14, quốc lộ 19, quốc lộ Đông Trường Sơn, quốc lộ 25 đoạn qua Gia Lai, nâng cấp, kéo dài đường cất hạ cánh Sân bay Pleiku...
chuyển biến tích cực. Nhiều dự án mới được đầu tư vào tỉnh với quy mô lớn, phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh. Các nhà đầu tư mới đến với Gia Lai có tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế
hoạch giai đoạn 2011-2015 và mở ra định hướng phát triển cho giai đoạn 2016-2020. Trong thời gian tới, tỉnh Gia Lai tiếp tục tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thực hiện các cơ chế hỗ trợ đầu tư để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư một cách thuận lợi.
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương, Gia Lai tiếp tục kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp chất lượng cao, các dự
án đi vào chiều sâu (chuyên canh, thâm canh) nhằm đưa chất lượng, giá trị
của sản phẩm (trên đơn vị diện tích) ngày càng cao; ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học vào sản xuất, với các dự án chế biến các loại cây công nghiệp và sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, cao su…, du lịch, dịch vụ. Đồng thời sẽ đa dạng hóa các hình thức kêu gọi và xúc tiến đầu tư, thực hiện nhiều hình thức đầu tư để nhà đầu tư lựa chọn.
Tuy nhiên, trong những năm qua, kinh tế Gia Lai vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, GDP bình quân
đầu người còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước, xóa đói giảm nghèo vẫn chưa vững chắc, chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, bên cạnh
đó tình trạng tín dụng đen và trường hợp khách hàng vỡ nợ, bỏ trốn khỏi địa phương… khá phổ biến trong thời gian vừa qua.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV
đã đề ra nghị quyết về phương hướng tổng quát và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế tỉnh Gia Lai 2015-2020 như sau:
để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh. Chú trọng phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành. Xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp dần về khoảng cách và mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính trị - xã hội, phấn đấu xây dựng Gia Lai là một tỉnh phát triển nhanh, bền vững ở khu vực Bắc Tây Nguyên.
Trong các giải pháp được đề ra, có các giải pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn đó là:
- Phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại tạo môi trường thuận lợi để
thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục chuyển
đổi các hợp tác xã sang mô hình hợp tác xã kiểu mới.
- Tạo điều kiện phát triển và tăng cường liên kết giữa các vùng trong tỉnh để phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng. Ưu tiên nguồn lực đầu tư
cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng.