Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 54 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Agribank Gia Lai

được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp một số phương pháp như phân tích tài chính doanh nghiệp, theo dõi và kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng. Đây cũng là bước

đầu tiên trong tiến trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

Phân tích tài chính sẽ đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của khách hàng để từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Thông qua các chỉ số tài chính trong 02 năm gần nhất, CBTD sẽ phân tích,

đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay của vốn để từ đó đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh đó, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đánh giá về quy mô sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý của chủ

doanh nghiệp cũng là khâu quan trọng trước khi ra quyết định cấp tín dụng. Và kiểm tra lịch sử tín dụng của doanh nghiệp qua thông tin tín dụng CIC do Ngân hàng nhà nước cung cấp là việc mà không chỉ riêng Agribank mà tất cả các ngân hàng thương mại đều thực hiện để nắm rõ lịch sử quan hệ

tín dụng của khách hàng.

Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp phần lớn chưa có kiểm toán của cơ quan kiểm toán, số liệu thường thiếu trung thực và chính xác, không phản ánh đúng tài chính thực tế của khách hàng, vì vậy mà đòi hỏi Agribank còn phải đi đối chiếu trực tiếp khách hàng vay vốn, xuống trụ sở và nhà máy sản xuất kinh doanh của khách hàng

thủ, và đánh giá đúng nhất tình hình thực tế của khách hàng, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng.

Với những hạn chế của phương pháp trên thì việc khai thác, kiểm tra thông tin tín dụng CIC từ ngân hàng Nhà nước được xem là một kênh thông tin đáng tin cậy.

Trong những năm trước đây, tại Agribank Gia Lai việc kiểm tra thông tin tín dụng CIC thì tùy theo yêu cầu, điều kiện đối với từng doanh nghiệp vay vốn thì ngân hàng mới kiểm tra thông tin tín dụng CIC, chỉ có đối với các doanh nghiệp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay bảo đảm bằng tài sản một phần thì bắt buộc phải kiểm tra thông tin CIC hay những trường hợp đặc biệt, còn các trường hợp khách hàng có tài sản bảo đảm đầy

đủ hoặc có kết quả xếp hạng khách hàng đạt tiêu chuẩn thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời văn bản về quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp theo văn bản số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/08/2014 của Tổng giám đốc Agribank thì tất cả các khách hàng doanh nghiệp khi vay vốn tại Agribank đều phải khai thác thông tin tín dụng CIC.

Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện RRTD tại chi nhánh chỉ mang tính thụ động, phần lớn các rủi ro được phát hiện thì đã quá chậm trễ, khách hàng đã mất khả năng trả nợ, thậm chí khách hàng đã bỏ trốn.

Điều này cho thấy khả năng dự báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng của CBTD còn nhiều hạn chế, hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin chưa tốt, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)