6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. SỰ PHÂN CẤP VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
2.2.1. Phân cấp quản lý rủi ro tín dụng giữa Trụ sở chính và Agribank chi nhánh Gia Lai:
* Về phân cấp quản lý rủi ro:
Cho đến nay, Agribank vẫn chưa có một quy định, quy trình cụ thể nào trong việc phân cấp quản trị rủi ro trong toàn hệ thống, toàn bộ hoạt động
quản lý rủi ro xuất phát từ mô hình quản lý và phân cấp quản lý của Agribank.
Sơđồ 2.2. Phân cấp quản lý rủi ro của Agribank Việt Nam
Theo như phân quyền quản lý chung, thì việc phân cấp quản lý rủi ro tín dụng của toàn hệ thống Agribank được thực hiện như một mô hình đường thẳng. Trong đó, hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh chịu sự điều hành trực tiếp từ hệ thống các ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính.
Các ban, đơn vị tại Trụ sở chính có liên quan trực tiếp trong quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh gồm Ban khách hàng doanh nghiệp; Ban khách hàng Hộ gia đình và cá nhân; Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.
+ Ban khách hàng doanh nghiệp; Ban khách hàng Hộ gia đình và cá nhân: là 02 ban tại Trụ sở chính quản lý các khoản vay vượt quyền phán quyết
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN KIỂM SOÁT BAN CHUYÊN VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT
HỆ THỐNG CÁC BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH VP ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CTY TRỰC THUỘC
tại chi nhánh, chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản vay đó, tuy nhiên việc quản lý khoản vay trong quá trình giải ngân thì
được giao cho chi nhánh quản lý.
+ Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra tình hình tín dụng của các chi nhánh trong toàn hệ thống theo định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra tất cả các khoản vay tại chi nhánh cũng như cả những khoản vay vượt quyền phán quyết mà Trụ sở chính phê duyệt.
+ Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro: cũng là một đơn vị thuộc hệ
thống các ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính, có trách nhiệm ban hành về phân loai tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của Agribank; theo dõi, chấn chỉnh những tồn tại trong công tác phân loại nợ, XLRR và chấm điểm xếp hạng khách hàng; bên cạnh đó là đơn vị có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện các thủ tục bán nợ cho VAMC.
Tùy theo chính sách tín dụng và quản lý rủi ro trong từng thời kỳ, Hội
đồng thành viên là cấp cao nhất trong việc ra các chính sách tín dụng và giải pháp quản lý rủi ro, theo đó các Ban phụ trách tín dụng và rủi ro tín dụng sẽ
phối hợp và cũng là đầu mối trong việc hướng dẫn và điều hành hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại từng chi nhánh trong hệ thống.
Tuy nhiên, tại mỗi chi nhánh hoặc phòng ban đều có trách nhiệm, phân quyền cụ thể trong việc quản trị rủi ro tín dụng phát sinh liên quan đến đơn vị mình.
* Về phân cấp quyền phán quyết tín dụng:
Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/02/2014 về “Ban hành quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Agribank” trong đó có quy định những nguyên tắc và nội dung trong phân cấp quản lý rủi ro tín dụng giữa Trụ sở chính và Agribank các chi nhánh nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai nói riêng, cụ thể như sau:
Agribank Gia Lai được quyền trực tiếp tổ chức kinh doanh hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo phân cấp ủy quyền của Agribank thông qua các nghiệp vụ chủ yếu là: Huy động vốn, cho vay và cung ứng các phương tiện thanh toán, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng…
Phương pháp xác định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với chi nhánh gắn với chất lượng tín dụng, cụ thể:
+ Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 5% thì thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh đối với khách hàng là tổ
chức tối đa bằng 100% mức quyết định cấp tín dụng (mức quyết định cấp tín dụng này được Trụ sở chính giao theo từng thời kỳ).
+ Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ từ 5%-10% thì thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh đối với khách hàng là tổ chức tối đa bằng 80% mức quyết định cấp tín dụng.
+ Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ trên 10% thì thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh đối với khách hàng là tổ
chức tối đa bằng 60% mức quyết định cấp tín dụng.
Trên cơ sở mức phán quyết đã được Trụ sở chính phân cấp, căn cứ vào tình hình thực tế địa bàn, khả năng quản lý, chất lượng tín dụng của từng chi nhánh trực thuộc, Giám đốc chi nhánh tỉnh Gia Lai đã phân cấp mức phán quyết tín dụng đối với Phó giám đốc chi nhánh và Giám đốc các chi nhánh loại III, phòng giao dịch theo quy định vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa
đảm bảo chất lượng tín dụng nhưng cũng linh hoạt trong quyết định cho vay.
2.2.2. Tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai Agribank Gia Lai
* Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai
Nhìn chung trong 3 năm qua, nền kinh tế tỉnh Gia Lai duy trì được nhịp
chiều hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể, hình thành các khu công nghiệp tập trung và các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung như: cao su, cà phê, mía,
điều, bông vải, thuốc lá. Các mặt xã hội đều có bước phát triển, đời sống dân cư được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp: trên địa bàn các năm qua phát triển mạnh chủ yếu ở lĩnh vực doanh nghiệp dân doanh với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tính bình quân trong 3 năm qua, mỗi năm có thêm 300 doanh nghiệp được thành lập mới. Tuy nhiên, cùng với khó khăn của nền kinh tế, xu hướng doanh nghiệp thành lập có giảm sút trong năm 2014, đồng thời số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể, hoặc không còn kinh doanh theo trụ sở đã đăng ký có xu hướng tăng mạnh, năm 2014 là 860 doanh nghiệp gấp 4,4 lần số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2012. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2012 là: 18.521 tỷ đồng, bình quân vốn kinh doanh của một doanh nghiệp là: 4,64 tỷđồng.
Hiện nay hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn còn những khó khăn nhất định:
- Công nghiệp chế biến nông sản phần lớn là sơ chế, nông sản xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô là chủ yếu. Các ngành dịch vụ có tăng trưởng nhưng chuyển dịch chậm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh giảm sút.
- Hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế còn thấp: Đối với lĩnh vực doanh nghiệp đa phần có quy mô nhỏ bé, mức vốn thấp bình quân 4,64 tỷđồng/doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác, việc
đổi mới và phát triển còn chậm và chưa hiệu quả. Kinh tế tư nhân, trang trại phát triển mang nhiều tính tự phát, việc quản lý và định hướng chưa hiệu quả. Hoạt
nhỏ bé, thiếu thông tin, kỹ thuật nên sức cạnh tranh yếu.
* Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai
Môi trường hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Gia Lai trong những năm gần đây có cạnh tranh gay gắt. Đến cuối năm 2014 đã có 25 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh với tổng số mạng lưới 107 điểm giao dịch.
Tuy nhiên, với tổng số khách hàng doanh nghiệp tính đến cuối năm 2014 là 627 doanh nghiệp, trong đó hơn 95% là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Agribank Gia Lai đang chiếm đến 20,8% thị phần về số lượng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn so với các ngân hàng thương mại khác, và tăng 2% so với năm 2012.
Bảng 2.3. Tình hình doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Gia Lai
Đơn vị tính: Tỷđồng STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1 Tổng số KH Doanh nghiệp 749 707 627 - DNNN 28 29 32 - DNNQD 721 678 595 Tỷ trọng/DN trên địa bàn 18,8% 19,6% 20,8% 2 Tổng dư nợ KH Doanh nghiệp 2.380 2.398 2.258 %/Tổng dư nợ toàn chi nhánh 31,9% 27,4% 22,8%
(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)
Mặc dù thị phần về khách hàng tại chi nhánh có tăng trong 3 năm trở
lại đây, nhưng số lượng khách hàng và dư nợ có xu hướng giảm. Kết quả này cho thấy tình hình doanh nghiệp trên địa bàn hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn vốn chưa thật sự được hấp thụ, mức dư nợ vẫn chưa tăng.
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo thành phần kinh tế năm 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷđồng 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Theo thành phần kinh tế Dư nợ % Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ % 1. Doanh nghiệp 2.380 2.398 2.258
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước 657 27,6% 575 24,0% 467 20,7% 1.2. Công ty cổ phần 855 35,9% 969 40,4% 1.001 44,3% 1.3. Cty trách nhiệm hữu hạn 450 18,9% 489 20,4% 440 19,5% 1.4. Doanh nghiệp tư nhân 418 17,6% 365 15,2% 349 15,5%
(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề năm 2014
2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Gia Lai tại Agribank chi nhánh Gia Lai
Tính đến cuối năm 2014, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh được kiểm soát khá tốt, chiếm 1,3%/Tổng dư nợ, nhưng tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tăng khá cao so với năm 2012, 2013 và chiếm tỷ lệ 3,2%/Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.
Bảng 2.5. Mối tương quan giữa dư nợ và nợ xấu trong cho vay đối với Doanh nghiệp so với kết quả của toàn chi nhánh 2012-2014
Đơn vị tính:% Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tỷ trọng dư nợ Doanh nghiệp /Tổng dư nợ toàn chi nhánh 31,9% 27,4% 22,8% Tỷ trọng nợ xấu Doanh nghiệp /Tổng nợ xấu toàn chi nhánh 44,0% 46,2% 55,3%
(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)
Đây là kết quả đáng lo ngại, khi dư nợ có xu hướng giảm nhưng nợ xấu lại gia tăng từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chi nhánh.
* Nợ xấu theo thành phần doanh nghiệp:
Bảng 2.6. Nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷđồng, % 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Dư nợ Nợ xấu % Dư nợ Nợ xấu % Dư nợ Nợ xấu % - DNNN 657 - 0,0% 575 - 0,0% 467 11 2,4% - CTCP 855 0 0,0% 969 - 0,0% 1.001 - 0,0% - TNHH 450 14 3,2% 489 21 4,3% 440 25 5,6% - DNTN 418 18 4,4% 365 22 6,0% 349 36 10,3% Tổng cộng 2.380 33 1,4% 2.398 43 1,8% 2.258 72 3,2%
(Nguồn: Số liệu được khai thác từ IPCAS)
Nợ xấu đối với DNTN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu cho vay doanh nghiệp (Tỷ trọng nợ xấu DNTN/ Nợ xấu cho vay doanh nghiệp 2012; 2013; 2014 lần lượt là 54,5%; 51,1%; 50,0%). Kết quả này là do các doanh nghiệp tư nhân phần lớn mới thành lập, vốn tự có thấp, khả năng quản lý còn yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quảảnh hưởng đến vốn vay NH.
Tuy nhiên, nợ xấu đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần chiếm tỷ lệ rất thấp trong 3 năm 2012, 2013, 2014 (đây là loại hình doanh nghiệp có dư nợ chủ yếu trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh). Kết quả
này cho thấy, chi nhánh kiểm soát khá tốt đối với tình hình dư nợ của loại hình doanh doanh nghiệp này.
* Nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (Phụ lục 04)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2. Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế
Theo cấu trúc ngành nghề được phân chia của hệ thống nội bộ, thì nợ
xấu đối với ngành tiêu dùng và các ngành khác (trong đó chủ yếu là ngành thương mại dịch vụ) chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi dư nợđối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản lại chiếm khá thấp.
* Nợ xấu theo địa bàn cho vay (Phụ lục 03)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.3. Nợ xấu theo địa bàn cho vay
Nợ xấu trong cho vay đối với doanh nghiệp chủ yếu phát sinh tại thị
trường khu vực đô thị, kết quả này là đương nhiên bởi hầu hết các doanh nghiệp vay vốn hiện nay đều đang hoạt động kinh doanh tại địa bàn khu vực
đô thị. Tuy nhiên, số nợ xấu tại địa bàn khu vực đô thị đã tăng hơn hai lần trong năm 2014 so với năm 2013 là điều hết sức lo ngại, mà đòi hỏi chi nhánh cần tăng cường công tác giám sát, và hạn chế rủi ro.
Như vậy, với những con số cụ thể về thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai như đã phân tích trên cho thấy rằng, tình hình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh đang còn phải gặp nhiều khó khăn và nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong đó vấn đề đáng quan tâm đó chính là tình hình nợ xấu đối thực tế với đối tượng khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng cao, trong khi dư nợ tín dụng lại không phát triển được. Kết quả này một phần nào phản ánh công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh sẽ được nêu ở phần tiếp theo sau đây.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK GIA LAI HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK GIA LAI
2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Agribank Gia Lai
được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp một số phương pháp như phân tích tài chính doanh nghiệp, theo dõi và kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng. Đây cũng là bước
đầu tiên trong tiến trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.
Phân tích tài chính sẽ đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của khách hàng để từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Thông qua các chỉ số tài chính trong 02 năm gần nhất, CBTD sẽ phân tích,
đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay của vốn để từ đó đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Bên cạnh đó, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đánh giá về quy mô sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý của chủ
doanh nghiệp cũng là khâu quan trọng trước khi ra quyết định cấp tín dụng. Và kiểm tra lịch sử tín dụng của doanh nghiệp qua thông tin tín dụng CIC do Ngân hàng nhà nước cung cấp là việc mà không chỉ riêng Agribank mà tất cả các ngân hàng thương mại đều thực hiện để nắm rõ lịch sử quan hệ
tín dụng của khách hàng.
Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp phần lớn chưa có kiểm toán của cơ quan kiểm toán, số liệu thường thiếu trung thực và chính xác, không phản ánh đúng tài chính thực tế của khách hàng, vì vậy mà đòi hỏi Agribank còn phải đi đối chiếu trực tiếp khách hàng vay vốn, xuống trụ sở và nhà máy sản xuất kinh doanh của khách hàng
thủ, và đánh giá đúng nhất tình hình thực tế của khách hàng, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng.