Công tác đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 55 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng

a. Chm đim, xếp hng tín dng ni b khách hàng doanh nghip

trên h thng IPCAS

Agribank chi nhánh Gia Lai đánh giá mức độ RRTD theo hệ thống chấm

dụng nội bộ của Agribank ban hành kèm theo quyết định số 1197/QĐ-NHNo- XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng Giám đốc Agribank. Hệ thống này là công cụđo lường RRTD dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng.

Kết quả chấm điểm sẽ được tổng hợp quy ra số điểm cụ thể, từ đó khách hàng sẽđược xếp loại tương ứng với từng nhóm điểm (Phụ lục 05).

Tuy nhiên phương pháp này đến nay dù đã được Agribank chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần những vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này được thể

hiện ở kết quả chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào

đánh giá chủ quan, cảm tính và đôi khi mang tính hình thức của CBTD, nhất là đối với các chỉ tiêu phi tài chính. Bên cạnh đó, thông tin số liệu không chính xác và thiếu sự minh bạch đã ảnh hưởng đến việc xếp hạng khách hàng. Cho nên, tại chi nhánh có những khoản nợ mặc dù chưa phát sinh nợ

quá hạn nhưng trên thực tế đã có nguy cơ gặp rủi ro cao, thậm chí dẫn đến bị

mất vốn…nhưng vẫn được đánh giá nợ đủ tiêu chuẩn, chưa được xếp vào diện nợ xấu để tiến hành những biện pháp phòng ngừa.

Bên cạnh đó, việc đánh giá xếp loại khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh trong thời gian qua vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Sau đây là bảng tổng hợp kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trong 3 năm 2012-2014 :

Bảng 2.7. Bảng tổng hợp kết quả chấm điểm KH doanh nghiệp Đơn vị tính: Tỷđồng 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số lượng KH nợ Số lượng KH Dư nợ Số lượng KH Dư nợ AAA - - - - - - AA 59 529 67 614 46 381 A 188 897 165 1.462 150 1.531 BBB 15 676 7 39 10 67 BB 14 48 14 112 14 140

2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số lượng KH nợ Số lượng KH Dư nợ Số lượng KH Dư nợ B 2 7 3 6 2 6 CCC 2 6 - - 2 1 CC 1 0 1 1 1 4 C 3 1 3 11 6 15 D 21 38 21 52 21 28 Tổng cộng DN được chấm điểm 305 2.203 281 2.297 252 2.175 DN không quy định chấm điểm (*) 250 100 235 71 220 57 Doanh nghiệp Chưa được chấm điểm 194 77 191 30 155 26

(Nguồn: Khai thác từ hệ thống IPCAS, kết quả chấm điểm cuối năm tính tại thời điểm 30/11/2015 theo quy định)

(*) Theo quy định của Agribank, đối với doanh nghiệp mới thành lập và khách hàng thuộc Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội không có báo cáo tài chính là hai đối tượng không chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.

Mặc dù dư nợ chưa được chấm điểm là không cao nhưng đó cũng phần nào cho thấy tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, bởi nếu không thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng thì sẽ không có căn cứ để phân loại khách hàng vào

đúng nhóm nợ, từ đó sẽ dẫn đến sai sót trong việc ra quyết định cấp tín dụng. Và một vấn đề nữa là cho đến nay Agribank vẫn chưa thực hiện triển khai mô hình đo lường và dự đoán RRTD theo phương pháp IRR như một số

NHTM hiện nay nên cũng phần nào hạn chế việc phát hiện, dự đoán và đo lường RRTD, mà chỉ chủ yếu đo lường dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và dựa trên kết quả phân tích khách hàng thông qua 5 điều kiện vay vốn.

b. Khai thác các khía cnh ca mô hình định tính 6C

việc thực hiện thẩm định cho vay dựa trên 5 điều kiện vay vốn theo quy định tại quyết định số 66/QD-HDTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank, đó là:

- Điều kiện 1: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Điều kiện 2: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Điều kiện 3: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Điều kiện 4: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụđời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Điều kiện 5: Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy

định của pháp luật và của Agribank.

Việc thực thi đúng và đầy đủ những nội dung này giúp ngân hàng có cơ

sở đánh giá khách hàng, đo lường rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, đây được xem như là kim chỉ nam trong quá trình cho vay.

Trong 3 năm 2012-2014, Agribank Gia Lai đã tuân thủ theo đúng quy

định này, nhờ vậy mà rủi ro tín dụng tại chi nhánh này ở mức thấp nhất so với các chi nhánh khác trong khu vực. Bên cạnh những khách hàng đầy đủ các điều kiện được cho vay thì cũng có nhiều khách hàng do không đủ một trong những

điều kiện trên đây thì cũng bị từ chối cho vay mà nguyên nhân chủ yếu được thống kê là do khách hàng không đủ tài sản bảo đảm cho khoản vay, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi hay khả năng tài chính yếu kém.

Bảng 2.8. Nguyên nhân khách hàng bị từ chối cấp tín dụng tại Agribank Gia Lai 2012-2015

Đơn vị tính: khách hàng

Nguyên nhân 2012 2013 2014

- Sản xuất, kinh doanh không đúng nghành nghề được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5 4 7

- Khả năng tài chính không đảm bảo 6 8 13

- Phương án sản xuất, kinh doanh không khả thi 10 15 17

- Thiếu vốn tự có 3 3 5

- Thiếu tài sản bảo đảm 15 12 17

- Có nợ xấu tại các NHTM khác 7 5 8

- Nguyên nhân khác 0 0 0

Tổng cộng 46 47 67

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình quan hệ tín dụng của chi nhánh)

Bên cạnh đó, cũng có nhiều lý do về khách quan cũng như chủ quan mà ngân hàng đôi khi lướt qua những điều kiện khác mà chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm hoặc thực hiện rất sơ sài để xét duyệt cho vay, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau này khi khách hàng không có khả năng trả được nợ, trong khi việc xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ cũng không phải dễ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)