Tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 47 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank

ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo phân cấp ủy quyền của Agribank thông qua các nghiệp vụ chủ yếu là: Huy động vốn, cho vay và cung ứng các phương tiện thanh toán, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng…

Phương pháp xác định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với chi nhánh gắn với chất lượng tín dụng, cụ thể:

+ Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 5% thì thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh đối với khách hàng là tổ

chức tối đa bằng 100% mức quyết định cấp tín dụng (mức quyết định cấp tín dụng này được Trụ sở chính giao theo từng thời kỳ).

+ Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ từ 5%-10% thì thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh đối với khách hàng là tổ chức tối đa bằng 80% mức quyết định cấp tín dụng.

+ Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ trên 10% thì thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh đối với khách hàng là tổ

chức tối đa bằng 60% mức quyết định cấp tín dụng.

Trên cơ sở mức phán quyết đã được Trụ sở chính phân cấp, căn cứ vào tình hình thực tế địa bàn, khả năng quản lý, chất lượng tín dụng của từng chi nhánh trực thuộc, Giám đốc chi nhánh tỉnh Gia Lai đã phân cấp mức phán quyết tín dụng đối với Phó giám đốc chi nhánh và Giám đốc các chi nhánh loại III, phòng giao dịch theo quy định vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa

đảm bảo chất lượng tín dụng nhưng cũng linh hoạt trong quyết định cho vay.

2.2.2. Tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai Agribank Gia Lai

* Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai

Nhìn chung trong 3 năm qua, nền kinh tế tỉnh Gia Lai duy trì được nhịp

chiều hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể, hình thành các khu công nghiệp tập trung và các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung như: cao su, cà phê, mía,

điều, bông vải, thuốc lá. Các mặt xã hội đều có bước phát triển, đời sống dân cư được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm.

Về tình hình hoạt động doanh nghiệp: trên địa bàn các năm qua phát triển mạnh chủ yếu ở lĩnh vực doanh nghiệp dân doanh với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tính bình quân trong 3 năm qua, mỗi năm có thêm 300 doanh nghiệp được thành lập mới. Tuy nhiên, cùng với khó khăn của nền kinh tế, xu hướng doanh nghiệp thành lập có giảm sút trong năm 2014, đồng thời số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể, hoặc không còn kinh doanh theo trụ sở đã đăng ký có xu hướng tăng mạnh, năm 2014 là 860 doanh nghiệp gấp 4,4 lần số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2012. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2012 là: 18.521 tỷ đồng, bình quân vốn kinh doanh của một doanh nghiệp là: 4,64 tỷđồng.

Hiện nay hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn còn những khó khăn nhất định:

- Công nghiệp chế biến nông sản phần lớn là sơ chế, nông sản xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô là chủ yếu. Các ngành dịch vụ có tăng trưởng nhưng chuyển dịch chậm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh giảm sút.

- Hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế còn thấp: Đối với lĩnh vực doanh nghiệp đa phần có quy mô nhỏ bé, mức vốn thấp bình quân 4,64 tỷđồng/doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác, việc

đổi mới và phát triển còn chậm và chưa hiệu quả. Kinh tế tư nhân, trang trại phát triển mang nhiều tính tự phát, việc quản lý và định hướng chưa hiệu quả. Hoạt

nhỏ bé, thiếu thông tin, kỹ thuật nên sức cạnh tranh yếu.

* Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai

Môi trường hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Gia Lai trong những năm gần đây có cạnh tranh gay gắt. Đến cuối năm 2014 đã có 25 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh với tổng số mạng lưới 107 điểm giao dịch.

Tuy nhiên, với tổng số khách hàng doanh nghiệp tính đến cuối năm 2014 là 627 doanh nghiệp, trong đó hơn 95% là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Agribank Gia Lai đang chiếm đến 20,8% thị phần về số lượng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn so với các ngân hàng thương mại khác, và tăng 2% so với năm 2012.

Bảng 2.3. Tình hình doanh nghiệp vay vốn tại Agribank Gia Lai

Đơn vị tính: Tỷđồng STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1 Tổng số KH Doanh nghiệp 749 707 627 - DNNN 28 29 32 - DNNQD 721 678 595 Tỷ trọng/DN trên địa bàn 18,8% 19,6% 20,8% 2 Tổng dư nợ KH Doanh nghiệp 2.380 2.398 2.258 %/Tổng dư nợ toàn chi nhánh 31,9% 27,4% 22,8%

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Mặc dù thị phần về khách hàng tại chi nhánh có tăng trong 3 năm trở

lại đây, nhưng số lượng khách hàng và dư nợ có xu hướng giảm. Kết quả này cho thấy tình hình doanh nghiệp trên địa bàn hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn vốn chưa thật sự được hấp thụ, mức dư nợ vẫn chưa tăng.

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo thành phần kinh tế năm 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷđồng 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Theo thành phần kinh tế nợ % nợ Tỷ trọng nợ % 1. Doanh nghiệp 2.380 2.398 2.258

1.1. Doanh nghiệp Nhà nước 657 27,6% 575 24,0% 467 20,7% 1.2. Công ty cổ phần 855 35,9% 969 40,4% 1.001 44,3% 1.3. Cty trách nhiệm hữu hạn 450 18,9% 489 20,4% 440 19,5% 1.4. Doanh nghiệp tư nhân 418 17,6% 365 15,2% 349 15,5%

(Nguồn: Số liệu được khai thác từ hệ thống IPCAS)

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề năm 2014

2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Gia Lai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)