7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU:
2.1 GIỚI THIỆU THỊ TRƢỜNG TIÊU DÙNG ĐÀ NẴNG
2.1.1. TỔng quan và triển vọng thị trƣờng tiêu dùng Việt Nam Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng qua các năm
Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng duy trì mức tăng trƣởng cao trong giai đoạn 2005 –2012, bình quân tăng tới 27%/năm. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 của Việt Nam ƣớc tính đạt 2.004,4 nghìn tỷ đồng (gần 96 tỷ USD) tăng 24,2% so với năm trƣớc, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,7%.
Xét về tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2005 – 2011, tăng trƣởng doanh thu bán lẻ bình quân của khối cá thể và tƣ nhân lần lƣợt đạt 23%/năm và 38%/năm trong khi khối doanh nghiệp FDI tăng 21%/năm, thấp hơn so với bình quân chung khoảng 27%/năm.
Thị trƣờng thực phẩm
Thực phẩm là phân khúc quan trọng nhất của thị trƣờng bán lẻ. Năm 2010, chi tiêu thực phẩm của Việt Nam chiếm tới 62,5% tổng chi tiêu bán lẻ, cao hơn cả Trung Quốc (60,7%), Thái Lan (58,1%), Indonesia (59,8%).
Tại Việt Nam, số lƣợng các cửa hàng bán thực phẩm chiếm tới 80% các địa điểm bán lẻ. Ngoài ra, địa điểm bán thực phẩm thƣờng tập trung ở các khu chợ truyền thống và các cửa hàng tự phát. Cùng với xu thế đô thị hóa và hiện đại hóa của nền kinh tế, các siêu thị và cửa hàng thực phẩm cũng xuất hiện nhiều hơn.
Nhìn chung, nhu cầu về ăn uống của ngƣời dân Việt Nam ngày càng đa dạng và tăng theo quy mô phát triển dân số. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của lạm phát nên tỷ trọng chi tiêu dành cho ăn uống trên tổng thu nhập của ngƣời dân ngày càng tăng.
Theo Tổ chức Giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), doanh thu tiêu dùng thực phẩm năm 2013 của Việt Nam đạt khoảng 481 nghìn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 24,28 tỷ USD), tăng 6,78% so với năm 2012. Tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt khoảng 5,3 triệu đồng/ngƣời.
So với quy mô dân số thì mức tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu ngƣời năm 2010 của Việt Nam đạt hơn 4 triệu đồng/ngƣời (tƣơng đƣơng 212,7 USD/ ngƣời), tăng 1,8 lần so với năm 2005. Nhƣ vậy, tăng trƣởng tiêu dùng thực phẩm bình quân hàng năm của Việt Nam ở khoảng 12%. So với các nƣớc châu Á khác, chi tiêu bình quân đầu ngƣời cho ngành hàng thực phẩm là tƣơng đối thấp. Đây chính là tiềm năng tăng trƣởng đáng kể cho ngành thực phẩm.
Sơ đồ 2.1. Tiêu dùng thực phẩm của ngƣời Việt Nam giai đoạn 2005-2012
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.1.2. Thị trƣờng tiêu dùng Đà Nẵng
Mặc dù quy mô còn nhỏ so với các địa phƣơng nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, nhƣng trong những năm qua, thị trƣờng bán lẻ Đà Nẵng luôn tăng
trƣởng với tốc độ tƣơng đối cao, trung bình 25,5%/năm giai đoạn 2007 – 2010. Trên địa bàn thành phố hiện có 126 đơn vị kinh doanh lớn, 35 siêu thị chuyên doanh và tổng hợp, 27.000 cửa hàng, cửa hiệu các loại từ tạp hóa, thực phẩm đến các mặt hàng chuyên doanh và 86 chợ truyền thống phân phối trên 20.000 mặt hàng các loại. Đây đƣợc xem là cơ sở hạ tầng thƣơng mại chủ lực của Đà Nẵng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2012 toàn thành phố đạt 51.280 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 19,7% so với năm 2011. Mức bán lẻ bình quân đầu ngƣời tại Đà Nẵng đạt 24.6 triệu đồng / ngƣời. Trong khi đó bình quân cả nƣớc chỉ đạt 14,1 triệu đồng, thành phố Hà Nội là 24,3 triệu đồng, Thành phố Hồ Chí Minh là 40,3 triệu đồng.
Hệ thống bán lẻ truyền thống(chợ)
Theo ƣớc tính của sở Công Thƣơng, tỷ trọng phân phối hàng hóa bán lẻ qua mạng lƣới chợ truyền thống của Đà Nẵng hiện nay chiếm khoảng 40 – 42% tổng mức bán lẻ, tƣơng đƣơng với con số 11,5 – 12 tỷ đồng năm 2010.
Tính đến tháng 12 năm 2011, toàn Thành phố có 86 chợ bán lẻ , với tổng số 13.636 hộ kinh doanh. Chia theo địa bàn, có 64 chợ ở khu vực nội thành và 19 chợ ở vùng nông thôn với tỉ lệ tƣơng ứng là 77% và 23%. Bình quân một quận/huyện của thành phố có 12 chợ và bình quân 1 phƣờng/xã có 1,5 chợ. Các số liệu này phản ánh sự phân bổ mạng lƣới chợ ở hầu hết các phƣờng/xã của thành phố.
Năm 2012, bình quân mỗi chợ bán lẻ của thành phố phục vụ 10.561 ngƣời trong đó, khu vực nội thành là 11.854 ngƣời và ngoại thành là 6.136 ngƣời. Liên Chiểu là quận có số ngƣời đƣợc phục vụ bình quân một chợ lớn nhất (14.383 ngƣời/chợ).
Hệ thống bán lẻ hiện đại
Trên toàn thành phố hiện có khoảng 35 trung tâm thƣơng mại, trung tâm mua sắm, siêu thị. Cơ cấu và chủng loại các trung tâm mua sắm, siêu thị bán
lẻ tại Đà Nẵng nhìn chung không khác biệt so với các đô thị lớn khác. Hiện tại những tên tuổi nổi bật nhất trên thị trƣờng bán lẻ trong nƣớc là Big C và Co.opmart đều đã hiện diện tại Đà Nẵng; một tên tuổi lớn khác là Lotte (Hàn Quốc) cũng đã có mặt tại Đà Nẵng vào cuối năm 2013. Thực trạng hoạt động hiện nay của các siêu thị trên địa bàn Đà Nẵng có thể đánh giá tóm lƣợc nhƣ sau:
- Thị phần của các siêu thị chuyên doanh tổng hợp hiện vẫn còn chiếm tỷ lệ không đáng kể trên thị trƣờng bán lẻ của thành phố vì các lý do sau: (1) các siêu thị lớn nhƣ Big C, Co.opmart đều mới đi vào hoạt động chƣa lâu, thói quen mua sắm của ngƣời dân đối với chợ chuyền thống chƣa thay đổi; (2) thu nhập của phần lớn ngƣời dân vẫn còn thấp và không ổn định, do vậy xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân vẫn thiên về mua sắm khối lƣợng nhỏ, phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày là chính, các chợ truyền thống với các lợi thế về khoảng cách, mềm dẻo trong việc cung cấp hàng hóa, phong cách phục vụ gần gũi với khách hàng.
- Tuy nhiên, trong tƣơng lai trung và dài hạn các siêu thị lớn chắc chắn sẽ ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trên thị trƣờng bán lẻ, cạnh tranh gay gắt với hệ thống các chợ truyền thống bởi những ƣu thế vƣợt trội của hệ thống này với các đặc tính hiện đại sẽ giúp siêu thị ngày càng thu hút khách hàng đến mua sắm, tiêu dùng.