Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP huế (Trang 45 - 52)

7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trƣớc đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam). Là NHTM nhà nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tƣ cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức đƣợc niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nƣớc, phát huy tốt vai trò của một NH đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nƣớc, đồng thời tạo những ảnh hƣởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một NH đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống nhƣ kinh doanh vốn, huy động vốn, tín

dụng, tài trợ dự án… cũng nhƣ mảng dịch vụ NH hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, NH điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật NH hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ NH, phát triển các sản phẩm, dịch vụ NH điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,… đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trƣờng, Vietcombank hiện có hơn 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nƣớc, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài, 4 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động NH còn đƣợc hỗ trợ bởi mạng lƣới hơn 1800 NH đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh thành phố Huế

a. Khái quát về Vietcombank – Chi nhánh thành phố Huế

Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) đƣợc thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua 48 năm phấn đấu và phát triển, Vietcombank đã không ngừng vƣơn lên, trở thành NH hàng đầu Việt

Nam trong nhiều lĩnh vực nhƣ quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ NH… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ đông đảo khách hàng cá nhân.

Theo quyết định 68 - QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thƣơng, Vietcombank Huế đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993, trụ sở đặt tại 78 Hùng Vƣơng - Thành phố Huế. Sự ra đời của Vietcombank Huế đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán đƣợc thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ năm 1993 đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế luôn là đơn vị nhiều năm liền hoạt động có hiệu quả và đạt mức tăng trƣởng cao trong toàn bộ hệ thống. Tổng số lao động của Vietcombank Huế đã lên đến hơn 180 cán bộ, công nhân viên. Cũng nhƣ nhiều NH khác, Vietcombank Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong việc tìm kiếm đối tác khách hàng. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vị chủ quản là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, một trong những NH hàng đầu trong nƣớc, Vietcombank Huế đã nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ uy tín này và ngày một phát triển vững vàng hơn.

Lĩnh vực kinh doanh tại Vietcombank Huế:

- Huy động vốn: nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá để huy động vốn và các hình thức huy động khác theo quy định.

- Hoạt động tín dụng: cấp tín dụng dƣới hình thức cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của NHNN.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, cung ứng các phƣơng tiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng.

- Dịch vụ khác: Bao gồm kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ khác.

b. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank – Chi nhánh thành phố Huế

Năm 2015, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành NH còn nhiều khó khăn, Vietcombank đã nỗ lực hoàn thành vai trò của một trong những NH tiên phong trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trƣơng của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô.

Với quan điểm chỉ đạo điều hành “Quyết liệt – Kết nối – Trách nhiệm”, Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã bám sát diễn biến thị trƣờng, định hƣớng hoạt động của Vietcombank nhằm thực hiện tốt các phƣơng châm hành động đặt ra và góp phần tăng trƣởng kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1 Huy động vốn 2.981.221 3.110.374 3.442.008 2 Dƣ nợ cho vay 1.613.761 1.923.949 2.069.358 3 Tổng thu nhập 393.497 430.905 453.571 Thu từ hoạt động tín dụng 374.880 381.352 401.411 Thu từ các hoạt động dịch vụ 10.490 12.807 13.481 Lãi từ kinh doanh ngoại hối 4.166 4.899 5.156 Các khoản thu nhập bất thƣờng 3.961 31.848 33.523

4

Tổng chi phí 308.662 343.034 342.857

Chi trả lãi 207.280 233.125 234.861

Chi phí huy động vốn 41.973 11.831 15.194

Chi phí dịch vụ thanh toán và ngân

quỹ 479 569 538

Chi phí hoạt động khác 58.930 97.509 92.264

5 Lợi nhuận 84.835 87.871 110.714

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của Vietcombank Huế)

Huy động vốn là tiền đề quan trọng cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của NH, việc huy động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Trong giai đoạn 2013 – 2015, với uy tín và thƣơng hiệu sẵn có, cùng với chính sách chăm sóc khách hàng tốt, riêng biệt do đó Vietcombank Huế vẫn duy trì đƣợc thị phần tƣơng đối cao so với các NH trên địa bàn. Cụ thể năm 2014 huy động vốn đạt 3110 tỷ đồng, tăng 129 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 4,3% so với năm 2013, năm 2015 tăng 331,6 tỷ đồng

tƣơng ứng tăng 10,7% so với năm 2014. Để có đƣợc kết quả này, trong năm 2014-2015, Vietcombank Huế luôn tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động, duy trì mức lãi suất huy động thấp nhất thị trƣờng; tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng thu hút các nguồn vốn giá rẻ; tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên thu/chuyên chi chi Kho bạc nhà nƣớc và Bảo hiểm xã hội để qua đó thu đƣợc nguồn vốn từ các tổ chức này.

Công tác cho vay khách hàng tại Vietcombank Huế trong giai đoạn 2013-2015 duy trì mức tăng trƣởng tƣơng đối tốt. Cụ thể năm 2014 dƣ nợ cho vay đạt 1924 tỷ đồng tăng 310,2 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 19,22% so với năm 2013, năm 2015 đạt 2069 tỷ đồng, tăng 7,56% so với năm 2014. Tốc độ tăng trƣởng năm 2015 có giảm đi so với năm 2014 do sự cạnh tranh gay gắt về thị phần cho vay trên địa bàn.

Hình2.1: Biểu đồ thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Vietcombank Huế

Đặc thù của ngành NH là hoạt động kinh doanh dựa trên lợi nhuận chủ yếu từ việc lấy tiền gửi của bên này và cho bên khác vay. Vì vậy, NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng đều có khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập là từ hoạt động thu lãi cho vay và các hoạt động dịch vụ, chiếm hơn 90% tổng thu nhập. Thu nhập năm 2015, 2014 tăng so với năm

2013 chủ yếu là do Vietcombank Huế đã tích cực chuyển đổi định hƣớng kinh doanh từ NH bán buôn sang hoàn thiện mô hình bán lẻ cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng khoản thu từ dịch vụ. Bên cạch đó, Vietcombank Huế đã tích cực tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng kết hợp thực hiện công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng làm cho khoản thu nhập bất thƣờng tăng lên đáng kể trong hai năm 2014 và 2015.

Lãi suất huy động sau nhiều lần điều chỉnh lãi suất đƣa về mức thấp nhất trong 5 năm gần đây với lãi suất trung bình 5% đã làm cho tổng chi phí của NH giảm 177 triệu đồng. Năm 2014 đƣợc coi là năm khó khăn đối với ngành NH bởi: tỷ lệ lạm phát tăng cao, lợi nhuận của các NH hầu hết đều sụt giảm, chỉ đạt 30 - 70% kế hoạch đề ra ban đầu, thậm chí có nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ. Trong quý III/2013, nhiều NH tên tuổi lớn nhƣ EIB, Sacombank… đều có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. Thậm chí nhƣ ACB thua lỗ nặng gần 500 tỷ đồng trong quý III - một điều rất hiếm gặp trƣớc đây. Trong khi đó, với năng lực điều hành của ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, Vietcombank Huế đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng, thu hồi nợ dễ dàng nên vẫn duy trì đƣợc mức lợi nhuận 3.58% so với cùng kỳ năm trƣớc. Bƣớc qua năm 2015, khi nền kinh tế dần ổn định, khắc phục đƣợc những khó khăn gặp phải, mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển thị trƣờng, Vietcombank Huế đã tăng trƣởng mức lợi nhuận trở lại, tăng 26% so với năm 2014, đây là một kết quả tốt mà NH đã làm đƣợc, tuy nhiên NH cần có những biện pháp để tiếp tục hạn chế rủi ro và duy trì mức tăng trƣởng của mình.

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP huế (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)