7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.2.7. Các giải pháp bổ trợ
a. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Áp dụng công nghệ hiện đại là xu thế tất yếu trong kinh doanh NH. Hiện nay các cấp quản lý chƣa chú trọng hoặc chƣa có điều kiện để áp dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin vào công tác thẩm định, định giá tài sản đảm bảo. Hầu hết các thao tác nghiệp vụ đều đang đƣợc tiến hành bằng hình thức thủ công.
Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc theo dõi và quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm, kết nối hệ thống giữa bộ phận thẩm định, tín dụng và kho quỹ, xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, kiểm soát và quy trình nhập xuất tài sản trên hệ thống máy tính đảm bảo việc theo dõi sát sao tài sản.
Từng bƣớc nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình định giá tài sản bảo đảm trên hệ thống máy tính. Có thể những thông tin và tính toán của chƣơng trình máy tính sẽ không đủ chính xác so với cơ sở thực tế, nhƣng ít nhất nó cũng đƣa ra những tính toán, so sánh khách quan và thống nhất, dùng để tham khảo có giá trị. Đặc biệt khi định giá cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá...
b. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa NH với các tổ chức khác có liên quan
Xây dựng mối liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về doanh nghiệp nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ; đồng thời chuyền tải thông tin về hoạt động của Vietcombank Huế tới doanh nghiệp, tạo ra mối liên hệ qua lại thƣờng xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa Vietcombank Huế và doanh nghiệp. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, tranh thủ khai thác các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp, tạo ra sự đa dạng nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn ngoại tệ đầu tƣ cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tƣ cho doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn,
trong khu vực và trên thế giới, tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao các kỹ năng đầu tƣ cho doanh nghiệp.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Với Chính phủ
a. Tăng cường vai trò của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính (DATC)
Nhìn chung trong nền kinh tế, nợ của doanh nghiệp là tất yếu, nhƣng có nhiều hệ lụy khôn lƣờng. Đó là những khoản nợ đan chéo giữa doanh nghiệp và nhà nƣớc, với NH, các tổ chức tín dụng, giữa doanh nghiệp với nhau, với dân cƣ...
Hoạt động mua bán nợ không chỉ giải quyết bàn toán nợ xấu NH mà còn hỗ trợ doanh nghiệp cân đối lại tình trạng tài chính, làm tăng thanh khoản cho cả nền kinh tế. Bởi vì, nếu tài chính không đƣợc làm ”sạch”, doanh nghiệp sẽ ở mãi trong vòng luẩn quẩn: nợ xấu, lãi vay lớn, kinh doanh yếu kém và không có dòng tiền mới để tái đầu tƣ. Bản thân NH cũng không thể thu hồi đƣợc các khoản nợ và nếu tự xử lý thì NH vừa mất thời gian, lại không có chuyên môn sâu để tối ƣu hóa giá trị thu hồi.
Đối với DATC tuy có dáng dấp của một tổ chức xử lý nợ quốc gia – công cụ chính sách đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc khi đối phó với vấn nạn nợ xấu cao, nhƣng DATC lại thiếu những chế tài đặc thù để có thể hoạt động hiệu quả. Trong đó, việc còn thiếu cơ chế hình thành và sử dụng quỹ tài chính đủ lớn để xử lý nợ xấu và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tái cơ cấu có lẽ là điều cần đƣợc khắc phục đầu tiên ở thời điểm hiện tại. Nếu để kinh doanh có lợi nhuận nhƣ mô hình hiện tại thì DATC sẽ phải thận trọng trong từng giao dịch mua nợ xấu để còn có lãi khi xử lý, nên tổ chức này không thể xử lý nhanh trên quy mô lớn để vừa “giải” gánh nặng nợ xấu cho hệ thống tài
chính, vừa “cứu” các doanh nghiệp mắc nợ - một mong muốn mà Chính phủ đang trăn trở tìm cách gỡ.
b. Về cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo
Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn hạn chế và hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay NH. Một số các doanh nghiệp có năng lực tài chính ở mức khá vẫn sử dụng vốn tín dụng NH nhƣ là đòn bẩy tài chính để phát triển kinh doanh. Từ đó có thể khẳng định tín dụng NH trong giai đoạn hiện nay đã và đang còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và cho doanh nghiệp. Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của các NH luôn đứng trƣớc nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất vốn, chính vì thế giải pháp cứu cánh hiện nay cho các NH là hầu hết doanh nghiệp bắt buộc phải có tài sản đảm bảo nếu muốn sử dụng vốn vay. Tuy nhiện, thực trạng các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo vẫn còn nhiều bất cập.
Trong thực tế việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng cũng gặp nhiều vƣớng mắc. Về xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm, Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản đƣợc bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản. Tổ chức tín dụng chƣa đƣợc toàn quyền xử lý tài sản trong khuôn khổ pháp luật và việc xử lý tài sản đảm bảo vẫn gặp nhiều khó khăn không chỉ do ý thức chây ỳ của con nợ mà còn ở cả lỗi từ NH.
Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý về giao dịch bảo đảm để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về giao dịch bảo đảm, nhằm tạo sự thống nhất trong việc xử lý tài sản đảm bảo,
giúp các tổ chức tín dụng nhanh chóng thu hồi nợ, bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm.
c. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Năm 2015, khối doanh nghiệp nhà nƣớc nộp ngân sách gần 300.000 tỷ đồng, bằng khoảng 36% tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc còn hạn chế, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, hiệu quả đóng góp cho xã hội chƣa tƣơng xứng với nguồn lực doanh nghiệp nhà nƣớc đang nắm giữ. Một số doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn thua lỗ, còn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản nhà nƣớc, gây bức xúc cho xã hội. Theo kết quả kiểm toán, kết quả thanh tra và kiểm tra, có nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc có số nợ gấp vài lần, thậm chí cả chục lần trên vốn chủ sở hữu. Trong đó rất đáng quan tâm là quy mô nợ tồn đọng, nợ xấu không nhỏ.
Nếu các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao góp phần mở rộng hoạt động và tăng khả năng sinh lời, nhƣng khi trục trặc kinh doanh hay khó khăn tài chính xảy ra, doanh nghiệp sẽ rất khó kiểm soát đƣợc dòng tiền, chi phí vốn cao do vay nhiều gặp khi kinh doanh sa sút, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khả năng trả nợ và thậm chí là phá sản. Khi nợ xấu tăng, NHTM cũng chịu rủi ro phải trích lập dự phòng nhiều, gây tác động xấu đến chất lƣợng tài sản, tín dụng, khả năng thanh khoản giảm.
Theo Ban Chỉ đọa Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, từ năm 2011 đến hết năm 2013, cả nƣớc đã cổ phần hóa đƣợc 99 doanh nghiệp, trong đó có 19 tổng công ty nhà nƣớc với số cổ phần chào bán trị giá gần 19 nghìn tỷ đồng. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc đang còn khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nƣớc sau khi cổ phần hóa đều có tốc độ tăng trƣởng khá, hoạt động hiệu quả hơn. Sự ra đời của các công ty cổ phần thông qua hoạt động cổ phần hóa tiếp tục làm tăng tính cạnh tranh trong nền
kinh tế, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu thị trƣờng chứng khoán, củng cố lòng tin của nhân dân vào đƣờng lối đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế thị trƣờng, tạo bƣớc đổi mới trong nhận thức, tƣ duy, về quan hệ sản xuất và vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
d. Đẩy mạnh tiến độ tái cơ cấu Tổ chức tín dụng
Cần khẳng định, tái cơ cấu hệ thống NH đã đƣợc triển khai sớm, mạnh mẽ, nhanh chóng và có nhiều kết quả cụ thể ngay từ cuối năm 2012. Bên cạnh việc xử lý dứt điểm các trƣờng hợp NH TMCP yếu kém đã, đang và sẽ đƣợc xác định thì cần triển khai thực hiện ngay những việc quan trọng sau:
Thứ nhất, kiểm tra đánh giá hiệu quả tất cả những đề án tái cơ cấu đã đƣợc thực hiện từ cuối năm 2012 đến nay để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng cứ có đề án là coi nhƣ hoàn thành cơ cấu lại.
Thứ hai, bổ sung, điều chỉnh danh mục đối tƣợng NHTM cần cơ cấu lại trên cơ sở thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện vấn đề mới phát sinh hay tồn tại từ lâu nhƣng chƣa đƣợc phát triển trong hệ thống NH; phân loại lại các NHTM, không phân biệt NH TMCP hay NHTM nhà nƣớc, yêu cầu tất cả NHTM hoàn thiện quản trị và quản lý NH.
Tái cơ cấu hệ thống NH nói chung, xử lý nợ xấu nói riêng trong thời gian tới cần gắn với tái cơ cấu thị trƣờng bất động sản vì phần lớn nợ xấu đều liên quan đến bất động sản. Nợ xấu chỉ đƣợc xử lý dứt điểm khi phối hợp với chƣơng trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc và đầu tƣ công do quy mô vay tín dụng của khu vực Doanh nghiệp NN rất lớn và các dự án đầu tƣ công ở địa phƣơng đang nợ NH tới cả chục nghìn tỷ đồng.
3.3.2. Với Ngân hàng nhà nƣớc
Thứ nhất, Chính phủ đã ban hành chính sách cho phép NH đƣợc áp dụng cơ chế giá thỏa thuận trong việc định giá tài sản thế chấp là đất để cho vay,
nhƣng các hƣớng dẫn từ NHNN, từ chi nhành NH vẫn chƣa chi tiết, đầy đủ khiến cho NH và khách hàng gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, trên lý thuyết NHTM đƣợc quyền tự chủ trong việc ra quyết định định giá tài sản thế chấp và quyết định hạn mức cho vay.
Thứ nhà tạo hai, NHNN nên chủ động phối hợp với các Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính, các Bộ, ngành có liên quan nhằm sớm ban hành quy định cụ thể từ đó tiến hành xây dựng Luật thế chấp tài sản, sớm hoàn tất các giấy tờ liên quan đến bất động sản thế chấp nhƣ: thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu điều kiện cho các NH và khách hàng thuận tiện khi vay vốn dƣới hình thức thế chấp bất động sản. Vậy đề nghị NHNN xem xét các điều khoản để có sự chấn chỉnh hoặc có văn bản để hƣớng dẫn quá trình triển khai thực hiện của các NHTM trong hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo đƣợc dễ dàng, thuận lợi.
Thứ ba, NHNN nên thành lập tổ chức định giá bất động sản trung ƣơng với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tổng thể về định giá cho các cơ quan của nhà nƣớc ở Trung ƣơng, các cơ quan cấp tỉnh, khu vực, địa phƣơng và tƣ vấn cho chính phủ về các vấn đề liên quan tới giá trị bất động sản. Hiện nay, các NHTM vừa tiến hành định giá các tài sản đảm bảo vừa tiến hành cho vay nên kết quả thẩm định không đƣợc chính xác, do các NH vẫn e ngại rủi ro, không thu hồi đƣợc các khoản nợ khi phải phát mại bất động sản thế chấp. Vì thế, kiến nghị NHNN trong tƣơng lai nên có quyết định thẩm định chuyển giao công tác định giá bất động sản thế chấp trong các NHTM cho các tổ chức định giá độc lập nhằm xóa bỏ cơ chế “vừa đá bóng vừa thổi còi” của các NH. Có nhƣ vậy thì hoạt động định giá tài sản đảm bảo trong NH mới minh bạch, rõ ràng, chuyên nghiệp với khách hàng, ngƣời dân và các tổ chức có tài sản thế chấp tại NH mới tin tƣởng hơn vào kết quả định giá.
3.3.3. Các Bộ, Ngành liên quan
Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý
Việc xây dựng một khung pháp lý cho thị trƣờng bất động sản nói chung và hoạt động định giá bất động sản nói riêng là rất quan trọng, nó đảm bảo cho các nguồn lực của thị trƣờng bất động sản đƣợc sử dụng hiệu quả. Hiện nay đã có rất nhiều những văn bản pháp luật, luật, nghị định, thông tƣ và các văn bản dƣới luật quy định về giá đất nhƣng vẫn còn rất nhiều bất cập trong việc quy định giá đất.
Theo quy định của Luật đất đai 2003 thì khung giá đất chỉ đƣợc điều chỉnh vào tháng 1 hàng năm trong khi đó giá đất đai lại luôn biến động, có thể thay đổi theo từng ngày, từng tháng. Chính hạn chế này đã dẫn đến tình trạng tồn tại cơ chế hai giá đất trong những năm qua, giá đất do Nhà nƣớc quy định và giá thị trƣờng. Với động sản thế chấp, nếu xác định theo giá Nhà nƣớc quy định thì thƣờng thấp hơn giá thị trƣờng, từ đó không đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, điều này cả khách hàng vay và NH đều không mong muốn.
Thứ hai, thiết lập môi trường hoạt động
Hoạt động thẩm định giá bất động sản gắn liền với thị trƣờng bất động sản nhƣng trên thực tế thị trƣờng bất động sản ở nƣớc ta chƣa thực sự lành mạnh. Để có thể xây dựng một thị trƣờng bất động sản lành mạnh thì việc thành lập các sàn giao dịch bất động sản là rất cần thiết. Sàn giao dịch bất động sản ra đời tạo nên một kênh giao dịch, môi giới bất động sản có tính pháp lý cao. Các dự án bất động sản tham gia giao dịch trên sàn sẽ phải trải qua giai đoạn thẩm định, đánh giá thực tế nếu cơ quan quản lý sàn giao dịch chƣa đủ độ tin cậy. Việc này nhằm giúp khách hàng tự tin hơn khi quyết định tham gia hoặc tiếp nhận chuyển nhƣợng dự án bất động sản.
Sự ra đời của sàn giao dịch bất động sản nhằm thực hiện chủ trƣơng của UBND thành phố quản lý và ổn định thị trƣờng bất động sản trên địa bàn về
mặt giá cả và mức độ giao dịch, tạo tính thanh khoản và tiếp vốn cho dự án bất động sản. Vì vậy sàn giao dịch sẽ có sự tham gia của NHTM trên địa bàn. Từ đây, các sàn giao dịch bất động sản sẽ có môi trƣờng hoạt động chính thức. Khi thị trƣờng bất động sản hoạt động lành mạnh thì các thông tin trên thị trƣờng sẽ chính xác hơn, tạo điều kiện cho ngƣời định giá xác định đƣợc giá trị thực của bất động sản thế chấp và dự báo trƣớc đƣợc những biến động trong tƣơng lai của nó. Từ đó nó có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này không những tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định giá bất động sản mà còn tạo điều kiện phát triển nghề này.
Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước về thẩm định giá.