7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.2.5. Nâng cao chất lƣợng thẩm định khách hàng và phƣơng án vay vốn
a. Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh
Thẩm định là một trong những bƣớc quan trọng nhất trong quy trình cho vay, quyết định chất lƣợng của hoạt động tín dụng. Theo đó các NH phải cân nhắc kỹ lƣỡng, ƣớc lƣợng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Đó là một trong những nhiệm vụ của công tác thẩm định trƣớc khi tài trợ. Nội dung của thẩm định nhằm xác định uy tín, tƣ cách pháp lý, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán của ngƣời vay trong quá khứ, hiện tại, tƣơng lai và hiệu quả của dự án.
Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH, khách hàng đòi hỏi NH phải thực hiện quy trình thẩm định nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Mặt khác, toàn bộ quy trình phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc tín dụng NH và thực hiện đúng theo chiến lƣợc tín dụng đã đƣợc đề ra, cũng nhƣ phải linh hoạt trong từng trƣờng hợp cụ thể.
Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, bộ phận khách hàng doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định cụ thể:
- Bố trí những cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm, năng lực về nghiệp vụ tín dụng.
- Cung cấp, hỗ trợ các trang thiết bị, phƣơng tiện để cán bộ thẩm định có thể truy cập, tìm kiếm và sàng lọc thông tin có liên quan đến dự án một cách dễ dàng, thuận lợi và tổ chức những buổi học, khóa học về thẩm định phƣơng án, dự án
- Trong điều kiện có thể, cần tách chi tiết bộ phận thẩm định theo các lĩnh vực lớn mà NH thƣờng cho vay vì thực tế không phải cán bộ thẩm định nào cũng có thể am hiểu mọi lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, việc chia tách nhƣ trên sẽ giúp cán bộ thẩm định có điều kiện chuyên sâu hơn nghiệp vụ
thẩm định của mình.
- Thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình, hƣớng dẫn thẩm định phƣơng án, càng chi tiết càng tốt, để chất lƣợng thẩm định đƣợc đồng bộ, nâng cao, tránh sự chênh lệch, khập khiễng về trình độ giữa các cán bộ thẩm định sẽ ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả thẩm định.
- Ngoài ra, NH cũng cần áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án nhằm nhanh chóng xử lý các thông số có liên quan để ra các kết quả chính xác, nâng cao khả năng thẩm định TSĐB của cán bộ thẩm định.
b. Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện phương án vay vốn đầu tư
Hiện nay, rất ít các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có dự án đầu tƣ trung và dài hạn hoàn chỉnh đƣợc tài trợ bởi NHTM mà các doanh nghiệp này mới chỉ vay vốn NH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động ngắn hạn. Khả năng xây dựng một chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn là khá khó khăn bởi năng lực tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn vốn của NHTM. Trƣớc tình hình đó, nếu cán bộ NH nhận thấy dự án có triển vọng thì nên tƣ vấn giúp đỡ doanh nghiệp hoàn chỉnh lại phƣơng án đầu tƣ.
Công việc này yêu cầu cán bộ thẩm định không chỉ thông thạo về nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết sâu và rộng nhiều lĩnh vực khác nhau, những ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng nhƣ các quy định pháp luật về lĩnh vực đầu tƣ đó.
c. Linh hoạt, hoàn thiện kỹ năng phân tích dự án vay vốn hiệu quả
Trong quá trình đánh giá tính khả thi của dự án, cán bộ thẩm định cần phải linh hoạt lựa chọn các chỉ tiêu tài chính đồng thời phải có sự so sánh đối chiếu với ngành nghề tƣơng ứng. Khi đánh giá rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định cũng cần có kỹ năng phân tích, dự báo những biến động môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đo lƣờng một cách tốt nhất các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến hiệu quả của dự án. Nhƣ vậy để nâng cao chất
lƣợng tín dụng thì công tác thẩm định dự án của khách hàng đòi hỏi phải có quy trình chặt chẽ, thống nhất, khách quan và linh hoạt.