Bối cảnh của hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank –

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP huế (Trang 52 - 59)

7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.2.1. Bối cảnh của hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank –

Vietcombank – Chi nhánh thành phố Huế trong thời gian qua

a. Bối cảnh bên ngoài

- Tình hình kinh tế xã hội thành phố Huế những năm qua

Sau một thời kỳ dài với định hƣớng cơ cấu kinh tế “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, bắt đầu từ thời kỳ 2000-2005, thành phố đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”

nhằm từng bƣớc phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phƣơng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Tập trung phát triển kinh tế theo hƣớng tăng trƣởng xanh gắn với khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của thành phố; lấy “dịch vụ - du lịch” làm hạt nhân phát triển; phát triển công nghiệp làm động lực đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, thành phố Huế vẫn đang tiếp tục xây dựng để xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nƣớc về văn hóa du lịch. Xây dựng hoàn thiện Trung tâm y tế chuyên sâu, sớm trở thành thƣơng hiệu quốc tế, gắn với nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tập trung phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học và công nghệ, coi đây là hƣớng đột phá để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, xây dựng kinh tế tri thức.

- Chính sách về cho vay của Ngân hàng nhà nước

Trong những năm gần đây, NHNN ngày càng đổi mới theo hƣớng tích cực, thể hiện quyết tâm cao trong việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thể hiện qua động thái liên tục điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất chủ

chốt, đặc biệt là lãi suất huy động, làm cơ sở để giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay.

- Tình hình khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế

 Số lƣợng và tình hình tăng trƣởng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế

Tính đến hết năm 2015, thành phố Huế có hơn 5.900 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký lũy kế lên đến hơn 28.735 tỷ đồng. Trong năm 2014, số doanh nghiệp thành lập mới là 692 doanh nghiệp, tăng khoảng 3% so với năm 2013, với tổng số vốn đăng ký là 1.452 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2013. Năm 2015 số doanh nghiệp thành lập mới là 836 doanh nghiệp, tăng 21% so với năm 2014, với tổng số vốn đăng ký là 1.857 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2014.

Nhìn chung, tình hình hoạt động của doanh nghiệp có bƣớc khởi sắc, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, một số doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.

Tình hình phát triển số lƣợng doanh nghiệp và vốn đăng ký trên địa bàn thành phố Huế lũy kế đến thời điểm 2013-2015 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Bảng thống kê doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế

STT CHỈ TIÊU 2013 2014 2015

1 Số DN đăng ký mới (DN) 675 692 836

2 Vốn đăng ký mới (tỷ đồng) 1.297 1.452 1.857 3 Lũy kế DN đang hoạt động (DN) 4.941 5.213 5.928 4 Lũy kế vốn đăng ký (tỷ đồng) 23.866 25.180 28.735

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Huế & Cổng thông tin điện tử thành phố Huế)

Bảng trên cho thấy thời gian qua số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới cũng nhƣ là đang hoạt động trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, số vốn lũy kế đăng ký theo đó cũng tăng lên. Đây là điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế

cho thành phố cũng nhƣ là nguồn khách hàng dồi dào cho hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn thành phố.

Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, bƣu chính - viễn thông, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, chế biến thủy sản... Đây cũng là những ngành có tiềm năng phát triển tại địa bàn này.

 Đặc điểm của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế

+ Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn nhỏ cả về số lƣợng và chất lƣợng, chƣa ngang tầm với khu vực và trong nƣớc. Năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn thấp. Năm 2015 thành phố Huế có 5.900 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp lớn (có vốn trên 100 tỷ) chỉ 1%, doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dƣới 100 tỷ) 54%, doanh nghiệp siêu nhỏ (vốn dƣới 1 tỷ) 45%. Vẫn còn nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có tăng trƣởng thấp so với chỉ tiêu đề ra nhƣ: Công nghiệp đạt mức tăng trƣởng khá trở lại nhƣng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định nhất là các sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào thị trƣờng tiêu thụ. Dịch vụ du lịch chịu ảnh hƣởng khá lớn bởi lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam giảm và chƣa tạo đƣợc các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn. Dệt may chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (gần 80%), nhƣng gia công vẫn là hình thức chủ yếu. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh nhƣ bia, xi măng chịu sự cạnh tranh gay gắt và bị thu hẹp thị trƣờng tiêu thụ...

Thực trạng đó đòi hỏi đội ngũ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới nhằm đáp ứng với kỳ vọng là lực lƣợng xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế.

+ Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp hiện tại tuy vẫn còn thấp nhưng ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Có thể nói trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn chủ doanh nghiệp tại thành phố Huế còn khá thấp. Khi khởi nghiệp, phần lớn chủ doanh nghiệp đều dựa trên tri thức vận hành (kiến thức, kỹ năng sản xuất ra sản phẩm cụ thể) hình thành qua kinh nghiệm, rất thiếu tri thức chiến lƣợc và khả năng quản lý. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh; số chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngƣời trẻ tuổi, đƣợc đào tạo đại học trở lên thành lập doanh nghiệp để kinh doanh nên tuy trình độ của chủ doanh nghiệp hiện tại vẫn còn thấp nhƣng ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao và kỳ vọng sẽ tốt hơn trong thời gian đến.

+ Máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp tuy còn lạc hậu nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn đã bắt đầu có ý thức đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và máy móc thiết bị.

Trên địa bàn thành phố Huế, cũng nhƣ tình hình chung tại nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam, hiện tại tỷ lệ doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại khá thấp. Đó là do nƣớc ta vẫn là một nƣớc đang phát triển, có nhiều loại máy móc thiết bị đã cũ của các nƣớc phát triển nhƣng so với trình độ công nghệ trong nƣớc thì vẫn tốt nên chúng ta vẫn dùng. Đồng thời, rào cản về chi phí cũng là lý do quan trọng ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ máy móc thiết bị mới 100%, hiện đại. Vì vậy, tỉ lệ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại còn khá thấp.

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh ngày càng khá lên đang làm thay đổi ý thức về việc đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp, nên trong tƣơng lai tỉ lệ các doanh nghiệp có máy móc thiết bị lạc hậu trên địa bàn thành phố sẽ có xu hƣớng giảm.

+ Chưa chủ động về nguồn cung nguyên vật liệu và chưa chú trọng về việc quảng bá thương hiệu.

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố không chủ động đƣợc trong nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất nên gặp phải tình trạng bị động về giá đầu vào. Đơn cử vào khoảng thời gian cuối năm là cao điểm xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên giá tôm nguyên liệu cũng đang ở mức cao, cùng với giá thức ăn chăn nuôi và các loại vật tƣ thủy sản khác nhƣ thuốc thú y, bao bì lệ thuộc vào nhập khẩu đã đƣa giá thành xuất khẩu tăng lên. Do đó, với các doanh nghiệp của các ngành từ thủy sản, gỗ cho đến dệt may, da giày… xuất khẩu thu về ngoại tệ thì việc hƣởng lợi từ tỷ giá VND với USD cao hơn so với trong năm vẫn chƣa đủ bù lại cho tăng chi phí của các yếu tố nằm trong giá thành, từ nguyên, nhiên liệu cho đến các loại vật tƣ, máy móc sản xuất, vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; chƣa tính đến trả lãi cho các khoản vay của NH.

Bên cạnh đó, vấn đề thƣơng hiệu cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần phải quan tâm. Do đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên công tác quảng bá thƣơng hiệu vẫn chƣa đƣợc chú trọng một cách nghiêm túc.

+ Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp ở Huế còn nhiều hạn chế.

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ nên hạn chế tầm hoạt động và mạng lƣới phân phối sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến thƣơng mại còn giản đơn, sơ lƣợc và chƣa có hiệu quả thiết thực. Hầu

hết các doanh nghiệp chƣa nhận thức đúng đƣợc giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thƣơng mại, quảng cáo,...

b. Bối cảnh bên trong

Năng lực hoạt động của ngân hàng

Là một NH tồn tại lâu năm, có quy mô lớn, đƣợc nhiều doanh nghiệp, ban ngành trên địa bàn biết đến. Mức độ tín nhiệm cao không chỉ trong hoạt động kinh doanh và còn trong các hoạt động chính trị, xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Bên cạnh đó còn là một NH với tiềm lực tài chính tốt, luôn thực hiện tốt các mục tiêu, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về cung ứng tiền cho lĩnh vực kinh tế.

Chính sách trong cho vay doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2013 – 2015, NH đã đƣa ra các gói cho vay hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều ƣu đãi về lãi suất, dịch vụ. Năm 2015, lãi suất cho vay VND dành cho các lĩnh vực ƣu tiên đƣợc các tổ chức tín dụng áp dụng ở mức phổ biến ở mức 7%/năm đối với kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay trung dài hạn đƣợc NH áp dụng ở mức 9-10%/năm; lãi suất cho vay dành cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thƣờng ở mức 7-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn, 9,5-11%/năm đối với trung dài hạn. Với gói cho vay kinh doanh đảm bảo bằng bất động sản, tài sản đảm bảo áp dụng 100% là bất động sản, khách hàng có thể đƣợc vay đến 90% trên giá trị tài sản đảm bảo với tổng hạn mức vay lên đến 25 tỷ đồng trong vòng 20 năm. Nhƣ vậy mặt bằng lãi suất cho vay đã thấp hơn rất hơn nhiều so với mức lãi suất trong thời kỳ 2005 – 2006 để hỗ trợ thị trƣờng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đội ngũ nguồn nhân lực

Thông qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy nguồn nhân lực của Vietcombank Huế có tăng nhẹ qua 3 năm. Để đáp ứng nhu cầu công việc và phát triển hoạt động kinh doanh của NH, 2 năm trở lại đây đơn vị này đã

tuyển thêm lực lƣợng lao động. Cụ thể là năm 2014 tăng thêm 9 lao động và năm 2015 bổ sung thêm 6 lao động, tƣơng ứng với 5,4% và 3,4%. Nhìn chung, cán bộ nhân viên của Vietcombank Huế đáp ứng cao yêu cầu công việc, trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 90% nhân lực của đơn vị. Vietcombank ngày càng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng các khóa học ngắn hạn cho nhân viên nên chất lƣợng nguồn nhân lực ngày một đƣợc cải thiện và nâng cao, năm 2015 trình độ đại học và trên đại học chiếm đến 95%.

Trong cơ cấu lao động phân theo giới tính thì số lao động nữ luôn chiếm trên 65% nguồn lực. Trên thực tế cho thấy, số cán bộ nữ này chủ yếu tập trung ở bộ phận giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Điều này là do đặc thù kinh doanh dịch vụ của ngành NH.

Bảng 2.3: Tình hình lao động tại Vietcombank Huế năm 2013 - 2015 ĐVT: Lao động

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1.Theo trình độ - Sau đại học 2 3 17 - Đại học 155 162 155 - Cao đẳng, trung cấp 4 5 4 - Lao động phổ thông 5 5 5 2 Theo giới tính - Nam 54 59 62 - Nữ 112 116 119 Tổng số lao động 166 175 181

(Nguồn: Phòng hành chính Vietcombank Huế) Cơ sở vật chất, môi trường làm việc

Trụ sở giao dịch đƣợc xây dựng mới khang trang, bề thế, có vị trí giao dịch thuận lợi. Ngoài ra, mỗi cán bộ nhân viên đƣợc cung cấp đầy đủ dụng cụ

lao động để phục vụ cho công tác chuyên môn của mình với một môi trƣờng làm việc lý tƣởng nhất. Bên cạnh đó, công nghệ đƣợc đầu tƣ và chú trọng nâng cấp thƣờng xuyên đáp ứng với nhu cầu thay đổi và cải tiến, điển hình nhƣ có thể họp trực tuyến với Hội sở chính và các Chi nhánh khác để giảm bớt chi phí.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP huế (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)