7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.2.4. Chú trọng công tác đảm bảo tiền vay
Thƣờng xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo: với tốc độ phát triển khoa học nhƣ hiện nay, tài sản dễ bị hao mòn nhanh chóng, mà phần lớn tài sản đảm bảo của NH là các máy móc thiết bị xây dựng thƣờng xuyên ở ngoài trời, cƣờng độ sử dụng cao, do đó, tốc độ hao mòn rất nhanh. Đối với các loại tài sản này, cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra tài sản hiện trƣờng để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nhƣ: mất mát, hƣ hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhƣợng ngƣời sở hữu… Do vậy, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trƣờng nhƣ giá cũ, xu hƣớng phát triển, các mặt hàng thay thế, đặc biệt tài sản đảm bảo là chứng khoán, giấy tờ có giá trên thị trƣờng có sự biến động lớn cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên để có biện pháp hạn chế rủi ro.
Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo: đối với những tài sản đảm bảo mà pháp luật quy định mua bảo hiểm, NH nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, việc thẩm định tài sản đảm bảo càng phải đƣợc thực hiện chặt chẽ kỹ lƣỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để khách hàng mua bảo hiểm với mức phù hợp. Vì khi xảy ra lũ lụt, hạn hán, mƣa bão và những nguyên nhân khác sẽ ảnh hƣởng đến tài sản, khi đó công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra với tài sản đảm bảo. Đây cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho NH. Để đảm bảo thu nợ, NH cần thỏa thuận với
khách hàng vay, bên nhận bảo hiểm sẽ là NH.