6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng một cách tổng hợp tất cả các nguồn lực để tạo ra kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận/
doanh thu thuần =
Lợi nhuận trƣớc thuế
x 100% DTT + TN TC + TN Khác
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận/
doanh thu thuần SXKD =
Lợi nhuận thuần SXKD
x 100% Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lợi
của tài sản =
Lợi nhuận sau thuế
x 100% Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này cho biết bình quân 1 đồng tài sản bỏ vào đầu tƣ thì sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE) Tỷ suất sinh lợi trên
vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
x 100% Vốn CSH bình quân
Chỉ số này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣợc bỏ vào đầu tƣ thì sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ sở hữu thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận
Để phân tích HQKD của doanh nghiệp phải sử dụng đến hệ thống nhiều chỉ tiêu nhằm đánh giá HQKD một cách toàn diện ở mọi mặt, mọi bộ phận cũng nhƣ mọi khâu, mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Daniel – Ambrose [40], Neil Nagy [41], Marian và cộng sự [43], Trần Thị Diễm Kiều [10], Nguyễn Lê Thanh Tuyền [26, Võ Thị Tuyết Hằng [17] lựa chọn ROA là biến phụ thuộc trong quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó Onaolapo – Kajola [44], Đỗ Dƣơng Thanh Ngọc [7], Quan Minh Nhựt và Lý Phƣơng Thảo [19] chọn cùng lúc hai chỉ số là ROA và ROE. Vƣơng Đức Hoàng Quân và cộng sự [22], Th.s Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên [28] cho rằng GOP
(Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp) là lựa chọn tối ƣu để xác định hiệu quả kinh doanh trong nghiên cứu của mình. R.Zeitun – Tian [42], Lê Đức Hoàng [8] bên cạnh ROA, ROE, còn quan tâm đến hệ số Q-tobin
Với các nghiên cứu này, chỉ số đại diện cho hiệu quả kinh doanh phổ biến và truyền thống là ROA, ROE. Trong khi đó, hệ số Q-Tobin, MVA (giá trị thị trƣờng gia tăng), EVA (giá trị kinh tế gia tăng) có thể cho biết hiệu quả tƣơng lai của doanh nghiệp bởi chúng phản ánh đƣợc đánh giá của thị trƣờng cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tƣơng lai (phản ánh vào giá thị trƣờng của cổ phiếu).
Ở đây không có một chỉ tiêu toàn năng hoặc duy nhất để đo lƣờng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề là lựa chọn thƣớc đo phù hợp. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trong giai đoạn thị trƣờng chứng khoán Việt Nam sụt giảm, giá cổ phiếu trên thị trƣờng không phản ánh đúng giá trị thị trƣờng thực mỗi cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh đƣợc đo lƣờng ở góc độ tài chính tức là các số liệu/ chỉ số đƣợc truy suất từ sổ sách kế toán của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn chỉ còn là ROA và ROE.
Hiệu quả của doanh nghiệp đƣợc xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động. Trong đó ROA phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh, ROE đại diện cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của chỉ số ROE là có thể dễ dàng bị bóp méo bởi các chiến lƣợc tài chính của nhà quản trị Doanh nghiệp. Chƣa kể, các công ty xây dựng thƣờng sẽ sử dụng lƣợng vốn vay rất lớn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, do đó ROA sẽ thể hiện tốt hơn hiệu quả hoạt động của ngành so với chỉ số ROE. Do đó để nhất quán, tác giả quyết định sử dụng chỉ số ROA đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngành Xây dựng trong nghiên cứu này.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
HQKD của doanh nghiệp là một phạm trù rộng và phức tạp nên có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến HQKD của doanh nghiệp. Việc xác định rõ các nhân tố, mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố giúp cho các nhà quản lý kinh tế cũng nhƣ các chủ doanh nghiệp có thể đƣa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao HQKD một cách hiệu quả nhất. Xét về phạm vi ảnh hƣởng đến HQKD của doanh nghiệp có thể chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Môi trường pháp lý
Các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc nhƣ Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng…thực hiện quản lý hoạt động xây dựng thông qua việc thiết lập khuôn khổ pháp lý và cơ chế vận hành thị trƣờng xây dựng, bất động sản, tài chính… Nếu luật pháp thiếu ổn định, không phù hợp với điều kiện thực tế sẽ gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp xây dựng nắm bắt cơ hội phát triển. Cơ chế quản lý không minh bạch, không phù hợp, dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, khó định hƣớng kinh doanh, ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả đầu ra của doanh nghiệp xây dựng. Chính sách hạn chế hay khuyến khích đầu tƣ xây dựng cơ bản, quy hoạch vùng, lãnh thổ và quốc gia sẽ mở ra cơ hội hoặc làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng.
b. Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế là một nhân tố bên ngoài có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trƣờng kinh tế bao gồm các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu ngƣời, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách của Chính phủ về kinh tế, các thị trƣờng tài
chính tiền tệ, chứng khoán, lao động, khoa học công nghệ, xu hƣớng đầu tƣ, tiết kiệm, thuế khóa, tỷ giá hối đoái…các yếu tố này là những dấu hiệu của một môi trƣờng tiềm năng để doanh nghiệp hoạt động hay một môi trƣờng đầy rủi ro đang chờ doanh nghiệp. Một biến động về chính sách kinh tế của Nhà nƣớc sẽ làm thay đổi mọi đƣờng lối, chiến lƣợc, mục tiêu kinh doanh cũng nhƣ HQKD của doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát đƣợc giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng…sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao HQKD và ngƣợc lại.
c. Đặc điểm kinh doanh ngành
Các yếu tố môi trƣờng cạnh tranh liên quan trực tiếp tới ngành nghề và thị trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành càng bị hạn chế.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm…do vậy ảnh hƣởng đến HQKD của doanh nghiệp
- Nguy cơ sản phẩm thay thế: Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lƣợng, chất lƣợng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hƣởng rất lớn tới lƣợng cung cầu, chất lƣợng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó ảnh hƣởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
trọng và đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Mật độ dân cƣ, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng …. của khách hàng ảnh hƣởng lớn tới sản lƣợng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả của doanh nghiệp
- Quyền lực nhà cung ứng: Ngành sản xuất nào đòi hỏi cũng phải có nguyên nhiên vật liệu, lao động và các yếu tố đầu vào khác. Các yêu cầu này dẫn đến các quan hệ giữa nhà cung cấp và ngƣời bán. Nhà cung cấp, nếu có lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất, nhƣ việc ép giá nguyên, nhiên vật liệu.
- Rào cản gia nhập hoặc rút lui của các doanh nghiệp: Trong cơ chế thị trƣờng hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhòm ngó và sẵn sàng đầu tƣ vào lĩnh vực đó. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự gia nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp và tăng cƣờng mở rộng chiếm lĩnh thị trƣờng. Do vậy, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củsa doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Thông qua lƣợc khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, cùng với đặc điểm của ngành xây dựng, tác giả mạnh dạn đƣa ra các nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ sau:
a. Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô của tài sản và nguồn nhân lực, đó có thể là tổng giá trị tài sản, tổng doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc số lƣợng lao động hiện hành.
sự chú ý quan trọng trong nghiên cứu về doanh nghiệp vì đây là nhân tố đại diện cho nguồn lực của doanh nghiệp. Mối qua hệ giữa quy mô và hiệu quả kinh doanh có đƣợc là do hiệu ứng lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale). Những doanh nghiệp lớn với nguồn lực đƣợc tổ chức tốt và máy móc thiết bị tốt rất dễ dàng trong thực hiện mục tiêu. Kakani và Kaul khẳng định rằng quy mô doanh nghiệp có quan hệ dƣơng với giá trị doanh nghiệp [53], trong khi Wu và Chua [54] còn cho rằng những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có khả năng cạnh tranh tốt hơn do có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn lực. Tƣơng tự, một số nghiên cứu thực nghiệm khác trên thế giới cũng khẳng định rằng, quy mô doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Baker và cộng sự, 1997; Chen và cộng sự, 2006; Uadiale, 2010) [55], [56], [57]. Majumdar cho rằng, những doanh nghiệp lớn hơn có hiệu quả kinh doanh cao hơn so với doanh nghiệp nhỏ và ngƣợc lại [58]. Tƣơng tự, Hall và Weiss tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận [59]. Gleason và cộng sự tìm thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng dƣơng có ý nghĩa đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đo bằng ROA [60].
Tuy nhiên, khi quy mô của doanh nghiệp trở nên quá lớn thì có thể xảy ra tình huống ngƣợc lại. Ngoài ra, lý thuyết về sự phi hiệu quả tổ chức (organizational inefficiency) lại cho rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp có thể giảm đi khi quy mô của nó tăng lên. Theo trƣờng phái này, các nghiên cứu của Himmelberg và các cộng sự (1999) [65], King & Santor (2008) [66], Jirapom & Liu [67] chỉ ra tác động tiêu cực lên hệ số Q-Tobin do các công ty
lớn, do ở các công ty này, chi phí giám sát (monitoring costs) và chi phí đại diện (agency costs) cao hơn, tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
không có liên hệ đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Westphal, 1998; Westphal và Zaiac, 1995) [61], [62]. Những nhà nghiên cứu khác nhƣ Durand và Coeuderoy (2001) và Tzelepsin và Skuras (2004) tìm thấy quy mô doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [63], [64].
Những nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam của Vƣơng Đức Hoàng Quân [22], Đoàn Ngọc Phúc [21] cũng cho thấy, quy mô doanh nghiệp quyết định quan trọng cho sự cải thiện năng suất lao động và tác động dƣơng đến doanh thu bán hàng và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp (ROA) [18].
b. Tốc độ tăng trưởng
Tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trƣởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy móc để đầu tƣ mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ với các nhà cung cấp, các nhà đầu tƣ.
Có nhiều cách đo lƣờng khác nhau cho biến kiểm soát này, có thể là tốc độ tăng trƣởng của tài sản hoặc của doanh thu. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao thƣờng có hiệu quả kinh doanh tốt bởi vì các doanh nghiệp tăng trƣởng cao có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tƣ của mình, năng lực sản xuất đƣợc tăng cƣờng. Nghiên cứu của Zeitun và Tian [41], Khatab và cộng sự [46], Đoàn Ngọc Phúc [21] cho thấy tốc độ tăng trƣởng có tác động dƣơng đến hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra kết quả ngƣợc lại nhƣ nghiên cứu của Eklund ở năm 2008 [39]. Nguyên nhân của vấn đề đƣợc cho là các hoạt động tuy mang lại lợi ích trong dài hạn nhƣng sẽ làm tổn hại đến giá trị của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Ngoài ra, trong nghiên cứu về lý thuyết chi phí đại diện (Agency cost theory), Jensen& Meckling [43] đã chỉ ra rằng các
công ty tăng trƣởng cao có thể đầu tƣ quá đà và dàn trải làm cho chi phí của việc vay nợ tăng, có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều. Điều này có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Cấu trúc nguồn vốn
Cấu trúc nguồn vốn là các quan hệ tài chính phản ánh quá trình huy động các nguồn vốn gắn liền với chính sách tài trợ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng vốn luôn đi kèm với chi phí sử dụng vốn và những trách nhiệm pháp lý nhất định nên việc huy động nguồn vốn nào và một cơ cấu nguồn vốn nào có tác động rất lớn đến tài chính của doanh nghiệp, ảnh hƣớng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh cùng với mức độ rủi ro nhất định của doanh nghiệp.
Lý thuyết cân đối nói chung dự đoán có mối quan hệ thuận giữa hiệu quả kinh doanh với tỷ lệ nợ. Theo Modigliani và Miller, lợi ích quan trọng của việc sử dụng nợ là tác dụng của lá chắn thuế. Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao hơn sẽ có động cơ tăng lƣợng nợ nhiều hơn để đƣợc khấu trừ chi phí lãi vay. Tuy nhiên lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán mối quan hệ nghịch giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ, trên cơ sở là các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn thì lợi nhuận lớn hơn, tạo ra các quỹ nội bộ dùng cho đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp này có tỷ lệ nợ thấp hơn. Nghiên cứu của Zeitun và Tian [36] cho thấy cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lƣờng theo chỉ số kế toán và theo chỉ số thị trƣờng. Nghiên cứu của Margaritis về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn và ngƣợc lại cơ cấu vốn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp [43]. Tƣơng tƣ, nghiên cứu của Berger và Patty (2006) về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua việc kiểm định lý thuyết đại diện cho